Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ ĐOAN TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ ĐOAN TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN
TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của vốn luân chuyển đến khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của tôi với sự hƣớng dẫn của TS. Lê Thị Khoa Nguyên. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận
văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017
Lê Thị Đoan Trang
LỜI CẢM ƠN
Cuộc đời của mỗi ngƣời là một hành trình. Hành trình ấy sẽ nhƣ thế nào?. Chông gai
hay suôn sẻ, khó khăn hay thuận lợi, đa phần đều do chính sự chuẩn bị, sự đầu tƣ hay
sự chọn lựa của mỗi cá nhân. Riêng bản thân tôi, kiến thức chính là hành trang, là chiếc
chìa khóa vạn năng mà tôi cần phải nắm giữ để có thể mở đƣợc tất cả các cánh cửa
thành công trong tƣơng lai. Chặng đƣờng học tập 6 năm, gồm 4 năm Đại học và 2 năm
Cao học tại trƣờng Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh có lẽ không quá ngắn, cũng
không quá dài so với mọi ngƣời, nhƣng đối với tôi, kiến thức từ việc học tập, kiến thức
từ việc sinh hoạt tập thể dƣới ngôi trƣờng này đều là niềm hãnh diện, niềm tự hào của
riêng tôi.
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với sự giúp đỡ, sự hỗ trợ
của những ngƣời xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián
tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập đến khi làm luận văn và cho đến ngày
hôm nay, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, hƣớng dẫn của thầy cô, gia đình và bạn bè
xung quanh.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý
thầy cô bộ môn của trƣờng Đại học Mở đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình
để có thể truyền đạt lại cho tôi trong suốt thời gian quý báu học tập tại trƣờng.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ts. Lê Thị Khoa Nguyên, một ngƣời cô giáo
luôn tận tình chỉ dạy tôi ở từng tiết học, một ngƣời giảng viên luôn tận tâm hƣớng dẫn
tôi ở từng trang luận văn. Đƣợc cô gợi ý, đƣợc cô truyền lửa trong suốt gần một năm
qua để tôi có thể hoàn thành đƣợc bài luận văn đạt yêu cầu, tôi thật sự cảm thấy may
mắn và hạnh phúc. Lần nữa, tôi xin gửi đến cô sự biết ơn chân thành nhất.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn này đến gia đình, đặc biệt là Mẹ. Gia đình luôn là hậu
phƣơng, là nguồn động lực, động viên tôi trong suốt quãng thời gian kiếm tìm tri thức
nhân loại. Giờ đây, sau khi kết thúc chƣơng trình học tập, tôi càng cảm thấy biết ơn đến
gia đình mình hơn nữa, tôi hy vọng rằng trong tƣơng lai, tôi sẽ luôn cố gắng học hỏi,
tiếp thu những điều hay lẽ phải để khỏi phụ lòng gia đình, thầy cô và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả mọi ngƣời!
TÓM TẮT
Thông qua việc ƣớc lƣợng các mô hình, đặc biệt là sử dụng phƣơng pháp GMM hệ
thống hai bƣớc, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 335 doanh nghiệp phi tài chính
đƣợc niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2016, kết quả thu đƣợc: (i) Tồn
tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp; (ii) Nếu vốn luân chuyển là dƣơng thì vốn luân chuyển sẽ ảnh hƣởng ngƣợc
chiều đến khả năng sinh lợi, vốn luân chuyển là âm thì sẽ ảnh hƣởng cùng chiều đến
khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu về ảnh hƣởng của vốn luân chuyển
và khả năng sinh lợi của mẫu gồm 128 doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết
tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2016 để thấy rằng ảnh hƣởng của vốn luân
chuyển theo ngành nghề có thật sự khác biệt đối với khả năng sinh lợi.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trƣớc ................................................................19
Bảng 3. 1. Tóm tắt các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp .............26
Bảng 3. 2. Mô tả các biến trong bài nghiên cứu ..................................................................29
Bảng 4. 1. Thống kê mô tả mẫu tổng thể của doanh nghiệp................................................32
Bảng 4. 2. Thống kê mô tả mẫu của các doanh nghiệp vốn luân chuyển dƣơng.................33
Bảng 4. 3. Thống kê mô tả mẫu của các doanh nghiệp vốn luân chuyển âm......................34
Bảng 4. 4. Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong bài nghiên cứu....................................34
Bảng 4. 5. Ma trận tƣơng quan trƣờng hợp vốn luân chuyển dƣơng...................................36
Bảng 4. 6. Ma trận tƣơng quan trƣờng hợp vốn luân chuyển âm........................................36
Bảng 4. 7. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi......39
Bảng 4. 8. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển dƣơng và khả năng sinh
lợi .........................................................................................................................................43
Bảng 4. 9. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển âm và khả năng sinh lợi 44
Bảng 4. 10. Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc cho ngành công nghiệp.....................................47
Bảng 4. 11. Thống kê mô tả các biến của các doanh nghiệp ngành công nghiệp................48
Bảng 4. 12. Thống kê mô tả mẫu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp khi vốn luân
chuyển dƣơng.......................................................................................................................48
Bảng 4. 13. Thống kê mô tả mẫu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp khi vốn luân
chuyển âm............................................................................................................................49
Bảng 4. 14. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi
ngành công nghiệp ...............................................................................................................50
Bảng 4. 15. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển dƣơng và khả năng sinh
lợi ngành công nghiệp..........................................................................................................51
Bảng 4. 16. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển âm và khả năng sinh lợi
ngành công nghiệp ...............................................................................................................52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1. Khả năng sinh lợi trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2009 – 2016.................................................................................................................31
