Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của xơ axit (adf) lên tỉ lệ tiêu hoá thức ăn ở in vivo và in vitro với kỹ thuật dùng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất cho vi sinh vật của trâu bò
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
265.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1143

Ảnh hưởng của xơ axit (adf) lên tỉ lệ tiêu hoá thức ăn ở in vivo và in vitro với kỹ thuật dùng dịch dạ cỏ làm dưỡng chất cho vi sinh vật của trâu bò

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

14 Tạp chí chăn nuôi số 6 - 08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ảnh hƣởng của xơ axit (adf) lên tỉ lệ tiêu hoá thức ăn

ở in vivo và in vitro với kỹ thuật dùng dịch dạ cỏ

làm dƣỡng chất cho vi sinh vật của trâu bò

Danh Mô*, Nguyễn Văn Thu**

ĐặT VấN Đề

*

Hàm lượng xơ trong thức ăn (TA) là quan trọng

vì nó là thành phần khó tiêu hoá đối với gia súc

nói chung. Mặc dù thú nhai lại có khả năng tiêu

hoá xơ tốt nhưng các cầu nối cellulose-lignin

cũng là một cản trở lớn đối với vi sinh vật

(VSV) dạ cỏ. Thành phần cellulose-lignin

chiếm hầu hết trong xơ axit (acid detergent

fibre, ADF) (Goering và van Soest, 1970). Do

vậy xơ axit được xem là thành phần khó tiêu

hoá đối với thú nhai lại và làm giảm tỉ lệ tiêu

hoá TA.

Sự đo lường tỉ lệ tiêu hoá trực tiếp trên thú sống

(in vivo) được chấp nhận cao, nhưng đo lường ở

phòng thí nghiệm (in vitro) được quan tâm hơn,

do phương pháp in vitro ít tốn kém hơn, cho

hiệu suất cao hơn, đồng thời giữ được điều kiện

thí nghiệm chính xác hơn. Phương pháp tỉ lệ

tiêu hoá in vitro được sử dụng rộng rãi hiện nay

theo đề xuất bởi Goering và van Soest (GvS)

(1970). Phương pháp này thích hợp để ứng

dụng ở điều kiện nước ta (Danh Mô và Nguyễn

Văn Thu, 2003; Nguyễn Văn Thu, 2002; Thu

và Udén, 2003), tuy nhiên nó vẫn tồn tại về

dưỡng chất cho VSV do phải dùng nhiều loại

hoá chất khan hiếm và mắc tiền đối với các

nước đang phát triển (Thu, 2006).

Các chất chứa dạ cỏ đã được biết như là một

môi trường hoàn hảo cho VSV dạ cỏ phát triển

nhờ có chứa nhiều loại dưỡng chất bao gồm các

ammonium, peptid, axit amin, axit béo bay hơi,

khoáng, vitamin và các tiền tố khác được hình

thành từ sự phân huỷ TA ăn vào và sự tổng hợp

của VSV dạ cỏ (Kamra, 2005) và nguồn dịch dạ

*

Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Kiên Giang.

** Trường Đại Học Cần Thơ.

cỏ (DDC) có thể sẳn có ở các lò mổ gia súc. Do

vậy chúng ta có thể tận dụng DDC làm dưỡng

chất cho VSV thay cho các hoá chất để xác định

tỉ lệ tiêu hoá ở in vitro (Thu, 2006). Vấn đề này

đã được thực hiện thành công trên trâu tại

Trường Đại học Cần Thơ (Danh Mô và Nguyễn

Văn Thu, 2007). Tuy nhiên các ứng dụng phổ

biến của phương pháp này vẫn còn hạn chế.

Xuất phát từ đó, nghiên cứu này nhằm khảo sát

ảnh hưởng của ADF lên tỉ lệ tiêu hoá khẩu phần

gia súc nhai lại đồng thời xem mối quan hệ giữa

tỉ lệ tiêu hoá ở in vivo, in vitro GvS và in vitro

dùng DDC làm nguồn dưỡng chất cho VSV.

2. PHƢƠNG PHáP

2.1. Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu được thực hiện tại Trại thực

nghiệm và Phòng thí nghiệm của Trường Đại

học Cần Thơ và gồm có 2 thí nghiệm (TN) bố

trí theo 6 nghiệm thức thay đổi luân phiên trên

4 con bò ta (TN1) và 4 con trâu ta (TN2) trải

qua 6 giai đoạn (cross-over design). Sáu

nghiệm thức ở TN1 (ADF31, ADF33, ADF35,

ADF37, ADF39 và ADF41) là các khẩu phần

(KP) có hàm lượng ADF 31, 33, 35, 37, 39 và

41% DM và ở TN2 (ADF36, ADF37, ADF38,

ADF39, ADF40 và ADF41) là các KP có hàm

lượng ADF 36, 37, 38, 39, 40 và 41% DM.

Thành phần thực liệu và dưỡng chất của 6

nghiệm thức TN1 và TN2 được ghi trong Bảng

1 và 2.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!