Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm gỗ keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.cunn ex benth) trong sản xuất dăm gỗ ở tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 15 - 20
15
ẢNH HƢỞNG CỦA TUỔI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CÂY CÁ LẺ
ĐẾN TỶ SUẤT DĂM GỖ KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS
A.CUNN EX BENTH) TRONG SẢN XUẤT DĂM GỖ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Vũ Văn Thông*
, Trần Trung Kiên
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hƣởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm gỗ Keo lá
tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex Ben) trồng tại Thái Nguyên cho thấy tỷ suất dăm cây cá lẻ
biến động từ 83,11% đến 98,50% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 5%) và
chúng tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 12. Khi tuổi tiếp tục tăng, tỷ suất dăm có xu hƣớng giảm
dần. Tuổi và các chỉ tiêu biểu thị hình thái cây rừng: hdc/d1.3; hdc/hvn; hvn/d1.3; dt
/d1.3; dc và Nc có
quan hệ với tỷ suất dăm ở mức chặt đến rất chặt, hệ số xác định biến động từ 0,734 đến 0,893.
Quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và các chỉ tiêu hình thái đƣợc mô tả cụ thể qua các phƣơng
trình: (4); (8); (12); (14); (16); (20) và (24).
Từ khóa: Dăm gỗ, rừng trồng, keo lá tràm, cây cá lẻ, tuổi cây.
ĐẶT VẤN ĐỀ
*
Keo lá tràm có danh pháp khoa học là Acacia
auriculiformis A.Cunn Ex Benth, là một loài cây
thuộc chi Acacia. Loài này trong tiếng Việt còn
có tên gọi khác là keo lƣỡi liềm, tên này đƣợc
sử dụng nhiều khi loài này mới nhập nội vào
Việt Nam (thập kỷ 1960-1970), sau này ngƣời
ta sử dụng rộng rãi tên gọi Keo lá tràm. Keo lá
tràm đƣợc phân bố tự nhiên ở vùng Indonesia
và Papua New Guinea [7][8]. Hiện tại đƣợc
trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt
đới trong đó có Việt Nam. Đặc điểm sinh
trƣởng của loài này khá nhanh và thích nghi
rộng, nên keo lá tràm nhanh chóng trở thành
loài cây đƣợc trồng phủ xanh đất trống đồi trọc
và cho nguyên liệu bột giấy [4].
Xuất khẩu dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai Việt
Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong một thập
kỷ vừa qua. Năm 2001, cả nƣớc chỉ xuất khẩu
400.000 tấn dăm gỗ nhƣng đến năm 2011, đã
tăng thêm 5 triệu tấn so với khởi điểm. Trong
những năm qua, sản phẩm gỗ đƣợc băm dăm
xuất khẩu đã trở thành giải pháp thiết thực
cho 3 triệu ha rừng trồng của ngƣời nông dân
cả nƣớc với giá trị xuất khẩu không ngừng
tăng. Năm 2011 đạt 5,4 triệu tấn, tăng lên 6,2
triệu tấn vào năm 2012 (với kim ngạch hơn
*
Tel: 0989773986; Email: [email protected]
830 triệu USD), Việt Nam trở thành nhà cung
cấp dăm gỗ lớn nhất thế giới trong năm 2013
với các thị trƣờng chủ yếu nhƣ: Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan [6].
Tuy nhiên hiện nay, việc thu mua sử dụng sản
phẩm gỗ rừng trồng của các hộ dân, các
doanh nghiệp trồng rừng trong nƣớc chƣa
nhiều, chủ yếu tiêu thụ thông qua các nhà
máy sản xuất dăm gỗ và ván nhân tạo các
loại. Theo Báo cáo tổng hợp quy hoạch công
nghiệp chế biến gỗ Việt Nam năm 2011, hiện
năng lực sản xuất ván nhân tạo các loại của cả
nƣớc ƣớc đạt khoảng 1 triệu m3
sản
phẩm/năm (tƣơng đƣơng 2 triệu m3
nguyên
liệu/năm) [6].
Các loại ván nhân tạo đƣợc sản xuất từ
nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung đã phát
huy đƣợc nhiều mặt tích cực, nâng cao giá trị
của rừng nguyên liệu. Để nâng cao tỷ lệ lợi
dụng gỗ rừng trồng trong công nghiệp chế
biến gỗ nói chung, gỗ rừng trồng Keo lá tràm
làm nguyên liệu ván dăm nói riêng cần phải
có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hƣởng đến tỷ lệ lợi dụng gỗ (tỷ suất dăm), từ
đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng
rừng trồng cung cấp nguyên liệu theo mục
tiêu kinh doanh cụ thể.