Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
7.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1401

Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------------------

LÊ THỊ CẨM NGỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------------------

LÊ THỊ CẨM NGỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Nguyễn Minh Kiều

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: LÊ THỊ CẨM NGỌC

Ngày sinh: 23/10/1984 Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã học viên: 1983402012021

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản

quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường

đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn

tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Lê Thị Cẩm Ngọc

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến

hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là bài nghiên cứu

của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được

công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong

luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP.HCM, tháng 10 năm 2022

Tác giả

Lê Thị Cẩm Ngọc

ii

LỜI CẢM ƠN

Trên hết, tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Mở TP.HCM, nơi

tôi học tập và nghiên cứu đã giảng dạy cung cấp cho tôi những kiến thức quan

trọng để tôi có thể vận dụng khi thực hiện luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học là

PGS. TS Nguyễn Minh Kiều đã hướng dẫn và cung cấp những kiến thức quý báu

để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đặc biệt là các

bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và động viên tôi trong suốt

thời gian qua để tôi có thể hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

TP.HCM, tháng 10 năm 2022

Tác giả

Lê Thị Cẩm Ngọc

iii

TÓM TẮT

Rủi ro và lợi nhuận luôn song hành cùng nhau, nếu như rủi ro là một biến cố

có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra hay nói cách khác đó là một sự không chắc

chắn, thì lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp/tổ chức tài chính

nào. Trong tình hình nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì việc kiểm soát rủi

ro song song với mục tiêu lợi nhuận luôn là vấn đề được các nhà quản trị ngân hàng

quan tâm nhất. Trong mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận thì tác động của rủi ro

thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào vẫn luôn là đề tài

được quan tâm bởi tính quan trọng của nó.

Xét về chủ đề nghiên cứu thì đây là chủ đề không mới, nhưng rủi ro thanh

khoản luôn thay đổi theo thời gian nên cần được nghiên cứu cập nhật nhằm đánh giá

sát hơn theo mỗi giai đoạn phát triển của các ngân hàng và của nền kinh tế. Do đó

mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu sự tác động của Rủi ro thanh khoản đến

Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, từ đó đề xuất các

hàm ý quản trị nhằm kiểm soát rủi ro thanh khoản để nâng cao hiệu quả hoạt động

của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 20 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong

thời gian 15 năm từ 2007 đến 2021. Áp dụng các phương pháp phân tích hồi quy

bình phương bé nhất (Pooled OLS), phương pháp tác động cố định (FEM), phương

pháp tác động ngẫu nhiên (REM) để hồi quy đa biến với 2 biến phụ thuộc là Tỷ suất

lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE);

6 biến độc lập trong đó biến đo lường rủi ro thanh khoán là Khe hở tài trợ (FGAP),

các chỉ số thanh khoản là Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên Tổng tài sản (DEP), Chỉ số

trạng thái tiền mặt (CASH), Tỷ lệ nợ xấu (NPL), các chỉ số vĩ mô là Tỷ lệ tăng

trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ lạm phát (INF). Trong đó các chỉ số thanh khoản, tỷ lệ

nợ xấu và các yếu tố vĩ mô đóng vai trò là các biến kiểm soát trong mô hình.

Để lựa chọn mô hình hồi quy tối ưu, tác giả thực hiện các kiểm định

Hausman để lựa chọn giữa phương pháp REM và FEM, kiểm định Lagrange để lựa

chọn giữa REM và Pooled OLS, kiểm định F để lựa chọn giữa FEM và Pooled

iv

OLS. Kết quả kiểm định cho thấy phương pháp FEM là mô hình phù hợp cho cả

ROA và ROE. Tuy nhiên, kết quả kiểm định những giả định hồi quy cho thấy mô

hình FEM đã vi phạm các giả định hồi quy như hiện tượng phương sai thay đổi và

hiện tượng tự tương quan, do đó để khắc phục các hiện tượng này tác giả đã sử

dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Kết quả nghiên cứu theo

phương pháp GLS cho thấy rằng các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản như

Khe hở tài trợ (FGAP), các chỉ số thanh khoản như CASH có tác động cùng chiều

đến ROA và DEP có tác động cùng chiều đến ROE, còn NPL tác động ngược chiều

đến cả ROA và ROE. Các yếu tố vĩ mô GDP, INF không ảnh hưởng đến kết quả

kinh doanh của Ngân hàng. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa Rủi ro thanh

khoản và Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cùng chiều nhau, điều

này có nghĩa là khi ngân hàng đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản thấp với

rủi ro cao hoặc khi ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thì sẽ mang lại lợi

nhuận cao do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ tăng lên, điều này

phù hợp với lý thuyết đánh đổi rủi ro – lợi nhuận, hàm ý là các ngân hàng có kết

quả kinh doanh với lợi nhuận cao đều đối mặt với rủi ro thanh khoản cao trong hoạt

động của ngân hàng.

