Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của truyền miệng điện tử đến ý định mua quần áo của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh :Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ YẾN QUI
18029001
ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ
(EWOM) ĐẾN Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 52340101
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN THANH TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ YẾN QUI
ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ
(EWOM) ĐẾN Ý ĐỊNH MUA QUẦN ÁO CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : TS. NGUYỄN VĂN THANH TRƯỜNG
SVTH : NGUYỄN THỊ YẾN QUI
LỚP : DHQT14A
KHÓA : 2018 - 2022
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là xác định và đo lường những nhân tố truyền
miệng điện tử ảnh hưởng đến đến ý định mua quần áo của người tiêu dùng tại thành phố
Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị về sử dụng truyền miệng điện tử nhằm
phát triển kênh thông tin qua Internet cho những cho doanh nghiệp kinh doanh quần áo tại
thành phố Hồ Chí Minh. Để thực hiện được mục tiêu trên thì tác giả đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính để kiểm tra sự phù hợp của mô hình và phương pháp nghiên cứu
định lượng thông qua việc khảo sát. Tác giả đã khảo sát trực tuyến những người tiêu dùng
tại thành phố Hồ Chí Minh đã từng xem, đọc những nhận xét, đánh giá trực tuyến về quần
áo và thu được 216 mẫu khảo sát hợp lệ. Sau đó, tác giả tiến hành mã hóa và phân tích dữ
liệu thu được từ kết quả khảo sát bằng phần mềm thống kê SPSS thông qua thống kê mô
tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA
và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố truyền miệng điện tử ảnh
hưởng đến ý định mua quần áo của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh theo thứ tự
giảm dần là: sự chấp nhận eWOM, độ tin cậy của eWOM, tính hữu ích của eWOM, thái
độ đối với eWOM và chất lượng eWOM. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số
hàm ý quản trị về sử dụng truyền miệng điện tử nhằm phát triển kênh thông tin qua Internet
cho những doanh nghiệp kinh doanh quần áo tại thành phố Hồ Chí Minh.
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy
Cô ở Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian em học ở trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn Thầy TS. Nguyễn
Văn Thanh Trường, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong khoảng thời gian
làm khóa luận tốt nghiệp. Quá trình làm khóa luận diễn ra tương đối ngắn nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất kính mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung,
chỉnh sửa từ quý Thầy Cô để hoàn thiện bài khóa luận hơn.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của truyền miệng điện tử đến ý định mua
quần áo của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu của bản
thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung
thực. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy định.
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến Qui
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: Nguyễn Văn Thanh Trường
Mã số giảng viên: 0199900044
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Yến Qui MSSV: 18029001
Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên ework.fba.iuh.edu.vn
trong lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và
minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh
giá.
v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Kính gửi: Khoa Quản trị kinh doanh
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Yến Qui Mã học viên: 18029001
Hiện là học viên lớp: DHQT14A Khóa học: 2018 - 2022
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Hội đồng: 04
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định mua quần áo của người tiêu dùng
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên đã hoàn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của
hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về
các nội dung góp ý của hội đồng trước
khi chỉnh sửa hoặc giải trình)
1. Cần nhất quán “&” với “và” trong trích
dẫn.
2. Chưa đặt mục tiêu kiểm định sự khác biệt
nhưng trong phân tích kết quả có đề cập vì
vậy cần điều chỉnh cho phù hợp.
3. Cần bổ sung kiểm định phương sai sai số
thay đổi.
4. Sinh viên rà soát và chỉnh sửa lỗi chính tả,
lỗi trình bày và lỗi trích dẫn theo tiêu chuẩn
APA.
5. Sinh viên bổ sung nguồn tham khảo các
nguồn thông tin thứ cấp.
1. Sinh viên đã nhất quán sử dụng “và”
trong trích dẫn.
2. Sinh viên đã loại bỏ kiểm định sự khác
biệt ra khỏi bài nghiên cứu vì nghiên cứu
không đặt mục tiêu về sự khác biệt.
3. Sinh viên đã bổ sung kiểm định phương
sai sai số thay đổi.
4. Sinh viên đã hoàn thiện các lỗi chính tả,
lỗi trình bày và lỗi trích dẫn theo tiêu
chuẩn APA.
5. Sinh viên đã bổ sung nguồn tham khảo
các nguồn thông tin thứ cấp.
vi
Ý kiến giảng viên hướng dẫn: ...............................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 01 năm 2022
Giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Văn Thanh Trường
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến Qui
vii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát........................................................................3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3
1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
1.6 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4
1.7 Ý nghĩa đề tài .........................................................................................................4
1.7.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................4
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................4
1.8 Bố cục đề tài...........................................................................................................5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................... 6
2.1 Truyền miệng điện tử.............................................................................................6
2.1.1 Định nghĩa truyền miệng (Word-of-mouth)....................................................6
2.1.2 Định nghĩa truyền miệng điện tử (Electronic Word-of-mouth)......................6
2.1.3 Đặc điểm của truyền miệng điện tử ................................................................6
2.2 Ý định mua.............................................................................................................7
2.3 Một số lý thuyết về hành vi....................................................................................7
2.3.1 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ...................................................7
2.3.2 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)............................................................8
2.3.3 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)................................................9
2.3.4 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ..................................10
2.4 Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..........................................................10
2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................10
2.4.2 Nghiên cứu trong nước..................................................................................14
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu........................................16
viii
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 21
3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................21
3.2 Nghiên cứu định tính............................................................................................22
3.3 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng khảo sát ......................................................23
3.3.1 Xây dựng thang đo ........................................................................................23
3.3.2 Thiết kế bảng khảo sát...................................................................................29
3.4 Nghiên cứu sơ bộ định lượng...............................................................................30
3.5 Xác định kích thước mẫu và thu thập dữ liệu ......................................................33
3.6 Phương pháp xử lý dữ liệu...................................................................................34
3.6.1 Thống kê mô tả..............................................................................................34
3.6.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha .................................34
3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................34
3.6.4 Phân tích hồi quy đa biến..............................................................................34
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 36
4.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020 và thị trường
quần áo thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh..............................................................36
4.2 Thống kê mô tả ....................................................................................................37
4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha...............................................40
4.3.1 Thang đo độ tin cậy của eWOM ...................................................................40
4.3.2 Thang đo thái độ đối với eWOM ..................................................................40
4.3.3 Thang đo tính hữu ích của eWOM................................................................41
4.3.4 Thang đo chất lượng eWOM ........................................................................42
4.3.5 Thang đo sự chấp nhận eWOM ....................................................................42
4.3.6 Thang đo ý định mua quần áo.......................................................................43
4.4 Phân tích yếu tố khám phá EFA ..........................................................................44
4.4.1 Phân tích yếu tố khám phá EFA cho các biến độc lập..................................44
4.4.2 Phân tích yếu tố khám phá EFA cho các biến phụ thuộc..............................47
4.5 Phân tích tương quan và hồi quy đa biến.............................................................49
4.5.1 Phân tích tương quan Pearson.......................................................................49
4.5.2 Phân tích hồi quy đa biến..............................................................................51
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................... 58
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................................58