Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của sự kết hợp dầu thực vật và động vật đến năng suất sinh trưởng của Gà Isa Brown 6 - 10 tuần tuổi
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
223.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
998

Ảnh hưởng của sự kết hợp dầu thực vật và động vật đến năng suất sinh trưởng của Gà Isa Brown 6 - 10 tuần tuổi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

22 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ KẾT HỢP DẦU THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

ĐẾN NĂNG SUẤT SINH TRƢỞNG CỦA GÀ ISA BROWN 6 – 10

TUẦN TUỔI

Nguyễn Thị Kim Khang1*, Trương Văn Phước2

,

Nguyễn Thị Hồng Ly1

, Hồ Thúy Hằng1

,

Nguyễn Nhựt Xuân Dung1

1. MỞ ĐẦU12*

Dầu là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng

trong khẩu phần (KP) thức ăn gà. Một số

nghiên cứu cho thấy khi sử dụng dầu thay thế

cho carbohydrat, gà đạt năng suất cao hơn

(Balevi và Coskun, 2000). Việc bổ sung dầu có

nguồn gốc từ thực vật như cây hướng dương,

đậu nành, hạt lanh, hạt cải dầu… và từ động vật

như dầu cá vào KP của gà đã được nghiên cứu

rất nhiều đặc biệt là trên gà mái đẻ (Nash và cs,

1995; Meluzzi và cs, 2000) và gà thịt (Balevi và

Coskun, 2000; Navidshad, 2009).

Có rất ít nghiên cứu về sự kết hợp giữa dầu

động vật và thực vật lên năng suất sinh trưởng

của gà. Chính vì vậy, mục tiêu của đề tài là

nhằm khảo sát ảnh hưởng của sự kết hợp giữa

dầu cá với dầu nành và dầu hướng dương lên sự

tăng trưởng của gà thương phẩm ISA BROWN

giai đoạn 6-10 tuần tuổi.

2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1- Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên

với 4 nghiệm thức (NT) là 4 KP có bổ sung dầu

kết hợp khác nhau và thí nghiệm được lặp lại 4

lần, như vậy có 16 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị

thí nghiệm là 1 ô chuồng nhận 10 gà. Tổng cộng

có 4 x 4 x 10 = 160 gà.

Thí nghiệm được tiến hành với 4 loại KP khác

nhau về loại và tỉ lệ các chất béo như sau:

1 Trường Đại học Cần Thơ

2 Trường Đại học Tiền Giang

* Tác giả để liên hệ: TS. Nguyễn Thị Kim Khang. Bộ môn Di

truyền Giống nông nghiệp, Khoa nông nghiệp và Sinh học

ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. TP Cần Thơ. Điện

thoại: 0987.056.436. Email: [email protected]

Nghiệm thức 1 (NT1): Khẩu phần cơ sở

(KPCS)

Nghiệm thức 2 (NT2): KPCS được bổ sung dầu

nành với tỉ lệ 2% (NT2DN2%).

Nghiệm thức 3 (NT3): KPCS được bổ sung dầu

nành và dầu cá với tỉ lệ 0,5% dầu nành và 1,5%

dầu cá (NT3DN0,5% + DC1,5%).

Nghiệm thức 4 (NT4): KPCS được bổ sung dầu

hướng dương và dầu cá với tỉ lệ 0,5% dầu

hướng dương và 1,5% dầu cá (NT4DHD0,5% +

DC1,5%).

Thức ăn (TA) và nước uống: tất cả các gà (từ 6

đến 10 tuần tuổi) được cung cấp TA với CP

21%, năng lượng trao đổi (NLTĐ) từ 2850Kcal

đến 2900Kcal và nước uống tự do.

Tất cả gà thí nghiệm đều được tiêm phòng

các bệnh theo qui định.

2.2- Ghi nhận số liệu

Tất cả gà thí nghiệm được cân khối lượng (KL)

ban đầu (6 tuần tuổi), và ở mỗi tuần thí nghiệm.

Ghi nhận lượng TA cho ăn và TA thừa hàng

ngày. Mẫu thức ăn được phân tích với các chỉ

tiêu VCK, đạm thô, béo thô khoáng theo

phương pháp OAOC (1994).

Các chỉ tiêu theo dõi: KL, tăng trọng, tiêu tốn

TA, hệ số chuyển hóa TA qua các tuần tuổi

2.3- Xử lí số liệu

Số liệu được xử lí bằng phần mềm thống kê

MINITAB version 13, so sánh sự khác biệt giữa

các cặp nghiệm thức bằng phương pháp Tukey

ở mức độ ý nghĩa 5%.

2.4- Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện tại trại nuôi gà đẻ

trứng thương phẩm, ấp Phú Hòa, huyện Châu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!