Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của vốn tâm lý đến động lực và hiệu quả làm việc của nhân viên tại Agribank Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------
HUỲNH TÚ ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TÂM LÝ ĐẾN ĐỘNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ
LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI AGRIBANK LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------
HUỲNH TÚ ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TÂM LÝ ĐẾN ĐỘNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ LÀM
VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI AGRIBANK LONG AN
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRỊNH THÙY ANH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của vốn tâm lý đến động lực và hiệu
quả làm việc của nhân viên tại Agribank Long An” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP Hồ Chí Minh, năm 2020
…………..
Huỳnh Tú Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh,
được sự chỉ bảo và giảng dạy của các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, em đã
thu nhận được rất nhiều kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tế. Và trong thời gian làm
việc tại Agribank Đông Đức Hòa Long An, em cũng đã có cơ hội để áp dụng những
kiến thức học được ở trường tại cơ quan. Từ những kết quả đạt được, em xin chân thành
cảm ơn:
- Các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí
Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích trong thời gian qua.
Đặc biệt là cô PGS.TS. Trịnh Thùy Anh đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành
bài luận văn của mình một cách tốt nhất.
- Cảm ơn ban lãnh đạo, đồng nghiệp Agribank Đông Đức Hòa Long An đã tạo
điều kiện để em hoàn thành bài luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
i
TÓM TẮT
Vai trò của vốn tâm lý là cực kỳ quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực cũng
như hành vi tổ chức đã được các học giả trên thế giới thực hiện đa dạng trong cách tiếp
cận, mặc dù vậy các nghiên cứu trong nước về vốn tâm lý nói chung và tác động của
vốn tâm lý đến động lực và hiệu quả làm việc của nhân viên tại ngân hàng hiện vẫn
chưa có giá trị khoa học thực tiễn và yếu về khai thác tính mới. Do đó, mục tiêu của
nghiên cứu này là làm rõ hơn vai trò của các yếu tố vốn tâm lý trong bối cảnh ngành
ngân hàng Việt Nam, từ đó có những khuyến nghị thích hợp đối với hoạt động quản lý
nhân sự có liên quan tới yếu tố vốn tâm lý nhằm gia tăng động lực và hiệu quả làm việc
của nhân viên. Nghiên cứu ứng dụng mô hình của Ferraro và cộng sự (2017); Nguyen
và Nguyen (2012) với các yếu tố vốn tâm lý (sự tự tin, sự lạc quan, sự kiên trì, niềm hy
vọng), động lực làm việc của nhân viên và 05 biến đo lường hiệu quả công việc nhân
viên tại Agribank Long An. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để lựa
chọn 300 nhân viên phỏng vấn khảo sát, mô hình SEM để kiểm định và phân tích kết
quả nghiên cứu. Kết quả mô hình SEM cho thấy các yếu tố vốn tâm lý như sự tự tin, sự
lạc quan, niềm hy vọng và sự kiên trì lần lượt tác động tích cực đến động lực làm việc
của nhân viên theo cường độ tác động từ cao xuống thấp. Trong khi đó, sự tự tin tác
động mạnh nhất, tiếp đến là sự kiên trì, sự lạc quan và niềm hy vọng lần lượt tác động
đến hiệu quả làm việc của nhân viên Agribank Long An. Động lực làm việc của nhân
viên tác tích cực đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại Agribank Long An. Động lực
làm việc của nhân viên cần được tăng cường xây dựng thông qua các khách hàng tự
nhận thức dựa trên vốn tâm lý. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm
đề xuất các hàm ý quản trị đối với các yếu tố vốn tâm lý nhằm tạo động lực và nâng cao
hiệu quả làm việc cho nhân viên tại đơn vị trong thời gian tới.
Từ khoá: Vốn tâm lý, động lực làm việc, hiệu quả làm việc, mô hình SEM.
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................i
TÓM TẮT................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................i
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................i
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................2
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu...............................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.....................................................3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................3
1.5. Ý nghĩa đề tài..........................................................................................4
1.6. Bố cục của nghiên cứu............................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .........................................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................5
2.1. Vốn tâm lý (Psychological Capital) .......................................................5
2.1.1. Khái niệm vốn tâm lý .........................................................................5
2.1.2. Các thành phần của vốn tâm lý...........................................................6
2.2. Động lực làm việc.................................................................................11
2.2.1. Khái niệm .........................................................................................11
2.2.2. Lý thuyết nền tảng về động lực làm việc của nhân viên ..................12
2.3. Hiệu quả làm việc .................................................................................15
2.3.1. Khái niệm .........................................................................................15
i
2.3.2. Phân loại hiệu quả làm việc của nhân viên ......................................16
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước ..........................................................17
2.4.1. Nghiên cứu quốc tế...........................................................................17
2.4.2. Nghiên cứu trong nước.....................................................................19
2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu........................................................19
2.5.1. Mô hình nghiên cứu..........................................................................19
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................24
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................25
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................25
3.1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..............................................................25
3.1.2. Phương pháp định tính .....................................................................26
3.1.3. Phương pháp định lượng ..................................................................27
3.2. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................29
3.2.1. Xây dựng thang đo ...........................................................................29
3.2.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................31
3.2.3. Xây dựng bảng hỏi khảo sát nghiên cứu ..........................................32
3.2.4. Triển khai thực hiện thu thập số liệu ................................................32
3.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu.........................................................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................37
4.1. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát ......................................................37
4.2. Phân tích Cronbach’s Alpha.................................................................38
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................................41
4.3.1. Phân tích EFA đối với yếu tố vốn tâm lý .........................................41
4.3.2. Phân tích EFA đối với nhân tố động lực làm việc và hiệu quả làm việc42
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)....................................................43
4.5. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu theo phương trình cấu trúc
tuyến tính SEM.................................................................................................45
4.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...........................................................48
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................49
i
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ...........................................50
5.1. Kết luận.................................................................................................50
5.2. Hàm ý quản trị đối với vốn tâm lý nhằm gia tăng động lực và hiệu quả làm
việc của nhân viên ............................................................................................51
5.2.1. Đối với yếu tố sự tự tin vào năng lực bản thân ...............................51
5.2.2. Đối vối yếu tố tính kiên trì ...............................................................52
5.2.3. Đối với yếu tố sự lạc quan................................................................53
5.2.4. Đối với yếu tố niềm hy vọng ............................................................54
5.3. Hạn chế nghiên cứu ..............................................................................55
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................57
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .......................................................62
PHỤ LỤC 2 THỐNG KÊ MÔ TẢ.......................................................................64
PHỤ LỤC 3 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ......................................65
PHỤ LUC 4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ...........................................68
PHỤ LỤC 5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH ......................................71
PHỤ LỤC 6 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC SEM...................................75