Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------***-------------
LÊ CAO CƯỜNG
ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TẠO SỰ THAY ĐỔI
ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN
TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo tạo
sự thay đổi đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên trong ngành công nghệ
thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
Lê Cao Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trịnh Thùy Anh, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh, Khoa Sau Đại Học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, quý
Thầy Cô giảng viên Khoa Sau Đại Học đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, chỉ dạy và
giúp đỡ các học viên chúng tôi trong suốt khóa học.
Xin cảm ơn các anh/chị, các bạn học viên lớp MBA13B đã luôn hỗ trợ, giúp
đỡ và chia sẻ những khó khăn với tôi trong suốt quá trình theo học.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn
động viên, tạo điều kiện cũng như giúp đỡ tôi trong công việc để tôi có thể hoàn
thành khóa học và luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới gia đình và người thân. Họ
đã luôn là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần, và là nguồn động lực
to lớn để tôi học tập tốt và hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
Lê Cao Cường
iii
TÓM TẮT
Phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành
công của một doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và là cầu nối góp
phần thắt chặt mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Những năm gần
đây, phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi được đề xuất như một phong cách lãnh
đạo hiệu quả có thể làm thay đổi phương thức quản lý dự án truyền thống để cải
thiện hiệu quả làm việc của đội nhóm đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Luận văn “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi đến hiệu quả
làm việc nhóm của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin tại thành phố Hồ
Chí Minh” nhằm xác định các yếu tố thuộc phong cách tạo sự thay đổi ảnh hưởng
đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin.
Nghiên cứu thực hiện phương pháp hỗn hợp gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện dưới hình thức nghiên cứu định tính thông
qua thảo luận nhóm. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp và/hoặc gửi thư điện tử có đính kèm bảng câu hỏi khỏa sát tới
nhân viên, trưởng nhóm, trưởng dự án,… trong các công ty thuộc lĩnh vực công
nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả có 214 bảng câu hỏi đạt yêu cầu
được đưa vào nhập liệu, mã hóa, làm sạch, phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần
mềm SPSS.
Sau khi kiểm định thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân
tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội và kiểm định giả thuyết của mô hình
cũng đã khẳng định sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi đến hiệu
quả làm việc nhóm thông qua 5 yếu tố: lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất, lãnh đạo
hấp dẫn bằng hành vi, lãnh đạo truyền cảm hứng, lãnh đạo kích thích trí tuệ và lãnh
đạo quan tâm cá nhân.
Từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị cho CEO
khai thác phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả làm việc
nhóm và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo đó, CEO
phải là hình mẫu, tấm gương cho nhân viên; CEO phải có khả năng truyền cảm
iv
hứng cho tập thể để họ có động lực hướng tới mục tiêu chung của tổ chức và cuối
cùng là kích thích trí thông minh của nhân viên.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ...........................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................4
1.3 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................5
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................6
1.6 Cấu trúc của luận văn .................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...........................9
2.1 Phong cách lãnh đạo...................................................................................9
2.1.1 Khái niệm về lãnh đạo .........................................................................9
2.1.2 Khái niệm về phong cách lãnh đạo.....................................................10
2.1.3 Các cách tiếp cận phong cách lãnh đạo ..............................................10
2.1.4 Phẩm chất lãnh đạo............................................................................11
2.1.5 Phong cách lãnh đạo dựa trên hành vi................................................11
2.1.6 Quyền lực và sự ảnh hưởng của lãnh đạo...........................................12
2.1.7 Lãnh đạo ngẫu nhiên và lãnh đạo tình huống .....................................12
2.1.8 Lãnh đạo tạo sự thay đổi (Transformational Leadership) ...................13
2.1.9 Đo lường phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi...................................16
2.2 Hiệu quả làm việc nhóm...........................................................................18
2.2.1 Khái niệm về làm việc nhóm (Teamwork) .........................................18
vi
2.2.2 Phân loại nhóm làm việc....................................................................19
2.2.3 Lợi ích của làm việc nhóm.................................................................20
2.2.4 Hiệu quả làm việc nhóm (Team Performance) ...................................20
2.2.5 Định nghĩa hiệu quả...........................................................................20
2.2.6 Hiệu quả làm việc nhóm ....................................................................21
2.2.7 Lợi ích của làm việc nhóm hiệu quả...................................................24
2.2.8 Các nghiên cứu trước đây ..................................................................25
