Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của xuất khẩu đến năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU
ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU
ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của xuất khẩu đến năng suất
của Doanh nghiệp vừa và nhỏ” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
Trường đại học hoặc Cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn TS. Phạm Đình Long đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Sự hỗ trợ của thầy ngoài
kiến thức chuyên môn còn có những kinh nghiệm thực tế quí báu, điều này đã góp
phần làm cho đề tài được thực hiện thành công.
Xin chân thành gửi lời cám ơn đến Thư viện của Trường Đại học Mở Tp.
Hồ Chí Minh đã cung cấp những tài liệu tham khảo để tôi có thêm thông tin và kiến
thức để thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin cám ơn những người cộng sự, những người bạn và gia đình
đã cho tôi những ý kiến, nhận xét quí giá và những lời động viên giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong thời gian thực hiện để có thể hòan thành đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Thu
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích vai trò và tác động của xuất khẩu đến
năng suất của Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Nghiên cứu sử dụng Lý thuyết học
từ xuất khẩu (Learning-By-Exporting, LBE) và phương pháp Blinder-Oaxaca (B-O,
1973) làm nền tảng phân tích tác động của xuất khẩu đến năng suất lao động giữa 2
nhóm SMEs có hoạt động xuất khẩu và những SMEs chỉ thuần túy sản xuất cho thị
trường nội địa.
Nếu học thuyết tự lựa chọn (Self-Selection, SS) được đề cập như một yêu
cầu tất yếu khi một Doanh nghiệp (DN) muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu thì
việc trải qua giai đoạn SS sẽ làm cho DN tốn một khoảng thời gian và chi phí nhất
định để có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu và điều đó sẽ làm mất cơ hội phát
triển của DN. Lý thuyết LBE được định nghĩa là: Dù DN đã qua giai đoạn SS và đặt
chân vào thị trường xuất khẩu, DN vẫn phải tự nâng cao khả năng của mình và phải
mở rộng qui mô kinh tế. Dưới tác của thị trường cạnh tranh quốc tế, DN có thể tiếp
cận các công nghệ mới, cải thiện chất lượng và qui trình sản xuất để sản phẩm phù
hợp với nhu cầu của người mua, đáp ứng yêu cầu khách hàng, cạnh tranh với các
DN xuất khẩu…điều đó sẽ giúp DN cải thiện năng suất của mình, làm cho năng
suất lao động của DN tăng lên cao hơn so với những DN chỉ sản xuất phục vụ cho
thị trường nội địa (Bernard và Wagner, 1997; Clerides và ctg, 1998; Bernard và
Jensen, 1999; Aw và ctg, 2000).
Việc tham gia vào xuất khẩu đã tạo ra khoảng cách năng suất lao động giữa
hai nhóm DN có và không có tham gia xuất khẩu, những DN này đều có cùng đặc
điểm về các yếu tố sản xuất như: vốn, qui mô, chi phí nguyên vật liệu, ngành nghề
sản xuất, tuổi đời của DN, loại hình chủ sở hữu. Để phân tích khoảng cách năng
suất lao động giữa 2 nhóm với những đặc điểm sản xuất tương đương nhau, bài
nghiên cứu sử dụng phương pháp phân rã Blinder-Oaxaca (1973) để phân tích mục
tiêu nêu trên.
Dữ liệu được sử dụng để phân tích là dữ liệu khảo sát SMEs được thực hiện
qua 10 năm với 5 cuộc khảo sát vào các năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013.
