Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của tư tưởng nho gia đến đường lối trị nước qua tác phẩm " tam quốc diễn nghĩa"
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
819

Ảnh hưởng của tư tưởng nho gia đến đường lối trị nước qua tác phẩm " tam quốc diễn nghĩa"

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

0

Đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIA ĐẾN ĐƯỜNG

LỐI TRỊ NƯỚC QUA TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN

NGHĨA”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Hồng Lưu

1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây

du ký, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng đã được liệt vào kho tàng văn hóa của

Trung Quốc, đồng thời cũng là tài sản văn hóa của thế giới. Tam Quốc diễn nghĩa

(thường được gọi là Tam Quốc) là một trong những tiểu thuyết ra đời sớm nhất,

phổ biến rộng rãi và được nhân dân Trung Quốc và thế giới yêu thích. Tác phẩm

xuất hiện vào cuối Nguyên đầu Minh (thế kỷ XIV). Đương thời có những nghệ

nhân chuyên đi kể chuyện ở các chợ, các phố phường. Một trong những đề tài kể

chuyện là “thuyết tam phân” (Tam Quốc). Sử sách ghi lại rẳng đời Đường (thế kỷ

VII – X) người ta đã kể những sự tích của những nhân vật như Lưu Bị, Tào Tháo,

Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng… Đến thời Tống Nguyên (thế kỉ X – XIV)

đã xuất hiện những chuyện dân gian và vở kịch dân gian về đề tài Tam Quốc. Dựa

vào những cuốn sử biên niên như Hậu Hán thư (Phạm Vĩ), Tam Quốc chí (Trần

Thọ), Tam Quốc chí chú (Bùi Tùng Chi) và đặc biệt là dựa vào những tác phẩm

văn học dân gian, nhà văn La Quán Trung để viết nên bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ

Tam Quốc diễn nghĩa này.

Tam Quốc là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Trung Quốc. Nếu như ở tiểu

thuyết lịch sử của nhà văn anh W.Scott (1771 – 1832) lịch sử chỉ là cái nền, còn

nhân vật là hư cấu thì ở tiểu thuyết lịch sử của La Quán Trung sự kiện và con

người đều là của lịch sử. Người ta nói Tam Quốc “bảy thực ba hư” ý nói thành

phần hư cấu rất ít. Phần hư cấu là của tác giả sáng tạo hoặc lấy từ các tác phẩm văn

học dân gian, còn phần “thực” lấy từ sử biên niên. Tam Quốc chí thông tục diễn

nghĩa có nghĩa là diễn giảng một cách nôm na dễ hiểu về cuộc chiến tranh của ba

vương quốc Ngụy, Thục, Ngô. Do tính bao quát cả một thời kỳ lịch sử dài với

2

nhiều sự kiện, do thể hiện được số phận của nhiều nhân vật lịch sử một cách nghệ

thuật nên giới nghiên cứu Xô viết gọi Tam Quốc là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ.

Tam Quốc là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc. Phạm vi

ảnh hưởng của nó rất rộng, không những ở Trung Quốc mọi người đều say mê đọc,

mà bạn đọc rộng rãi ở vùng Đông Nam Á cũng rất quen thuộc. Tư tưởng chủ đạo

của La Quán Trung trong tác phẩm chủ yếu hình thành do ảnh hưởng của học

thuyết Khổng giáo kết hợp với vài yếu tố Phật giáo và Đạo giáo. Tác giả luôn nói

đến mệnh trời, người nào thuận ý trời thì thành đạt, kẻ nào trái lẽ trời thì gặp tai

họa. Ông phân chia xã hội ra làm hai loại người: loại cao quý (như hoàng đế, quan

lại và các tướng tá) và loại hèn hạ (dân chúng, quân lính, những bộ lạc thiểu số thì

miêu tả thành bọn man di mọi rợ). Tất cả những sự hưng vong, những chiến thắng

và chiến bại, những cảnh điêu tàn chết chóc đều là biểu hiện của ý trời. Tuy nhiên,

ở tác phẩm này cũng biểu hiện sự xung đột giữa ý chí con người và mệnh trời. Sự

xung đột này tạo nên tính căng thẳng, mâu thuẫn và cả sự hấp dẫn trong tác phẩm.

