Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của thực trạng chính tả trên báo viết hiện nay đối với việc dạy chính tả trong nhà trường phổ thông.
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1327

Ảnh hưởng của thực trạng chính tả trên báo viết hiện nay đối với việc dạy chính tả trong nhà trường phổ thông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ TRÊN BÁO

VIẾT HIỆN NAY ĐỐI VỚI VIỆC DẠY CHÍNH TẢ TRONG

NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Đăng Châu

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Bảo Trinh

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “ Ngôn ngữ là thứ của cải vô

cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng

nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp”. Quả thật, ngôn ngữ là tài sản vô

giá của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Nó là một tiêu chí vô cùng quan trọng

trong việc đánh giá sự phát triển văn hóa xã hội cũng như thể hiện bản sắc riêng

của mỗi dân tộc; Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chữ quốc ngữ ra

đời là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nó góp phần tạo nên

trang sử hào hùng, giành độc lập cho đất nước, song hành nhịp bước trong từng

giai đoạn khôi phục và phát triển của dân tộc. Đó là điều mà lịch sử và lớp lớp

người dân Việt ta đều phải ghi nhận.

Tìm hiểu và thấy được vai trò cũng như giá trị của tiếng Việt ta cần có thái độ

đúng đắn trong việc học và sử dụng tiếng Việt. Thế hệ trẻ hiện nay với sự du nhập

của nhiều thứ tiếng khác nhau đã tỏ ra thành thạo trong việc học và nói tiếng nước

ngoài. Nhưng có bao lần họ nghĩ mình đã sử dụng thành thạo tiếng Việt chưa? Nói

ra có vẻ hơi nghịch lý nhưng việc nói và viết tiếng Việt đúng chuẩn thì không phải

ai cũng làm đươc cho dù đó là tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ.

Đối với tiếng Việt thì nói thì phải biết phát âm cho đúng và viết phải viết

đúng chính tả. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến phạm

trù viết. Hiện nay trong hàng ngàn bài kiểm tra của học sinh thì việc tìm ra một bài

viết chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả là một điều không dễ dàng. Khả năng vận

dụng tiếng mẹ đẻ của các em còn nhiều khiếm khuyết; thêm vào đó là sự thiếu nhất

quán trong thực hành chính tả của báo giới, là thiếu vắng luật sử dụng ngôn ngữ

quốc gia. Đó là một thực trạng đáng báo động. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cơ

quan có thẩm quyền nào chịu trách nhiệm về vấn đề này ?

Nghiên cứu và tìm hiểu vấn nạn trên chúng tôi nhận thấy được rằng hiện nay

trên các phương tiện truyền thông mà cụ thể ở đây là báo viết thì tình trạng mâu

thuẫn về các quy tắc chính tả xuất hiện với tần số cao. Mỗi một tờ báo đều có

3

tuyên ngôn về quy tắc chính tả của riêng mình và cũng có khi họ tự mâu thuẫn với

chính họ. Trong khi đó trên các nước tiên tiến, mỗi năm đều tổ chức hội thảo về

chính tả để đề xuất và thống nhất các quy tắc sau đó đưa ra bộ luật về chuẩn chính

tả để ban hành, áp dụng rộng rãi trên khắp đất nước. Vậy thì tại sao ta không làm

được điều đó? Hằng ngày có hàng chục tờ báo được phát hành và “mỗi tờ một vẻ”

thì người đọc sẽ tiếp nhận ra sao? Những lỗi sai được truyền đi rộng rãi thì ai gánh

lấy trách nhiệm và phải chăng đó cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến vấn đề

chính tả trong nhà trường?

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin chỉ cần gõ google và tra cứu

các em đã có đủ thông tin trên các trang báo mạng khác nhau. Trong khi đó, chuẩn

chính tả trên các tờ báo lại không thống nhất, có khi còn mắc phải những lỗi rất cơ

bản. Các em đọc, đọc một lần, hai lần… rồi ăn sâu vào tiềm thức và thực hành

chính tả một cách tùy tiện theo thói quen. Nhận thấy sức ảnh hưởng lớn của thực

trạng lệch chuẩn chính tả trên báo viết hiện nay đối với việc dạy chính tả trong nhà

trường, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của thực trạng chính tả trên báo viết

hiện nay đối với việc dạy chính tả trong nhà trường Phổ thông” làm công trình

nghiên cứu với mong muốn góp phần làm sáng rõ thực trạng nói trên cũng như đề

xuất những giải pháp trong việc thống nhất chính tả, góp phần tích cực trong việc

giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Khi nói đến thực trạng không thống nhất chính tả, thậm chí mắc lỗi của báo

viết thì có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như sau:

