Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại các nước đang phát triển
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1081

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại các nước đang phát triển

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------------------------

LÊ NGỌC THẢO UYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN SỰ

ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC

ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------------------------

LÊ NGỌC THẢO UYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN SỰ

ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC

ĐANG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Hồ An Châu

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại

các nước đang phát triển

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A Trang i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự

ổn định tài chính tại các nước đang phát triển” là bài nghiên cứu của chính tôi,

dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Hồ An Châu.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng sử dụng

để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019

Người cam đoan

Lê Ngọc Thảo Uyên

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại

các nước đang phát triển

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A Trang ii

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên và trân trọng nhất tôi muốn gởi đến người cô kính mến

của tôi, TS. Lê Hồ An Châu. Tôi xin cám ơn cô vì đã nhận lời hướng dẫn và luôn

đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn, cho dù tôi không phải là một

học trò có nền tảng kiến thức tài chính vững chắc và còn nhiều khiếm khuyết về các

kỹ năng làm việc. Cám ơn cô đã nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm, hỗ trợ tài liệu,

đã nhẫn nại lắng nghe, phản biện và cùng tháo gỡ với tôi mỗi khi gặp khó khăn

trong nghiên cứu. Cám ơn cô vì đã khơi dậy trong tôi niềm đam mê nghiên cứu

khoa học và giúp tôi trải nghiệm những niềm vui khi nghiên cứu đạt kết quả. Một

lần nữa, tôi xin cám ơn cô về tất cả những gì cô mang đến cho tôi.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến TS. Võ Hồng Đức, vì thầy

không những đã gợi mở cho tôi một đề tài nghiên cứu khá thú vị, mới mẻ mà thầy

còn cho tôi một niềm tin vững chắc về tính khả thi của đề tài.

Tôi xin chân thành cám ơn bố mẹ và mọi người trong gia đình đã hỗ trợ tài

chính, đã luôn động viên, ủng hộ, quan tâm và chia sẻ mọi khó khăn của tôi trong

cuộc sống và trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt luận

văn này.

Tôi xin cám ơn chị Hà, anh Tuấn, bạn Thảo, Phương là những người bạn

thân thiết, bên cạnh tôi, hỗ trợ tôi nhiều mặt trong cuộc sống hằng ngày, nhờ đó mà

tôi có đủ sức khỏe và sự tập trung cần thiết để học tập, nghiên cứu trong thời gian

qua.

Cuối cùng, tôi xin cám ơn và ghi nhớ tất cả những gì tôi đã được nhận.

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại

các nước đang phát triển

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A Trang iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này nghiên cứu tác động của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài

chính tại nhóm các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2004 – 2016. Nghiên

cứu cũng phân tích tình hình vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc sử

dụng phương pháp ước lượng DGMM cho dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho

thấy tài chính toàn diện có tác động đáng kể đến sự ổn định tài chính. Tỷ lệ dư nợ

cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng làm giảm rủi ro trong ngân hàng thương

mại, nợ xấu ngân hàng giảm và qua đó, sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng được

nâng lên. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy rằng, số lượng doanh nghiệp

vừa và nhỏ vay vốn tăng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng, vì

chỉ số rủi ro ngân hàng Z- score giảm và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên.

So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu này phân tích rõ hơn tình hình vay

vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhóm các nước đang phát triển. Dư nợ tín

dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng là một tín hiệu tốt, bởi nó cho thấy kênh tín

dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được khơi thông, cũng như lợi nhuận hoạt

động của ngân hàng được tăng lên, cải thiện tình trạng ổn định của hệ thống ngân

hàng. Tuy vậy, qua kết quả hồi quy cho thấy, tại các nước đang phát triển trong giai

đoạn 2004 – 2016, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tăng làm tăng nợ xấu

ngân hàng và rủi ro của các ngân hàng cũng tăng lên. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài

chính toàn cầu với sự gia tăng rủi ro trên thị trường quốc tế có ảnh hưởng tiêu cực

đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các ngân hàng

thương mại. Từ đó nhận định rằng, các ngân hàng thương mại ở các quốc gia có thu

nhập trung bình và thu nhập thấp cần có sự thận trọng hơn trong quy trình cho vay,

thủ tục cho vay, cũng như nâng cao khả năng thẩm định các khoản vay, tạo điều

kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại

các nước đang phát triển

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A Trang iv

SUMMARY

This thesis examined the impact of financial inclusion on financial stability

in the group of developing countries between 2004 and 2016. The study also

analyzed the situation of borrowing by small and medium enterprises by the method

of DGMM estimation for a panel. The empirical results showed financial inclusion

had a significant impact on financial stability. The ratio of outstanding loans of

small and medium enterprises increased, reducing risks in commercial banks,

reducing bad debts and thereby improving the health of the banking system. On the

other hand, the research results also found that the increase in the number of small

and medium enterprises had a negative impact on the bank's stability; because the

Z-score decreased and the ratio of bank non-performing loans increased.

Compared to previous studies, this study better analyzed the situation of

borrowing by small and medium enterprises in the group of developing countries.

The increase of small and medium enterprises outstanding loans was a good sign,

because it showed the credit channel for small and medium enterprises was cleared,

as well as the bank's operating profit was increased and resulted in improving

stability status of the banking system. However, the regression results in developing

countries in the period of 2004- 2016 illustrated that, the increasing number of small

and medium-sized enterprises increased the bad debt of banks and the risks of banks

also raised. The global financial and economic crisis with increasing risks in the

international market had a negative impact on the business environment of small

and medium enterprises and commercial banks. From that point of view,

commercial banks in middle-income and low-income countries needed to be more

cautious in the lending process, lending procedures, as well as to improve their

ability to credit appraisal of term loans, enabling businesses to access loans but still

ensuring loan security.

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại

các nước đang phát triển

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A Trang v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................... iii

SUMMARY ............................................................................................................. iv

MỤC LỤC..................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... viii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................1

1.1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1

1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................3

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................4

1.4. Đóng góp của nghiên cứu............................................................................5

1.5. Kết cấu nghiên cứu......................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7

2.1. Lý thuyết về ổn định tài chính....................................................................7

2.1.1. Định nghĩa sự ổn định tài chính (Financial Stability) .......................7

2.1.2. Đo lường sự ổn định tài chính..............................................................8

2.2. Lý thuyết về tài chính toàn diện...............................................................12

2.2.1. Định nghĩa về tài chính toàn diện (Financial Inclusion).................12

2.2.2. Đo lường tài chính toàn diện..............................................................14

2.2.3. Vai trò của tài chính toàn diện đối với nền kinh tế .........................16

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của tài chính toàn diện

đến sự ổn định tài chính ......................................................................................19

Kết luận chương 2................................................................................................25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26

3.1. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................26

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại

các nước đang phát triển

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A Trang vi

3.2. Phương pháp nghiên cứu. .........................................................................27

3.3. Mô hình nghiên cứu...................................................................................29

3.4. Biến đo lường. ............................................................................................30

3.4.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................30

3.4.2. Biến độc lập.............................................................................................32

3.4.3. Biến kiểm soát.........................................................................................35

Kết luận chương 3................................................................................................40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41

4.1. Thống kê mô tả..............................................................................................41

4.2. Ma trận hệ số tương quan............................................................................42

4.3. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................44

4.3.1. Tác động của tỷ lệ dư nợ cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ đến

sự ổn định tài chính. .........................................................................................48

4.3.2. Tác động của tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn đến sự ổn định

tài chính .............................................................................................................50

4.3.3. Tác động của các đặc điểm ngân hàng đến sự ổn định tài chính.......52

4.3.4. Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô đến sự ổn định tài chính.....54

Kết luận chương 4................................................................................................56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................58

5.1. Kết luận..........................................................................................................58

5.2. Hàm ý chính sách..........................................................................................59

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo. ................61

Kết luận chương 5................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63

PHỤ LỤC.................................................................................................................72

Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại

các nước đang phát triển

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A Trang vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Nội dung Trang

1 Bảng 3.1: Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong

nghiên cứu

40

2 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến 42

3 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan 43

4 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 44

5 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng GMM 46

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!