Đây là tác phẩm văn học Trung Quốc nhưng giá trị của nó đã được khẳng

định rõ rệt và đã ăn sâu vào đầu óc của nhân dân Việt Nam từ khi được truyền bá

vào nước ta. Những nhân vật Lưu Bị, Tào Tháo, Khổng Minh, Quan Công, Trương

Phi, Điêu Thuyền, Lã Bố… đã có lúc trở thành thuật ngữ đời thường của nhân dân

nước Việt khi đàm luận với nhau. Chẳng hạn: nóng như Trương Phi; ba anh thợ da

thành một Gia Cát Lượng, đồ Điêu Thuyền, Tào Tháo đuổi… và nhiều vở hý kịch

liên quan đến các nhân vật này. Thông qua việc lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của

tư tưởng Nho gia đến đường lối trị nước qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa”

chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn về tư tưởng của Nho gia được tác

giả thể hiện trong tác phẩm. Từ đó, chúng tôi hi vọng có thể góp phần làm rõ hơn

tư tưởng này qua một thời đại từng vang bóng lẫy lừng trong lịch sử Trung Quốc –

thời Tam quốc phân tranh.

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Hơn 100 năm trôi qua, “Tam quốc diễn nghĩa” đã đóng đinh vào tâm khảm

của biết bao nhiêu thế hệ độc giả Việt với những hình tượng nhân vật mặc định

như một Tào Tháo gian hùng độc ác, một Lưu Bị nhân nghĩa xuất chúng, một Gia

Cát Lượng tính toán như thần...

Song song với những bản Tam Quốc diễn nghĩa, ngay từ khi mới vào Việt

Nam, bộ truyện này còn kéo theo nó hàng loạt ấn phẩm khác về các nhân vật, sự

kiện liên quan đến thời Tam Quốc, hoặc những cuốn khảo cứu về bản thân tác

phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Tất cả những ấn phẩm đó được các tác giả người Việt

sáng tác hoặc được dịch sang tiếng Việt để giúp cho những người yêu thích Tam

Quốc diễn nghĩa có thêm được những góc nhìn khác nhau về tác phẩm văn chương

bất hủ này.

Chúng ta có thể liệt kê một vài tác phẩm khảo cứu Tam Quốc như:

1. Thiện Bá – Tào Trọng Hoài (1999), Tào Tháo, tập I, Nxb. Lao động.

2. Thiện Bá – Tào Trọng Hoài (1999), Tào Tháo, tập II, Nxb. Lao động.

3. Phùng Thế Bản (2009), Thuật dùng người thời Tam Quốc, Nxb. Thanh niên.

4. Sài Vũ Cầu (1999), Mưu lược gia tinh tuyển, tập I, Nxb. Công an nhân dân.

5. Mao Tôn Cương (2011), Tam Quốc bình giảng, Nxb. Văn học.

6. Trần Văn Đức (2010), Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện, Nxb. Thời

Đại.

7. Nguyễn Phương Hòa – Nguyễn Dũng Minh (2005), Những câu chuyện mưu

lược nổi tiếng, Nxb. Công an nhân dân.

8. Nguyễn Tử Quang (1996), Tam Quốc bình giảng, Nxb. Văn học.

9. Thái Cảnh Tiên (1990), Danh nhân Trung Quốc, Nxb. Thời đại.

10.Nói chuyện Tam Quốc của Vũ Tài Lục (1998), Nxb. Thời đại.

Những công trình nghiên cứu trên có giá trị khoa học cao, đã phân tích tác

phẩm và các nhân vật ở dưới những góc nhìn khác nhau, thậm chí đối lập nhau

4

(chẳng hạn như sự đánh giá mới mẻ về vai trò và vị trí của nhân vật Tào Tháo mà

trước đây coi là xảo trá, là phản diện). Nhìn một cách tổng quát các công trình đó

đã giải quyết được những vấn đề, đề tài xung quanh tác phẩm. Đó là những chỉ

dẫn, gợi ý hết sức quý báu cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của khóa luận.

Tuy vậy cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống về

ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia đến đường lối trị nước biểu hiện qua tác phẩm

này. Trên cơ sở những ý tưởng mà các tác giả trước đã đề cập nhưng chưa đi sâu

nghiên cứu chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ thêm vấn đề này. Khoá luận nhằm đưa

ra cái nhìn bao quát nhất về tư tưởng Nho gia được thể hiện trong tác phẩm này

nhất là trong đường lối trị nước.