Bài báo cáo “Thực trạng sử dụng dấu câu trên báo trực tuyến tiếng Việt và

một số đề xuất” của tác giả Lê Thị Thùy An, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường

ĐH KHXH&NV TP.HCM trong Hội thảo Khoa học Quốc gia “Xây dựng chuẩn

mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông

đại chúng” đã khẳng định: “Hiện nay, chính tả tiếng Việt đang còn là vấn đề tranh

cãi và thiếu sự thống nhất cao độ” và “…việc sử dụng dấu câu trong diễn đạt còn

nhiều điều tồn tại, cần phải được xem xét và làm rõ. Nhiều trường hợp nhà báo

4

chủ quan đã sử dụng dấu câu rất không hợp lí, vừa làm giảm đi hiệu quả truyền

đạt của bài báo, lại gây cảm giác nặng nề, khó chịu cho người đọc”[25, tr.120].

Tác giả đã chứng minh quan điểm trên của mình bằng việc khảo sát cách dùng dấu

câu trên các trang báo trực tuyến để chỉ ra sự bất nhất cũng như những lỗi mà các

bài báo mắc phải. Qua đó, đưa ra những đề xuất tích cực để phần nào cải thiện tình

hình trên.

Hay báo cáo “Quy định chính tả của một số báo và việc áp dụng những quy định

đó vào thực tiễn báo chí” [26, tr.211] của hai tác giả Lê Thị Thùy An và Dương

Thị My Sa, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM trong

Hội thảo Khoa học Quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà

trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” đã nêu ra được sự sai

lệch, thiếu thống nhất giữa những quy định các tờ báo đưa ra so với thực tiễn áp

dụng. Cùng quan điểm với hai tác giả trên, tại Hội thảo, Huỳnh Thị Hồng Hạnh đã

trình bày báo cáo “Quy định về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức: thực trạng

và đề xuất” [27, tr.176]. Ngoài ra, còn có bài báo cáo của tác giả Trương Thị Mỹ

Hậu về “Một số lỗi thường gặp trên báo mạng” [28, tr.196], cũng đã gióng lên hồi

chuông cảnh báo về thực trạng thiếu thống nhất, thậm chí còn sai chính tả trên các

phương tiện truyền thông mà cụ thể ở đây là báo viết.

Riêng về vấn đề chính tả tiếng Việt của học sinh Phổ thông hiện nay cũng

như phương pháp rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho các em thì có một số nghiên

cứu của các tác giả như sau:

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Văn Nựu trong “Lược khảo Việt ngữ” đă

viết: “…trong mỗi giờ tập đọc, các học sinh đều luyện tập các phát âm cho đúng

rồi dần dần chúng sẽ sửa chữa được những chỗ sai lầm và khi đă phát âm được

đúng mỗi vần, mỗi tiếng th́ì viết ra tự nhiên hợp cách không cọ̀ n khó khăn, ngần

ngại gì nữa” [5, tr.63]

Tác giả Phan Ngọc trong “Chữa lỗi chính tả cho học sinh” cũng khẳng định:

“Cách chữa lỗi thường nói đến nhất là tập phát âm cho đúng” [4, tr.398]. Tuy

nhiên, ông cho rằng cách chữa lỗi này là “đặt cái cày trước con trâu”. Bởi vì học

5

sinh muốn phát âm đúng thì trước hết phải biết chính tả, phải nhớ những chữ mà

ình phát âm sai. Như vậy, học sinh cần phải học cách viết chính tả đúng để từ đó

đi đến cách phát âm chuẩn.

Năm 1994, Lê Trung Hoa đă biên soạn cuốn “Mẹo luật chính tả” [2, tr.159].