Tại Việt Nam, hệ thống Ngân hàng đã trải nhiều giai đoạn căng thẳng về

thanh khoản, những yếu kém về thanh khoản chính là nguồn cơn sâu xa dẫn đến

việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền

vững cho hệ thống. Do vậy các ngân hàng cần chú trọng việc kiểm soát rủi ro thanh

khoản nhằm ổn định hệ thống, xây dựng hình ảnh ủy tín và cải thiện hiệu quả hoạt

động của ngân hàng mình. Kết quả nghiên cứu một lần nữa kiểm định thực tiễn và

cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động của rủi ro thanh khoản

đến lợi nhuận của ngân hàng và mối quan hệ này là tác động cùng chiều, giải đáp

được câu hỏi mà tác giả đã đặt ra từ đầu là Rủi ro thanh khoản tác động như thế nào

đến Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam? đồng thời từ

kết quả này tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm kiểm soát rủi ro thanh khoản

để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

v

SUMMARY

Risk and profit always exist together, if risk is an uncertainty, an event may

or may not happen, then profit is always the target of any business/organization

financial institution. In the current volatile economic situation, the control of risk in

parallel with the profit target is always the most concerned issue for bank managers.

In the relationship between risk and return, the impact of liquidity risk on bank

performance is always a topic of interest because of its importance.

In terms of research topics, this is not a new topic, but liquidity risk always

changes over time, so it needs to be researched and updated to more closely

evaluate each stage of development of banks and the economy. Therefore, the main

objective of the study is to research the impact of liquidity risk on the operational

efficiency of commercial banks in Vietnam, thereby proposing solutions to control

liquidity risk to improve the operational efficiency of commercial banks in

Vietnam.

The study uses data from 20 Joint Stock Commercial Banks in Vietnam over

a period of 15 years from 2007 to 2021. Applying the methods of Ordinary Least

Square (Pooled OLS), Fixed Effect Model (FEM), Random Effect Model (REM)

for multivariable regression with 2 dependent variables are Return On Assets

(ROA) and Return On Equity (ROE); 6 independent variables measuring liquidity

risk are Financing Gap (FGAP), liquidity indicators are Ratio of customer deposits

to total assets (DEP), Cash Status Indicator (CASH), Non Performing Loans (NPL)

and two macro indicators are Gross Domestic Product (GDP) and Inflation (INF).

In which, liquidity indicators and macro indicators act as the control variables

To choose the optimal regression model, the author performs Hausman test

to choose between REM and FEM methods, Lagrange test to choose between REM

and Pooled OLS, F test to choose between FEM and Pooled OLS. The resulting

FEM method is a suitable model for both ROA and ROE. However, the results of

testing the regression assumptions show that the FEM model violates the regression

vi

assumptions such as variable variance and autocorrelation, so to overcome these

phenomena, Generalized Least Square (GLS) method was used.

The results of the study according to the GLS method show that the factors

affecting liquidity risk such as Financing Gap (FGAP) liquidity indicators are

CASH has a positive effect on ROA, DEP has a positive effect on ROE, NPL ratio

has negative impact on ROA and ROE. Macro indicators are GDP, INF did not

affect the Bank's business results. Regression results show that the relationship

between liquidity risk and bank performance is positive, which means that when a

bank invests in low-liquidity assets with high risk or when the bank promotes credit

growth, it will bring high profit, so the bank's business performance will increase. It

is consistent with the risk-return trade-off theory, which implies that banks Banks

have business results with high profits are encountered high liquidity risks in the

bank's operations.

In Vietnam, the banking system has experienced many periods of liquidity

stress, liquidity weaknesses are the root cause leading to the restructuring of the

banking system to ensure safety and sustainable development for the banking

system. Therefore, banks need to focus on controlling liquidity risks in order to

stabilize the system, build a trust image and improve their bank's operational

efficiency.

In summary, the research results once again test reality and provide more

evidence that the impact of liquidity risk on bank profitability and this relationship

is positive, but in the same direction at a certain limit. The research results answered

the question that the author posed from the beginning, how does liquidity risk affect

the performance of commercial banks in Vietnam? From these results, the author

can suggest any solutions to control liquidity risks to improve the operational

efficiency of commercial banks in Vietnam.

vii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT ...............................................................................................................................iii

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................................x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................xi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1. Vấn đề nghiên cứu.............................................................................................................1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................3

1.3.Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3

1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................4

1.6. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................................4

1.7. Kết cấu của luận văn..........................................................................................................4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................6

2.1.Các khái niệm ....................................................................................................................6

2.1.1. Khái niệm Rủi ro thanh khoản .......................................................................................6

2.1.2. Khái niệm Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại ..........................................9

2.2.Mối liên hệ giữa Rủi ro thanh khoản và Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại12

2.2.1. Lý thuyết.......................................................................................................................12

2.2.2. Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trước .........................................................14

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!