Biểu đồ 4. 2. Vốn luân chuyển trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2009 – 2016.................................................................................................................31
MỤC LỤC
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu...............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4
1.6. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................4
1.7. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài...............................................................................5
1.8. Bố cục luận văn.......................................................................................................5
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................7
2.1. Khái niệm...................................................................................................................7
2.2. Mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi...........................................8
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc...............................................................................12
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả nghịch biến giữa vốn luân chuyển và
khả năng sinh lợi...........................................................................................................12
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả đồng biến giữa vốn luân chuyển và
khả năng sinh lợi...........................................................................................................14
2.3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa vốn luân
chuyển và khả năng sinh lợi .........................................................................................16
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................20
3.1. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................20
3.1.1. Biến phụ thuộc....................................................................................................22
3.1.2. Biến độc lập........................................................................................................23
3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................27
3.3. Phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu........................................................................27
3.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................27
3.3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................28
3.4. Mẫu nghiên cứu.........................................................................................................30
3.4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................................30
3.4.2. Lựa chọn mẫu .....................................................................................................30
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................31
4.1. Thống kê mô tả và ma trận tƣơng quan giữa các biến ..............................................31
4.1.1. Thống kê mô tả...................................................................................................32
4.1.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến ......................................................................34
4.2. Mô hình hồi quy........................................................................................................37
4.3. Mở rộng đề tài...........................................................................................................46
Chƣơng 5: KẾT LUẬN .......................................................................................................55
5.1. Kết luận bài nghiên cứu ............................................................................................55
5.2. Hạn chế của đề tài .....................................................................................................57
5.3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài .....................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................59
PHỤ LỤC ............................................................................................................................70
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Để tiến hành sản xuất sản phẩm, ngoài tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết
bị, nhà xƣởng, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua sắm
hàng hóa, nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, vốn luân
chuyển còn đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên, liên tục. Trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp hoàn toàn tự
chủ trong việc sử dụng vốn, vốn luân chuyển cũng góp phần giúp cho doanh
nghiệp chớp đƣợc thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh riêng cho mình.
Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam
thƣờng quan tâm đến các quyết định dài hạn nhƣng lại ít quan tâm đến vốn luân
chuyển hoặc quản lý vốn luân chuyển còn yếu kém, chỉ dựa trên cảm tính và
chƣa thật sự hiệu quả.
Vì thế, việc hiểu biết về vai trò của vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi
có thể sẽ giúp nhà quản lý tìm ra đƣợc chiến lƣợc để tối ƣu vốn luân chuyển. Bởi
vì vốn luân chuyển của doanh nghiệp mà hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp
phản ứng nhanh chóng và phù hợp với những biến động của thị trƣờng nhƣ lãi
suất, giá dao động của nguyên vật liệu hay lợi thế cạnh tranh của đối thủ. Hiện
nay, nghiên cứu về vốn luân chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì
các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, hầu hết tài sản là tài sản ngắn hạn, đặc
biệt là hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tài sản, trong khi nợ ngắn
hạn lại là nguồn tài trợ chủ yếu từ bên ngoài do những hạn chế tài chính mà các
doanh nghiệp có thể gặp phải và khó khăn trong việc tiếp cận đƣợc nguồn tài trợ
dài hạn từ thị trƣờng vốn, bên cạnh đó thị trƣờng vốn ở Việt Nam chƣa phát triển
và ngân hàng vẫn đóng vai trò trung tâm của hệ thống tài chính. Vì vậy, doanh
nghiệp có rất ít nguồn tài trợ bên ngoài thay thế sẵn có nên phụ thuộc nhiều hơn
vào tài trợ nội bộ, nợ ngắn hạn ngân hàng và đặc biệt là tín dụng thƣơng mại để
tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.