Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của vốn tâm lý đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
......................................................
LÊ THỊ THÙY DƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TÂM LÝ ĐẾN
HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
TẠI CÔNG TY CP BÁN LẺ KỸ THUẬT SỐ FPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của vốn tâm lý đến hiệu quả làm việc của
nhân viên tại Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT” là bài nghiên cứu của chính
tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được rất
nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ, qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy Cô của trường Đại học Mở TP.HCM đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt là Cô – TS.
Trịnh Thùy Anh, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tôi đã thật sự gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ
sự dìu dắt, chỉ bảo của cô, tôi từng bước khắc phục và hoàn thiện đề tài. Từ tận trái
tim, một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và tập thể lớp MBA14B đã đồng hành, giúp
đỡ tôi, trong 2 năm học vừa qua đã ủng hộ về mặt tinh thần, tạo điều kiện và hỗ trợ
cho tôi hết mình trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh/chị đã giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu khảo sát.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
Qúy Thầy Cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Người viết
iii
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành
phần thuộc vốn tâm lý gồm: Sự tự tin, Sự hy vọng, Sự lạc quan, Sự vững vàng đến
hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty cổ phần (CP) bán lẻ kỹ thuật số FPT.
Bài nghiên cứu được thực hiện qua 3 giai đoạn bao gồm: nghiên cứu định tính,
nghiên cứu sơ bộ định lượng, nghiên cứu chính thức định lượng. Ban đầu có 26 biến
quan sát được tác giả kế thừa từ nghiên cứu của Luthans và ctg (2007) và các
nghiên cứu khác trong nước, đồng thời bổ sung thêm 7 biến quan sát mới sau khi
thực hiện nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ định lượng khảo sát trên mẫu là
100 nhân viên kết quả sau khi phân tích độ tin cậy và giá trị thang đo thì loại đi 4
biến do không đạt yêu cầu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 350 nhân
viên, thang đo đạt được độ tin cậy và giá trị, từ 24 biến quan sát đưa vào rút trích
được 4 nhân tố. Kết quả phân tích hồi quy xác định 4 nhân tố đều có ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả làm việc đạt mức ý nghĩa 5% và giải thích được 52.3% biến thiên
của biến phụ thuộc. Trong đó, nhân tố Sự tự tin có ảnh hưởng mạnh nhất với β =
0.458, nhân tố Sự vững vàng có ảnh hưởng mạnh thứ hai với β = 0.291, Sự hy vọng
và Sự lạc quan là hai nhân tố ảnh hưởng ít hơn với β lần lượt là 0.221, 0.185.
Kết quả nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà
quản lý của công ty CP bán lẻ kỹ thuật số FPT, nhằm phát nâng cao vốn tâm lý cho
nhân viên từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức thông qua cải thiện hiệu
quả làm việc của nhân viên. Đồng thời, đây cũng có thể là tài liệu tham khảo bổ ích,
bổ sung thêm các lý thuyết liên quan đến hoạt động quản trị nhân sự.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................x
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................4
1.7 Bố cục luận văn .................................................................................................5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ..............................................6
2.1 Tổng quan về công ty.......................................................................................6
2.2 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................7
2.2.1 Hành vi tổ chức (Organization Behavior – OB)...................................7
2.2.2 Hành vi tổ chức tích cực (Positive Organizational Behavior- POB)....8
2.2.3 Vốn tâm lý (Psychological Capital)......................................................8
2.2.4 Hiệu quả làm việc (Job Performance).................................................13
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan.................................................................14
2.4 Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu........................................20
2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu...................................................................20
2.4.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24
v
3.1 Xây dựng thang đo..........................................................................................24
3.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu.........................................................................28
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ...............................................................29
3.2.2 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ định lượng...................................................35
3.2.3 Thiết kế nghiên cứu chính thức định lượng ..........................................38
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................42
4.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng.............................................................42
4.1.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo...........................................42
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA..........................................................48
4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức định lượng ....................................................54
4.2.1 Thống kê mẫu nghiên cứu.....................................................................54
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo........................................................59
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA..........................................................60