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT ............................................................................................................... III
MỤC LỤC ............................................................................................................... IV
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... VII
CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
1.6. Bố cục luận văn ......................................................................................... 4
1.7. Kết luận chương 1 .................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 6
2.1.1. Các lý thuyết cổ điển về Thương mại quốc tế ............................................ 6
2.1.2. Các Lý thuyết Tân cổ điển về Thương mại quốc tế ................................... 9
2.2. Doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ (SMEs) ...................................... 10
2.3. Lý thuyết Học bằng việc xuất khẩu (Learning-By-Exporting, LBE) 10
2.3.1. Những nghiên cứu ủng hộ Doanh nghiệp trải qua giai đoạn Self-Selection
trước khi tham gia xuất khẩu ..................................................................................... 12
2.3.2. Những nghiên cứu ủng hộ việc Doanh nghiệp tiến thẳng vào thị trường
xuất khẩu 14
2.4. Sự khác biệt giữa những Doanh nghiệp có và không có xuất khẩu .. 20
2.5. Một số nghiên cứu trước ........................................................................ 23
2.5.1. Các nghiên cứu cho rằng xuất khẩu không hiệu quả ............................... 24
2.5.2. Các nghiên cứu ủng hộ việc xuất khẩu mang lại hiệu quả cho năng suất
lao động 26
2.6. Kết luận chương 2 .................................................................................. 31
v
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 42
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 42
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 43
3.3. Phân tích số liệu thu thập ...................................................................... 43
3.4. Phương pháp xác định Năng suất lao động ......................................... 44
3.5. Phương pháp Blinder-Oaxaca (B-O) .................................................... 45
3.6. Mô hình kiểm định tác động LBE ........................................................ 46
3.7. Phương pháp xác định các biến trong mô hình ................................... 47
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 49
4.1. Thu thập và xử lý dữ liệu....................................................................... 49
4.2. Thống kê mô tả đặc điểm dữ liệu khảo sát .......................................... 49
4.3. Mô tả các biến trong mô hình ............................................................... 55
4.4. Phân tích mô hình hồi qui ..................................................................... 56
4.4.1. Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình .................................................. 57
4.4.2. Kiểm định tự tương quan giữa các biến ................................................... 57
4.4.3. Chọn lựa mô hình FEM và REM ............................................................. 57
4.4.4. Phân tích mô hình hồi qui theo phương pháp Blinder-Oaxaca (B-O) ..... 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 64
5.1. Kết luận ................................................................................................... 64
5.2. Hạn chế .................................................................................................... 65
5.3. Định hướng cho những nghiên cứu sau ............................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 69
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.3.1. Tên các biến thu thập ............................................................................. 43
Bảng 3.6.1. Các biến thu thập cho mô hình phân tích .............................................. 46
Bảng 4.2.1. Thống kê DN được khảo sát tại 3 miền qua 10 năm ............................. 49
Bảng 4.2.2. Nhóm loại hình Chủ sở hữu DN ............................................................ 50
Bảng 4.2.3. Thay đổi loại hình Chủ sở hữu qua các năm ......................................... 51
Bảng 4.2.4. Thống kê ngành, nghề với loại hình CSH ............................................. 52
Bảng 4.2.5. Thống kê những DN có xuất khẩu giữa các loại hình CSH .................. 53
Bảng 4.2.6. Đặc điểm ngành nghề của DN có xuất khẩu ......................................... 53
Bảng 4.2.7. Đặc điểm lao động của DN có xuất khẩu .............................................. 54
Bảng 4.3.1. Mô tả đặc điểm các biến trong mô hình ................................................ 55
Bảng 4.4.1. Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình .............................................. 56
Bảng 4.4.2. Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................... 57
Bảng 4.4.3. Ma trận tương quan các biến trong mô hình .......................................... 57
Bảng 4.4.4. Kiểm định Hausman chọn lựa giữa FEM và REM ............................... 58
Bảng 4.4.5. Kết quả hồi qui mô hình Blinder-Oaxaca .............................................. 60
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
B-O Phương pháp phân rã Blinder-Oaxca
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
FEM Mô hình tác động cố định (Fix effects model)
LBE Học bằng việc xuất khẩu (Learning-By-Exporting)
NSLĐ Năng suất lao động
REM Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model)
SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SS Tự lựa chọn (Self-Selection)
TMQT Thương mại quốc tế