Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của phân kali đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất cây dưa lưới (cucumis melo l.) trồng trong điều kiện sinh thái bán nhân tạo tại đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI ĐỨC HẠNH
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN KALI ĐẾN QUÁ TRÌNH
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT CÂY DƯA LƯỚI (CUCUMIS MELO L.)
TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN SINH THÁI BÁN NHÂN TẠO
TẠI ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số : 842.01.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN LÊ
Phản biện 1: TS. Vũ Thị Bích Hậu
Phản biện 2: TS. Võ Châu Tuấn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Sinh thái học họp tại Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 11 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn thạc sĩ tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, dưa lưới (Cucumis melo.L) là một sản phẩm
nông nghiệp cao cấp, được người tiêu dùng ưa thích bởi chất lượng tốt
và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Tại miền Nam,
dưa lưới được du nhập và trồng nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh từ
2010, và bắt đầu được sản xuất thử tại Đà Nẵng từ năm 2017
Thực tế cho thấy việc sản xuất canh tác dưa lưới trên đồng
ruộng gặp nhiều trở ngại và khó khăn trong việc tìm nguồn nước, phụ
thuộc lớn về điều kiện tự nhiên, đất trồng, thời vụ và nhất là vấn đề ô
nhiễm nông nghiệp. Chính vì vậy, canh tác theo hướng sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao trong nhà màng được xem là điều kiện tích cực
và cần thiết để sản xuất dưa lưới thành sản phẩm hàng hóa với năng
suất và chất lượng ổn định.
Mùi vị và hương thơm dưa lưới phụ thuộc vào nồng độ đường,
chất rắn hòa tan tổng số, vitamin, chất thơm và các axit amin trong
quả. Hàm lượng sucroza đã được chứng minh là chỉ số quan trọng để
đánh giá chất lượng dưa lưới [45]. Dung dịch dinh dưỡng là một yếu
tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng dưa lưới khi trồng
trên môi trường không sử dụng đất [29].
Kali có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa hoạt động
của các enzym trong cây. Kali gia tăng cường độ quang hợp của lục
lạp và vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá qua libe đến mô lưu trữ,
qua đó cải thiện chất lượng trái cây và năng suất [25]. Nồng độ kali
không đủ hoặc quá mức ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả [44].
Kali là một chất khử mạnh. Nó dễ dàng cho điện tử và chuyển
thành cation K+
. Sự có mặt của kali ảnh hưởng tốt đến quá trình hình
thành gluxit trong quang hợp cũng như quá trình chuyển hóa và vận
chuyển gluxit trong cây. Mặt khác, sự tổng hợp các vitamin được tăng
2
cường dưới tác dụng của kali. Ngoài ra, kali còn liên quan chặt chẽ
đến quá trình hô hấp của cây. Thiếu kali dẫn đến sự giảm hô hấp, kìm
hãm quá trình tổng hợp đường saccarose gây cản trở đến nhiều khâu
của quá trình oxy hóa khử, mà trước hết là có liên quan đến sự phá hủy
trao đổi photphat và hình thành các liên kết cao năng [3].
Để góp phần bổ sung và hoàn thiện quy trình trồng dưa lưới
trong nhà màng theo hướng công nghệ cao trong điều kiện sinh thái tại
Đà Nẵng, chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phân kali đến
quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất cây dưa
lưới (Cucumis melo L.) trồng trong điều kiện sinh thái bán nhân
tạo tại Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định nồng độ kali thích hợp cho dưa lưới được trồng trong
nhà màng, trên giá thể, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt sinh trưởng và
phát triển, chất lượng quả tốt trong điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định ảnh hưởng của các nồng độ kali khác nhau đến các
chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: Đường kính thân, diện tích lá, thời điểm
ra hoa, số lượng hoa dưa lưới trong điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng.
- Xác định ảnh hưởng của các nồng độ kali khác nhau đến các
chỉ tiêu năng suất: số lượng quả, đường kính quả và độ dày thịt quả,
trọng lượng quả dưa lưới trong điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng.