3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1. Mục đích nghiên cứu.

- Làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia trong đường lối trị nước được

thể hiện trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, qua đó thấy được giá trị và hạn chế

của tư tưởng này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Trình bày sơ bộ cuộc đời, sự nghiệp của La Quán Trung và tóm tắt nội

dung tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa.

- Nêu bật ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia trong đường lối trị nước được

thể hiện trong tác phẩm, qua các nhân vật cụ thể.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.

Tìm hiểu tư tưởng Nho gia và ảnh hưởng của tư tưởng này đến đường lối trị

nước qua tác phầm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

5

4.2. Phạm vi nghiên cứu.

Do phạm vi của khóa luận nên chỉ tập trung xem xét tư tưởng Nho gia qua

Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung nhằm mô tả rõ hơn ảnh hưởng của tư

tưởng này đến đường lối trị nước ở xã hội Trung Quốc đương thời.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

o Phương pháp khảo sát.

o Phương pháp thống kê.

o Phương pháp phân tích tổng hợp.

o Phương pháp so sánh.

o Phương pháp đối chiếu lịch sử.

Trên cơ sở kết hợp phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử cùng với phương pháp logic và lịch sử và các tài liệu mới nhất

được mổ xẻ dưới góc nhìn hiện đại về đề tài đang xem xét.

6. Đóng góp của đề tài.

- Nhằm mục đích hệ thống lại một cách khái quát nhất tư tưởng Nho gia được

tác giả La Quán Trung thể hiện trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Từ đó,

chúng tôi mong muốn đưa đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về tư tưởng

Nho gia.

- Góp phần làm rõ ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo đến đường lối trị nước

trong tác phẩm này.

7. Bố cục khóa luận.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung của đề tài chúng tôi

chia là hai chương, bốn tiết.

6

B. NỘI DUNG

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1.1. Cuộc đời và sự nghiệp tác giả La Quán Trung.

1.1.1. Cuộc đời.

Có rất ít tư liệu nói về cuộc đời nhà văn. Ta chỉ biết tác giả tên Bản, tự là

Quán Trung, biệt hiệu Hồ Hải Tản Nhân. Ông người Sơn Tây, sau chuyển xuống

sống ở Tiền Đường thuộc thành phố Hàng Châu (Chiết Giang) – một trong những

trung tâm văn hóa thời bấy giờ. Giả Trọng Minh – bạn ông cho biết La Quán

Trung tính tình “ít hòa hợp với mọi người, vì thời thế nhiếu nhương nhiều biến cố”

nên ông đi phiêu bạt khắp nơi, về sau “không biết đời ông kết cục ra sao”.

Tác giả La Quán Trung sống trong thế kỷ XIV. Gia đình ông có bầu không

khí văn hóa nồng nàn, từ thuở nhỏ ông thích đọc sách, đọc nhiều sách kinh sử, các

thứ này đã đặt cơ sở sáng tác tốt đẹp cho ông sáng tác văn học về sau. Thời đại La

Quán Trung sinh sống là thời đại có mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp hết

sức gay gắt phức tạp, quý tộc dân tộc Mông Cổ xây dựng chính quyền đời Nguyên,

thực thi thống trị đàn áp đối với dân tộc Hán, dẫn đến đông đảo nhân dân Hán

chống đối, các nơi đều xuất hiện quân khởi nghĩa. Các nghĩa quân không những

chiến đấu với quân đội nhà Nguyên, mà còn thôn tính nhau, mong lật đổ nhà

Nguyên và thống trị cả Trung Quốc. La Quán Trung trẻ tuổi tham gia một quân

khởi nghĩa, nhậm chức tham mưu. Lúc đó, La Quán Trung ấp ủ hoài bão chính trị,

mong mình có thể lên ngôi vua quản lý đất nước trong thời buổi loạn lạc. Sau đó,

quân khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương dẫn đầu giành được thắng lợi cuối cùng,

xây dựng vương triều nhà Minh, hoài bão chính trị của La Quán Trung bị tan vỡ,

ông bèn ở ẩn và bắt đầu sáng tác văn học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!