4.2.4 Phân tích hồi quy...................................................................................64
4.3 Thảo luận kết quả............................................................................................72
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................75
5.1 Kết luận...........................................................................................................75
5.2 Một số hàm ý quản trị.....................................................................................73
5.2.1 Nâng cao Sự tự tin của nhân viên .........................................................73
5.2.2 Nâng cao Sự vững vàng của nhân viên.................................................78
5.2.3 Nâng cao Sự hy vọng của nhân viên.....................................................80
5.2.4 Nâng cao Sự lạc quan của nhân viên.....................................................81
5.3 Tính mới của nghiên cứu ................................................................................82
vi
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................83
5.4.1 Hạn chế của đề tài .................................................................................83
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC 1:DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM.....................................................87
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG TRONG NGHIÊN CỨU SƠ
BỘ ĐỊNH LƯỢNG..................................................................................................90
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG TRONG NGHIÊN CỨU
CHÍNH THỨC ĐỊNH LƯỢNG.............................................................................93
PHỤC LỤC 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỊNH
LƯỢNG....................................................................................................................96
PHỤC LỤC 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH
THỨC ĐỊNH LƯỢNG..........................................................................................107
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Luthans và ctg (2005) .......................................15
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Luthans và ctg (2007) .......................................16
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Tho D.Nguyen và Trang T.M.Nguyen (2012)..17
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến (2012).............................17
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Việt Ngọc Linh (2012)........................18
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Kappagoda và ctg (2014)..................................19
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................22
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đưa vào phân tích hồi quy .......................................63
Hình 4.2: Biểu đồ phân tán phần dư .........................................................................68
Hình 4.3: Biểu đồ Histogram ....................................................................................69
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan ..............................................19
Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ .........................................................................................25
Bảng 3.2: Tóm tắt câu trả lời định tính .....................................................................30
Bảng 3.3: Thang đo điều chỉnh .................................................................................34
Bảng 4.1: Độ tin cậy thang đo nhân tố Sự tự tin – lần 1..........................................43
Bảng 4.2: Độ tin cậy thang đo nhân tố Sự tự tin – lần 2...........................................43
Bảng 4.3: Độ tin cậy của thang đo nhân tố Sự hy vọng – lần 1................................44
Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo nhân tố Sự hy vọng – lần 2................................45
Bảng 4.5: Độ tin cậy của thang đo nhân tố Sự lạc quan ...........................................45
Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo nhân tố Sự vững vàng – lần 1............................46
Bảng 4.7: Độ tin cậy của thang đo nhân tố Sự vững vàng – lần 2............................47
Bảng 4.8: Độ tin cậy của thang đo nhân tố Hiệu quả làm việc.................................48
Bảng 4.9: Kết quả EFA của các nhân tố thuộc thành phần Vốn tâm lý – lần 1........49
Bảng 4.10: Kết quả EFA của các nhân tố thuộc thành phần Vốn tâm lý – lần 2......50
Bảng 4.11: Kết quả EFA của thang đo nhân tố Hiệu quả làm việc ..........................51
Bảng 4.12: Thang đo chính thức ...............................................................................53
Bảng 4.13: Thống kê mô tả thông tin định danh.......................................................55
Bảng 4.14: Thống kê mô tả biến quan sát.................................................................57
Bảng 4.15: Độ tin cậy của thang đo ..........................................................................59
Bảng 4.16: Kết quả EFA của các thang đo thuộc thành phần Vốn tâm lý................61
Bảng 4.17: Kết quả EFA của nhân tố Hiệu quả làm việc .........................................62
Bảng 4.18: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ......64
Bảng 4.19: Kết quả của mô hình hồi quy..................................................................66
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP: Cổ phần
EFA: Exploratory Factor Analysis
KMO: Kaiser- Meyer- Olkin
POB: Positive Organizational Behavior
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VIF: Variance Inflation Factor
1
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương 1 sẽ giới thiệu lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu
và bố cục luận văn.