- Xác định ảnh hưởng của các nồng độ kali khác nhau đến chất
lượng quả: Độ Brix, hàm lượng vitamin axit hữu cơ, hàm lượng
vitamin C, hàm lượng nước, hàm lượng nitrat của dưa lưới trong điều
kiện sinh thái tại Đà Nẵng.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Theo dõi, tổng hợp, phân tích các điều kiện sinh
3
thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong thời điểm trồng dưa lưới tại Hòa
Vang, Đà Nẵng.
- Nội dung 2: Ảnh hưởng của các nồng độ kali khác nhau đến
các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: chiều dài thân, diện tích lá, thời
điểm ra hoa, số lượng hoa dưa lưới;
- Nôi dung 3: Ảnh hưởng của các nồng độ kali khác nhau đến
các chỉ tiêu năng suất: số lượng quả, chiều dài quả, đường kính quả và
độ dày thịt quả, trọng lượng quả dưa lưới.
- Nội dung 4: Ảnh hưởng của các nồng độ kali khác nhau đến
chất lượng quả: Độ Brix, hàm lượng vitamin axit hữu cơ, hàm lượng
vitamin C, hàm lượng chất xơ, hàm lượng nước, hàm lượng nitrat của
dưa lưới.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học
mới về ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng dưa
lưới (Cucumis melo L.) trồng trong nhà màng, trên giá thể, sử dụng hệ
thống tưới nhỏ giọt trong điều kiện sinh thái tại thành phố Đà Nẵng.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa
học, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp kiến thức, quy trình để sản
xuất giống dưa lưới (Cucumis melo L.) trồng trong nhà màng, trên giá
thể, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trong điều kiện sinh thái tại Đà
Nẵng.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu quan
trọng cho người nông dân trong quá trình sản xuất đại trà cây dưa lưới
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
4
xuất nông nghiệp.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây dưa lưới
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Dưa lưới có nguồn gốc từ vùng Đông Phi (Sudan, Ethiopia,
Somalia và Tanzania), là giống dưa hoang dại được thuần hóa ở phía
Đông Địa Trung Hải và Tây Á 4000 năm trước rồi lan rộng khắp châu
Á. Ngày nay dưa lưới được trồng rộng rãi trên thế giới, là loài trái cây
cũng như rau tiêu biểu của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [30]. Dưa
lưới (Cucumis melo L.), thuộc bộ Cucurbitales, họ Bầu bí
(Cucurbitaceae) [36].
1.1.2. Đặc điểm sinh vật học
- Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô,
nhiều ánh sáng. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 18 – 28oC, phát triển
chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa lưới có thể chịu được nhiệt độ lên
tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày.
- Rễ của câu dưa lưới thuộc loại rễ chùm, phân bố chủ yếu ở
tầng canh tác 0-30cm, rộng 50-60 cm [30].
- Thân của cây dưa lưới thuộc dạng thân cỏ 1 năm, leo bằng
tua cuốn [30].
- Lá dưa lưới mọc so le đơn, cuống dài, không lá kèm, phiến
có lông nhám, thùy gân kiểu chân vịt [30].
5
- Hoa dưa lưới mọc ở nách lá, là hoa đơn tính, lưỡng tính. Hoa
đực mọc thành chùm 2 đến 4 hoa với 3 nhị. Hoa cái hoặc hoa lưỡng
tính mọc riêng lẽ. Cây thường ra hoa vào tháng bảy đến tháng chín, hạt
chín từ tháng tám đến tháng 10 [30].
- Quả dưa lưới mọng, to, vỏ ngoài cứng, đôi khi hóa gỗ, vỏ
giữa dày, nạc, có thể xơ, ruột chiếm bởi cơm quả nhiều nước. Quả dưa
lưới chín được dùng tươi hoặc làm bột trái cây. Quả còn xanh được
dùng như một loại rau ăn sống hoặc chế biến các món ăn. Lá non có
thể được dùng như rau gia vị trong món súp. Ngoài ra thân của loài
thực vật này có thể dùng làm thức ăn cho vật nuôi [30].
- Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng
polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe giúp phòng chống bệnh ung
thư và tăng cường hoạt động miễn dịch.
1.1.3. Tình hình sản xuất cây dưa lưới trên thế giới và ở Việt
Nam
1.1.3.1. Tình hình sản xuất cây dưa lưới trên thế giới
1.1.3.2. Tình hình sản xuất cây dưa lưới ở Việt Nam
1.1.4. Tình hình nghiên cứu về cây dưa lưới trên thế giới và
Việt Nam
1.1.4.1. Trên thế giới
1.1.4.2. Tại Việt Nam
1.2. Công nghệ nhà màng trong sản xuất nông nghiệp
Nhà màng nhà lưới là kết cấu được xây dựng bởi các khung có
mái che và bao quanh bằng các vật liệu cho ánh sáng đi qua nhằm
kiểm soát yếu tố môi trường để con người thực hiện các hoạt động
trồng cây thuận lợi bên trong nhà.
- Ưu điểm của sản xuất trong nhà màng [9]:
+ So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng
trong nhà màng hiện đại mang lại thực sự nhiều lợi ích: giúp tiết kiệm
6
tới 1/3 công lao động, năng suất tăng gấp 1,5 - 2 lần so với trồng
truyền thống.
+ Do sử dụng chất liệu màng chắn côn trùng nên hạn chế rất
nhiều loại sâu bênh hại cây dưa lưới.
+ Ít chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, nên trồng dưa lưới
trong nhà màng được từ 4 -5 vụ/năm. Ngoài ra, có thể trồng thâm canh
dưa lưới liên tục.
+ Chủ động được các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật,…) do đó, sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo an toàn, đạt chất
lượng.
- Nhược điểm của sản xuất trong nhà màng [9]:
+ Tăng nhiệt độ bên trong nhà do hiệu ứng nhà kính.
+ Đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao và có kinh nghiệm
(quản lý nước tưới, dinh dưỡng, dịch hại) .
+ Hạn chế các thiên địch tự nhiên.
+ Chi phí đầu tư xây dựng nhà màng ban đầu lớn, để đầu tư
1000 m2
nhà màng cần có tối thiểu 80 triệu đồng cho mô hình nhà
màng đơn giản (cột thép và dây cáp), từ 300 – 350 triệu đồng cho kiểu
nhà kiên cố và tốt nhất là nhà màng có hệ thống nhà điều hành của
Israel, Hà Lan: Điều khiểu tưới nước và phân bón tự động, có hệ thống
làm mát giữ nhiệt độ ổn định 27-280C, có hệ thống mái che 3 lớp di
động, khung chịu được sức gió trên 120km/h với giá 1,2 tỷ đồng.
- Quản lý trang thiết bị trong nhà màng, nhà lưới[9]:
+ Thiết bị ánh sáng: Thiết bị chiếu sáng được sử dụng bằng
các loại bóng đèn có cường độ chiếu sáng khác nhau theo những loại
nhà trồng có độ cao. Đối với nhà lưới nhà màng đơn giản chủ yếu
đóng mở bằng thủ công người trồng. Một số nhà màng nhà lưới bán tự
động và tự động được thiết kế điều khiển đóng cắt theo yêu cầu của
người trồng cây vì vậy đảm bảo chính xác thời điểm đóng cắt. Độ bền
7
của hệ thống chiếu sáng phụ thuộc vào thời giản sử dụng nên cần đóng
mở hợp lý theo từng loại cây trồng trong nhà trồng. Định kỳ bảo trì,
bảo dưỡng để nguồn chiếu sáng được tối ưu và hiệu quả nhất.
+ Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ: Chủ yếu sử dụng trong nhà lưới
nhà màng là hệ thống quạt thông gió và hệ thống phun sương trong
nhà trồng, các hệ thống này thông thường được sự phối hợp làm việc.
Để làm việc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho loại thiết bị
này người ta thường sử dụng các bộ điều khiển để đóng mở khi cần
thiết trong quá trình trồng cây.
