Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của quản trị nhà nước tốt đối với dòng vốn FDI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
PHẠM DUY ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC TỐT
ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FDI: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 8 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. NGUYỄN MINH HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Phạm Duy Anh.
Ngày sinh: 27/8/1990. Nơi sinh : Tiền Giang.
Chuyên ngành: Kinh tế học. Mã học viên: 1783101010013.
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền
cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp
vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh./.
Người xác nhận
Phạm Duy Anh
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của quản trị nhà nước tốt đối với
dòng vốn FDI: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, 2021
Phạm Duy Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy/Cô Trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh, đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa
học và bảo vệ đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy GS.TS Nguyễn Minh Hà đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận
văn, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô và bạn bè cũng
như tham khảo nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí; song vẫn không tránh khỏi có
những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của quý Thầy/Cô và bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2021
Học viên: Phạm Duy Anh
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét ảnh hưởng của quản trị nhà nước
đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-
2018. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được, sẽ đề xuất các gợi ý chính sách nhằm
nâng cao khả năng thu hút dòng vốn FDI thông qua xem xét ảnh hưởng của quản trị
nhà nước ở các quốc gia Đông Nam Á.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài lược khảo các khái niệm, lý
thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt
là kế thừa mô hình nghiên cứu đã được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Gani
(2007), Mengistu và Adhikary (2011) và Shah và Afridi (2015) để đề xuất khung
phân tích và mô hình nghiên cứu cho đề tài. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ
liệu thứ cấp được thu thập từ World Bank giai đoạn 2000 đến 2018. Các phương
pháp phân tích hồi quy Fixed effect, Random effect và GLS cùng với các kiểm định
F-test, Hausman test, Wald test, Wooldridge test được áp dụng trong luận văn để
phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu tác động của quản trị nhà nước đến thu hút vốn FDI ở
các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018 cho thấy có 01 yếu tố trong
bộ chỉ tiêu đo lường chất lượng quản trị nhà nước có tác động tích cực đến thu hút
vốn FDI là Sự ổn định chính trị và không có bạo động (political stability and
absence of violence) và 02 yếu tố trong bộ chỉ tiêu đo lường chất lượng quản trị nhà
nước có tác động tiêu cực đến thu hút vốn FDI là Quyền phát ngôn (của người dân)
và chịu trách nhiệm (của chính quyền) (voice and accountability) và Hiệu quả của
chính quyền (government effectiveness). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho
thấy, Quy mô thị trường (market size), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (economic
growth), Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên (natural resources), Lượng vốn đầu tư
trong nước (domestic investment) và Độ mở của nền kinh tế (openness) cũng là
những yếu tố có tác động đến thu hút vốn FDI trong trường hợp ở các quốc gia
Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2018.
iv
ABSTRACT
The purpose of this paper is to investigate the effect of governance indicators
(political stability, control of corruption, rule of law, regularity quality, voice and
accountability and government effectiveness) on foreign direct investment flows to
Asean countries. The authors employed a panel regression model on data from
Asean countries for the period 2000 to 2018. The empirical analysis uses the fixed,
random effects and GLS estimation. The results obtained through GLS estimation
indicate that out of the six World Bank’s governance indicators, three are
statistically significant. These are political stability and absence of violence, voice
and accountability and government effectiveness. Beside that, the results show that
market size, economic growth, natural resources, domestic investment and openness
are correlated with FDI. This result implies that to improve their investment climate
and increase the inflow of foreign direct investment flows, Asean countries need to
improve the state of governance.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................4
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................4
1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU...................................................................4
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............7
2.1. CÁC KHÁI NIỆM.........................................................................................7
2.1.1. Quản trị nhà nước ...................................................................................7
vi
2.1.2. Đo lường quản trị nhà nước....................................................................8
2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) ..........10
2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI...............10
2.2.1. Lý thuyết năng suất cận biên vốn .........................................................10
2.2.2. Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm ..............................................................11
2.2.3. Lý thuyết chiết trung.............................................................................12
2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI ............................................................................................13
2.3.1. Quản trị nhà nước tác động tích cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài..13
2.3.2. Quản trị nhà nước tác động tiêu cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài..15
2.3.3. Quản trị nhà nước không có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài16
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ........................17
2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .......................................................32
Tóm tắt Chương 2..................................................................................................33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................34
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................34
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................................35
3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................................42
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..................................................42
Tóm tắt Chương 3..................................................................................................46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................47
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................................47
4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................47
vii
4.1.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ............................49
4.2. MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN...........................................................50
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.................................................................................53
4.3.1. Kết quả hồi quy.....................................................................................53
4.3.2. Thảo luận kết quả hồi quy ....................................................................63
Tóm tắt chương 4...................................................................................................69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................70
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................70
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...............................................................................71
5.2.1. Nâng cao chất lượng quản trị nhà nước................................................71
5.2.2. Giữ ổn định kinh tế vĩ mô.....................................................................73
5.2.3. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản
xuất kinh doanh ..................................................................................................73
5.2.4. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................74
5.2.5. Hàm ý chính sách cho trường hợp của Việt Nam ................................74
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......76
5.3.1. Hạn chế của đề tài.................................................................................76
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................78
PHỤ LỤC..................................................................................................................81
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................32
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................34