2.3 Đặc điểm công việc của nhân viên ngành Công Nghệ Thông Tin ở
TP.HCM............................................................................................................27
2.3.1 Khái niệm Công Nghệ Thông Tin ......................................................27
2.3.2 Một số đặc điểm công việc của ngành Công Nghệ Thông Tin............28
2.3.3 Tình hình phát triển ngành công nghệ thông tin .................................29
2.4 Các nghiên cứu có liên quan.....................................................................30
2.4.1 Nghiên cứu của Larson và Lafasto (1989).............................................30
2.4.2 Nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thúy (2011)..........................................33
2.4.3 Nghiên cứu của Hoàng Thị Hạnh (2012)..............................................34
2.4.4 Nghiên cứu của Lê An Khang (2013)....................................................35
2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu.....................................................................36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................39
3.1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................39
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................39
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .........................................................................40
3.2 Nghiên cứu định tính................................................................................42
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính.............................................................42
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................43
3.3 Nghiên cứu định lượng.............................................................................44
3.3.1 Thang đo cho nghiên cứu định lượng.................................................44
3.3.2 Kích thước mẫu nghiên cứu ...............................................................49
vii
3.4 Kế hoạch phân tích dữ liệu .......................................................................51
3.4.1 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha......................................................51
3.4.2 Phân tích yếu tố khám phá EFA.........................................................51
3.4.3 Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội..................................52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................55
4.1 Mô tả mẫu quan sát ..................................................................................55
4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ............................................................57
4.2.1 Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các yếu tố thuộc phong cách lãnh
đạo tạo sự thay đổi.........................................................................................57
4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo hiệu quả làm việc nhóm..59
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................................59
4.3.1 Phân tích EFA thang đo phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi ............59
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo hiệu quả làm việc nhóm...........61
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA toàn phần.......................................63
4.4 Mô hình điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố...........................................65
4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...............................................................65
4.5.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc............................................66
4.5.2 Phân tích tương quan .........................................................................66
4.5.3 Hồi quy tuyến tính bội .......................................................................67
4.5.4 Kết quả thông số của từng biến quan sát ............................................68
4.5.5 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ....................................................69
4.5.6 Kiểm tra các giả định hồi quy ............................................................69
4.5.7 Phương pháp hồi quy tuyến tính bội...................................................71
4.5.8 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết...........................................72
4.6 Đánh giá hiệu quả làm việc nhóm.............................................................72
4.6.1 Đánh giá hiệu quả làm việc nhóm theo giới tính ................................72
4.6.2 Đánh giá hiệu quả làm việc nhóm theo độ tuổi...................................73
4.6.3 Đánh giá hiệu quả làm việc nhóm theo kinh nghiệm làm việc nhóm..74
viii
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu...................................................................74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................81
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................81
5.2 Một số hàm ý quản trị...............................................................................84
5.2.1 Tăng cường truyền cảm ứng cho nhân viên........................................85
5.2.2 Quan tâm đến nhân viên trong công ty hơn ........................................86
5.2.3 Lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi và phẩm chất ....................................87
5.2.4 Lãnh đạo kích thích trí tuệ .................................................................88
5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................91
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ....................................................96
