Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa Methionine và Lysine trong khẩu phần chứa đậu tương và đậu nho nhe đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của gà Broiler K
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tạp chí chăn nuôi số 9 - 08 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ KHÁC NHAU GIỮA METHIONINE VÀ LYSINE
TRONG KHẨU PHẦN CHỨA ĐẬU TƢƠNG VÀ ĐẬU NHO NHE ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHO THỊT CỦA GÀ BROILER KABIR
Trần Tố*
1. MỞ ĐẦU
*
Đậu tương (Glycine max) là loại cây có
thân, lá và hạt giàu dinh dưỡng nhất trong
tập đoàn cây họ đậu làm thức ăn (TA) chăn
nuôi (Ngô Quang Thắng và cs, 1990). Theo
Bùi Văn Chính và cs (2001), trong hạt đậu
tương, protein thường chiếm 410-430 g/kg
vật chất khô (VCK), lipit chiếm 160-180
g/kg VCK và năng lượng trao đổi (NLTĐ) là
3600-3800 Kcal/kg VCK. Theo Vũ Duy
Giảng (1983), hàm lượng lysine trong
protein đậu tương là 5,8%, tương tự như
trong protein trứng gà. Theo kết quả
nghiên cứu của Vũ Thị Kim Dung (2003),
hạt đậu tương có đủ các axit amin, trong
đó lysine 2,70% và methionine 0,46%.
Đậu nho nhe (Phaseolus calcaratus
Roxb) được trồng nhiều ở các tỉnh miền
núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn
La, Thái Nguyên) có năng suất xanh 25-30
tấn/ha, năng suất hạt 1200-1800 kg/ha có
thể dùng làm TA chăn nuôi (Nguyễn Đăng
Khôi, 1979). Theo Bùi Văn Chính và cs
(2001), hạt đậu nho nhe chứa 21,0%
protein thô; 1,3% lipit; 55,2% gluxit; 4,3%
xơ thô; 3,5% khoáng và NLTĐ là 2.829
Kcal/kg VCK. Theo Whyte (1955) (dẫn từ
Vũ Thị Kim Dung, 2003), hạt đậu nho nhe
chứa 18,9% protein thô; 0,5% lipit; 53,3%
gluxit và 4,9% xơ thô. Tỷ lệ lysine trong hạt
*
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
đậu nho nhe là 2,50% và methionine là
0,45% .
Bổ sung hạt đậu vào TA nuôi gà broiler
nhằm giảm protein động vật, giảm giá
thành TA là một trong những vấn đề cần
thiết nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng đồng thời khai thác tiềm
năng nguyên liệu TA sẵn có của địa
phương. Tiếp theo các nghiên cứu sử
dụng hỗn hợp hai loại đậu này với phương
pháp chế biến khác nhau, tỷ lệ phối trộn
khác nhau trong chăn nuôi gà broiler,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài có
tên như trên để theo dõi khả năng cho thịt
của gà broiler Kabir.
Mục đích của đề tài: xác định hiệu quả của
việc bổ sung methionine và lysine với tỷ lệ
khác nhau trong thức ăn hỗn hợp (TAHH)
nuôi gà broiler có chứa đậu tương và đậu
nho nhe. Từ đó làm cơ sở cho việc đưa
nguồn đậu đỗ vào TA nuôi gia cầm nhằm
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi gà broiler ở vùng trung du miền
núi phía Bắc, góp phần hoàn thiện cách
phối hợp khẩu phần (KP) khi có đậu tương,
đậu nho nhe, bột ngũ cốc và các axit amin
thiết yếu.
2. PHƢƠNG PHÁP