1.1 Lý do nghiên cứu
Trong một tổ chức, vấn đề hiệu quả làm việc luôn là mục tiêu hàng đầu của
các nhà quản trị. Một thành tích, sản phẩm hay nguồn lợi nhuận là thành quả của tập
hợp nhiều yếu tố như: chính sách hoạt động, kỹ năng chuyên môn của nhân viên,
phong cách của nhà lãnh đạo, văn hóa của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc hành vi
của người lao động. Trong đó, yếu tố thuộc hành vi của người lao động đã được
chứng minh là có tác động nhân quả theo nhiều cách thức khác nhau đến hiệu quả
làm việc. Cụ thể là, bên cạnh vốn chuyên môn thì vốn tâm lý cũng có tác động đến
hiệu quả làm việc. Có nhiều cách hiểu khác nhau về vốn tâm lý, nhưng cơ bản vốn
tâm lý thể hiện trạng thái tâm lý tích cực của cá nhân. Cá nhân nào sở hữu vốn tâm
lý tốt, cá nhân đó sẽ có những lợi thế nhất định trong cuộc sống cũng như trong
công việc. Theo nghiên cứu của tác giả Luthans và ctg (2007) đã chỉ ra rằng vốn
tâm lý và các thành phần có nó có tác động tích cực đến hiệu quả làm việc của nhân
viên. Trong bối cảnh công việc, ngoài các yếu tố vốn chuyên môn và các yếu tố
khác thì doanh nghiệp nào sở hữu những cá nhân có vốn tâm lý tốt sẽ tăng được lợi
thế cạnh tranh cũng như tăng hiệu quả công việc của tổ chức đó.
Công ty CP bán lẻ kỹ thuật số FPT (gọi tắt là FPT Shop) là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực phân phối - bán lẻ các sản phẩm viễn thông, kỹ thuật số. Từ lúc
thành lập đến nay FPT Shop đã có nhiều bước phát triển và mở rộng ra phạm vi
toàn quốc. Tuy nhiên FPT Shop không phải là công ty duy nhất phân phối - bán lẻ
mặt hàng điện tử viễn thông, kỹ thuật số. Những đối thủ đáng gờm của FPT Shop
phải kể đến như Thế giới di động, Viễn Thông A, Viettell Store, Siêu thị điện máy
Nguyễn Kim, điện máy Chợ Lớn, và hàng nghìn các trung tâm điện máy, cửa hàng
điện tử khác trên toàn quốc. Do tính chất đặc thù của ngành bán lẻ điện tử viễn
2
thông, kỹ thuật số nên không có sự khác biệt hóa về sản phẩm, vì vậy để tạo lợi thế
cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh thì FPT Shop phải tập trung vào xây
dựng con người một cách toàn diện cả về mặt vốn chuyên môn lẫn vốn tâm lý. Tuy
nhiên, một thực trạng là tại FPT Shop các nhà lãnh đạo đã quá chú trọng vào vốn
chuyên môn mà quên đi vốn tâm lý. Khi xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng đến
hiệu quả công việc của nhân viên, đa phần các nhà lãnh đạo của công ty chủ yếu tập
trung vào ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về vốn chuyên môn. Họ cho rằng những
nhân viên được đào tạo bài bản, có kết quả học tập tốt, có thâm niêm công tác và có
vốn chuyên môn càng cao thì sẽ làm việc tốt hơn so với những người không được
đào tạo bài bản, và có vốn chuyên môn kém hơn. Nhưng cũng có rất nhiều nhân
viên họ làm việc không đúng chuyên ngành và chưa có kinh nghiệm trước đây
những họ vẫn nắm bắt công việc một cách nhanh nhạy và làm việc có hiệu quả. Vì
vậy bên cạnh vốn chuyên môn thì FPT Shop cần quan tâm hơn nữa đến yếu tố vốn
tâm lý để vì đây là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công việc của nhân viên
tại công ty.
Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài hiệu quả làm việc, các
nghiên cứu trước đây xem xét hiệu quả làm việc dưới tác động của các yếu tố như
sự hài lòng của nhân viên, sự cam kết gắn bó, phong cách lãnh đạo, văn hóa tổ
chức. Như nghiên cứu “Sự tác động của các yếu tố thỏa mãn trong công việc đến
hiệu quả làm việc của nhân viên- nghiên cứu đối với các nhân viên kế toán đang
làm việc trên địa bàn TP.HCM” của Lê Thanh Giang (2013), “Nghiên cứu các yếu
tố hài lòng công việc và gắn kết tổ chức tác động đến hiệu quả làm việc của nhân
viên văn phòng tại TP.HCM” của Trần Thị Tố Quyên (2012), “Nghiên cứu ứng
dụng 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty
CP dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội” của Trần Thúy Giang (2013)...Nhưng chưa
có nhiều bài nghiên cứu về hiệu quả làm việc dưới góc độ tâm lý, theo sự hiểu biết
của tác giả thì chỉ có ba đề tài nghiên cứu trong nước về vốn tâm lý ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc, cụ thể là nghiên cứu “Vốn tâm lý, chất lượng cuộc sống công
việc và chất lượng cuộc sống của nhân viên Marketing: một nghiên cứu từ Việt