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ......................................................100
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐƯỢC KHỎA SÁT.....................104
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG.......................................106
ix
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Shelley và công sự (2004)...............................26
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Tabassi và cộng sự (2013)...............................27
Hình 2.3: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Larson và Lafasto (1989) ............32
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thúy (2011) .............................34
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Hạnh (2012) ..................................35
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Lê An Khang (2013) .......................................36
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................38
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu .............................................................................40
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán của phần dư ................................................................70
Hình 4.2: Đồ thị Histogram ...................................................................................71
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu ................................................................41
Bảng 3.2: Mã hóa thang đo....................................................................................42
Bảng 4.1: Thông tin cá nhân của đáp viên .............................................................56
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các yếu tố thuộc phong cách lãnh
đạo tạo sự thay đổi.................................................................................................58
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s alpha nhân tố hiệu quả làm việc nhóm ......................59
Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố lần thứ ba ............................................................61
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố Thang đo hiệu quả làm việc nhóm. ...............62
Bảng 4.6: Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay yếu tố. ....................................64
Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các nhân tố.....................................................66
Bảng 4.8: Mô hình tóm tắt.....................................................................................68
Bảng 4.9: Kết quả ANOVAb
..................................................................................68
Bảng 4.10: Thông số của từng biến........................................................................68
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết.........................................................72
Bảng 4.12: So sánh trung bình về giới tính ............................................................73
Bảng 4.13: Kiểm định Levene ...............................................................................73
Bảng 4.14: Kiểm định ANOVA.............................................................................73
Bảng 4.15: So sánh trung bình về kinh nghiệm......................................................74
Bảng 4.16: Tương quan mức độ ảnh hưởng và giá trị thực trạng của các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên trong ngành CNTT ..................76
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT : Công Nghệ Thông Tin
Sig : Observed significance level – Mức ý nghĩa quan sát
SPSS :
Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm
thống kê trong lĩnh vực khoa học, xã hội
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VIF : Variance inflation factor – Hệ số phóng đại phương sai
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển cần tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh cốt lõi, một nguồn được
xem là tài sản của doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tố
quan trọng làm nên sự thành công của một doanh nghiệp (Trần Kim Dung, 2005).
Trong tiến trình ấy, lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và là cầu nối góp phần thắt
chặt mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.
Có nhiều lý do để nhân viên rời công ty. Trong đó, lý do đầu tiên được nêu ra
lại là những người lãnh đạo. Hai tác giả Marcus Buckingham và Curt Coffman của
cuốn sách “Điều gì tạo nên sự khác biệt của những nhà lãnh đạo tài ba nhất thế
giới?” đã cho rằng, thực sự người ta không từ bỏ công việc của mình, mà chính là
họ bỏ những nhà quản lý. (Poeple don’t leave companies. They leave leaders). Nếu
các nhân viên không duy trì được mối quan hệ tốt với những người quản lý, không
thích họ hay không tôn trọng họ nữa, thì sớm muộn họ cũng rời bỏ công ty cho dù
mức lương cao hay bổng lộc hấp dẫn.
Những người lãnh đạo không tạo được các cơ hội công bằng, thích đáng cho
nhân viên, không kết nối, truyền đạt được cảm hứng cho họ, và không đánh giá
đúng được năng lực của nhân viên, thì sẽ luôn phải đối mặt với vấn đề nhân sự xáo
trộn thường xuyên. Nhà quản lý tốt là những người mà vẫn duy trì được mối quan
hệ tốt với nhân viên ngay cả khi họ đã rời vị trí. Còn những người quản lý tồi là
những người bạn vẫn để tâm theo dõi họ, nhưng là để tìm cách tránh gặp lại họ
trong tương lai.
Một số nguyên tắc để phân loại các nhà lãnh đạo theo phong cách đã được đề
xuất trong các nghiên cứu, chẳng hạn như phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi,
phong cách lãnh đạo nghiệp vụ (Bass, 1990). Trong đó, phong cách lãnh đạo tạo sự
thay đổi đã là một trong các lý thuyết trích dẫn nhiều nhất của lãnh đạo. Những năm
gần đây, phong cách lãnh đạo tạo sự thay đổi được đề xuất như một phong cách