Trong cuốn này, tác giả đă tổng hợp những thành tựu về mẹo luật chính tả trước

đó, hoàn thiện và sáng tạo thêm, đưa vào công trình 36 mẹo luật chính tả. Trong

các giáo trình Tiếng Việt thực hành cũng có các mẹo luật về chính tả . Có thể kể

đến các tác giả như: Hà Thúc Hoan [3, tr.12-13], Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn

Văn Hiệp trong “Tiếng Việt thực hành” [8, tr.243]…

Có thể thấy rằng, các bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng

“rối” chính tả trên báo viết hiện nay (với việc khảo sát chỉ từ một đến hai tiêu chí)

hay đề cập đến thực trạng lỗi chính tả của học sinh phổ thông cũng như hướng đến

những cách hạn chế tình trạng đó. Điều đó chứng tỏ rằng đây là vấn đề dược dư

luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên dư luận ấy mới chỉ là sự phát hiện thực tế đơn lẻ

chứ chưa thật sự có công trình nghiên cứu nào theo hướng khảo sát tất cả các tiêu

chí (hình thức từ, dấu câu, viết hoa, viết tắt và phiên âm tiếng nước ngoài) cũng

như chưa phản ánh sự ảnh hưởng của thực trạng bất nhất về chính tả trên báo viết

đối với thói quen chính tả của học sinh Phổ thông.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thực trạng chính tả trên báo viết cũng như

mối quan hệ mật thiết của thực trạng trên với việc dạy chính tả trong nhà trường

nhằm tìm ra hướng thống nhất các quy tắc chính tả.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của đề tài chúng tôi tập trung vào lĩnh vực báo viết với một số

tờ báo tiêu biểu như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Lao động và các trang báo

mạng: Vnexpress.com, Vietnamnet.vn, 24h.com.vn, vnthuquan.net, dantri.com.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát:

6

Tiến hành thu thập các số ngẫu nhiên của các tờ báo in cũng như các trang

báo điện tử. Sau đó đọc và nêu lên thực trạng chính tả trên báo viết hiện nay.

- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học:

Sau khi có các tư liệu nghiên cứu đề tài áp dụng phương pháp thống kê ngôn

ngữ học để tìm ra được những quy luật kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ, những

mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ trong cùng một cấp độ với nhau. Đồng thời

có được cái nhìn khách quan về thực trạng chính tả trên báo in viết.Có thể nói rằng

chỉ có trên cơ sở thống kê mới có thể hiểu hết được một cách cụ thể vấn đề cần

khảo sát như thế nào. Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau

trong sự hoạt động ngôn ngữ. Và cùng một đơn vị nhưng ở các phong cách cụ thể,

ở các địa phương cụ thể và ở các cá nhân cụ thể cũng khác nhau. Vì vậy dùng

phương pháp thống kê để nghiên cứu ngôn ngữ cũng như hoạt động ngôn ngữ.

- Phương pháp miêu tả:

Phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá các tư liệu đã thu thập được về

hiện tượng nghiên cứu. Trong phương pháp này chúng tôi vận dụng các thao tác:

phân loại. tổng hợp, miêu tả, so sánh đối chiếu…để thấy được thực trạng khách

quan về thực trạng chính tả hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng mà

cụ thể là báo viết.

- Phương pháp tổng hợp, đánh giá:

Phương pháp này nhằm tổng hợp các kết quả thu nhận được từ thực tế khảo

sát từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá, nhận định khách quan nhất về vấn đề

nghiên cứu. Qua đó, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp.

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được triển khai trên ba chương:

Chương Một: Những cơ sở lý luận chung của đề tài

Chương Hai: Khảo sát thực trạng chính tả trên báo viết hiện nay

Chương Ba:Từ chính tả trên báo viết đến chính tả của học sinh ở trường Phổ

thông

7

NỘI DUNG

CHƯƠNG MỘT: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA

ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề

1.1.1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt và các nguyên tắc chính tả tiếng Việt

1.1.1.1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Nó tồn

tại ở hai dạng âm thanh và chữ viết. Chữ viết về bản chất là dạng kí hiệu âm thanh

của ngôn ngữ. Bởi vậy khi nói đến ngôn ngữ ta nói đến hình thức âm thanh của

ngôn ngữ hay gọi theo các nhà ngôn ngữ học là ngữ âm. Hiểu và nắm rõ ngữ âm

tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng cho tiếng

Việt. Vì sao vậy? Khi nắm được hệ thống ngữ âm tiếng Việt ta sẽ biết nói và viết

đúng tiếng Việt. Nghe thì thật đơn giản nhưng không phải bất cứ công dân Việt

Nam nào cũng có thể sử dụng tiếng Việt chính xác, thành thạo cả khi nói lẫn khi

viết. Ngoài ra, hiểu và nắm rõ ngữ âm tiếng Việt, chúng ta còn có thể biết được

những cái cần dạy khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và rất nhiều công việc

khác.

Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt chúng ta cần biết đến đầu tiên chính là âm

tiết. Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong

dòng lời nói. Vậy âm tiết là gì? Âm tiết là chuỗi lời nói của con người phát ra

thành những mạch khác nhau, những khúc đoạn từ lớn đến nhỏ khác nhau. Âm tiết

là đơn vị phát âm nhỏ nhất, là “đơn vị ngữ âm tự nhiên mà bất cứ người bản ngữ

nào cũng có thể nhận ra” [8, tr.38] - đơn vị ngữ âm dễ nhận diện nhất. Ví dụ: “Hồ

Chí Minh muôn năm” (5 âm tiết).

Có thể nói rằng âm tiết là sự biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc

điểm tiếng Việt về mặt ngữ âm.

Về đặc điểm của âm tiết, âm tiết tiếng Việt mang tính đơn lập được thể hiện ở

ranh giới cố định của âm tiết và ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Ranh

8

giới âm tiết tiếng Việt được xác định một cách dứt khoát trong chuỗi lời nói. Trong

tiếng Việt không có trường hợp một bộ phận của âm tiết được tách ra để kết hợp

với âm tiết tiếp theo như trường hợp đọc nối của ngôn ngữ biến hình của tiếng

Anh. Cũng chính từ đó mà cũng không có hiện tượng phát âm một âm tiết thành

hai âm tiết. Ngoài ra, trong tiếng Việt ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị

có nghĩa là một phát ngôn có bao nhiêu âm tiết thì có bấy nhiêu hình vị. Không chỉ

mang tính đơn lập âm tiết tiếng Việt còn là điểm xuất phát để phân tích âm vị học.

Trong tiếng Việt như đã nói âm tiết thường trùng với hình vị cho nên khi xuất phát

từ hình vị để đi tới âm vị thì cũng là xuất phát từ âm tiết.

Âm tiết không phải là một khối đông đặc mà có thể phân xuất thành các yếu

tố nhỏ hơn. Cụ thể được chia thành năm thành tố và mỗi thành tố có một chức

năng riêng: thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Đây cũng chính là

năm thành phần cấu tạo nên âm tiết. Các thành tố này sắp xếp có thứ lớp mà ta có

thể phân thành từng bậc. Bậc thứ nhất bao gồm: âm đầu, phần vần và thanh điệu;

bậc thứ hai: âm đệm, âm chính và âm cuối.

Cấu trúc 2 bậc của âm tiết

Trong chuỗi lời nói của con người không chỉ phát ra thành những mạch khác

nhau mà còn phân tách ra được những khúc đoạn âm thanh nhỏ nhất có chức năng

phân biệt ý nghĩa và nhận diện từ, đó chính là âm vị. Và từ mô hình cấu trúc âm

tiết tiếng Việt ở trên cũng như khái niệm về âm vị chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu

các nguyên tắc ghi thành phần âm vị trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt.

a. Âm đầu

9

Chức năng của âm đầu là mở đầu âm tiết và phân biệt các cách mở đầu khác

nhau của âm tiết. Căn cứ vào các âm vị phụ âm được sử dụng và phân biệt trên văn

viết thì số lượng phụ âm đầu tiếng Việt là 22 phụ âm.

Tiêu chí để phân biệt 22 phụ âm đầu tiếng Việt là ở phương thức phát âm và

bộ máy cấu âm. Về phương thức phát âm có ba trường hợp: phương thức tắc (phụ

âm tắc, phụ âm mũi, phụ âm bật hơi), phương thức xát (phụ âm xát, phụ âm bên),

phụ âm rung. Về bộ phận cấu âm có các trường hợp: phụ âm môi, phụ âm đầu lưỡi,

phụ âm mặt lưỡi, phụ âm cuối lưỡi, phụ âm họng.

Bảng kê phụ âm đầu

Điểm cấu âm

Phương thức

phát âm

Môi Đầu lưỡi

Mặt

lưỡi

Cuối

lưỡi

Thanh

hầu

Môi

Răn

g

Bẹt Quặt

Tắc

Bật hơi t’

Ồn Không

bật hơi

thanh

p f t ţ c k

Hữu

thanh

b v d

Vang (mũi) m n ŋ

Xát

Ồn Vô thanh s ş x h

Hữu thanh z γ

Vang (bên) l

Chữ viết tiếng Việt là loại chữ ghi âm bằng chữ cái. Mỗi âm vị âm đầu đều

được thể hiện bằng một con chữ, kí hiệu âm vị. Có âm vị được ghi bằng một chữ

duy nhất trên chữ viết, lại có vài âm vị được ghi bằng hai ba hình thức chữ viết

khác nhau.

1. /b/ b

2. /m/ m

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!