+ Thiết bị thông gió: Thiết bị được chia hai loại: thiết bị thông
gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức. Thông gió tự nhiên được thiết kế
theo chuyển động của góc mở theo hướng gió phù hợp cho từng nhà,
từng loại cây trồng. Thông gió cưỡng bức theo hai loại quạt hút và đẩy
trong nhà trồng.
+ Thiết bị tưới, bón: Trong nhà màng nhà lưới thiết bị loại này
chủ yếu là hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa cho các loại cây
trồng khác nhau. Hệ thống phân bón được hòa tan trong nước tưới. Vì
vậy cần được điều khiển các chế độ tưới khác nhau cho cây trồng.
Trong quá trình quản lý sử dụng thiết bị này tránh tắc vòi, đảm bảo áp
lực máy bơm.
+ Thiết bị khác: Ngoài ra còn có bộ phận phối trộn, thiết bị
chăm sóc cây, đồng hồ đo, các cảm biến, van điều khiển... Cần có sự
theo dõi, kiểm tra hoạt động của các thiết bị này.
1.3. Công nghệ tưới nhỏ giọt
- Ưu điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt [13]:
+ Tưới nhỏ giọt (Drip irrigation/Strickle irrigation) là dạng
tưới tiết kiệm nước hay còn gọi là vi tưới (micro irrigation). Tưới nhỏ
giọt đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến gốc cây trồng liên tục dưới
dạng từng giọt nhờ các thiết bị tưới đặc trưng tạo giọt.
8
+ Giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm điện và hao phí lao động tạo
ra sản phẩm.
+ Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều quanh gốc rễ, tạo
điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng,
quang hợp… cho cây trồng.
+ Cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết nhưng
tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới.
+ Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa, giãm đến mức
tối thiểu các tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi, thấm...
+ Tưới nhỏ giọt không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không
tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất.
+ Tưới nhỏ giọt đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động
được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa
nông nghiệp ở khâu nước tưới.
+ Tưới nhỏ giọt phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như
độ dốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm
nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió... Tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi
địa hình nông nghiệp Việt Nam.
+ Tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp, lưu
lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành.
+ Tưới nhỏ giọt góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại
quanh gốc cây và sâu bệnh vì lượng nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc
cây.
+ Tưới nhỏ giọt cung cấp nước thường xuyên, duy trì chế độ
ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây
trồng. Nhờ đó, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
- Hạn chế của công nghệ tươi nhỏ giọt [13]:
+ Hệ thống ống tưới nhỏ giọt hay bị tắt nghẽn do bùn cát,
rong, tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan... Chính
9
vì vậy, nguồn nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải được xử
lý qua bộ lọc.
+ Tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây và cải tạo vi
khí hậu như tưới phun mưa, không có khả năng rửa lá giúp cây quang
hợp tốt.
+ Tưới nhỏ giọt cần phải có vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư
phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.
+ Khi tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, cây trồng sẽ xấu đi nhiều so
với các phương pháp tưới khác.
1.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đối với sự sinh trưởng
của thực vật trong nhà màng
1.4.1. Giá thể
1.4.2. Nhiệt độ
1.4.3. Ánh sáng
1.4.4. Nước
1.4.5. Các chất dinh dưỡng
1.5. Kỹ thuật trồng cây dưa lưới trong nhà màng, trên giá
thể sử dụng tưới nhỏ giọt, châm phân tự động [17]
1.5.1. Chuẩn bị nhà màng
1.5.2. Chọn giống
1.5.3. Chuẩn bị cây con
1.5.4. Chuẩn bị giá thể trồng
1.5.5. Thiết bị tưới
1.5.6. Trồng và chăm sóc
1.5.7. Thu hoạch
1.6. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, khí hậu của xã Hòa
Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
10
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống dưa lưới (Cucumis melo L.) Camry 002 của Công ty
TNHH Nhà Nguyễn tại thành phố Hồ Chí Minh, thuộc chi Cucumis,
họ Bầu bí (Cucurbitaceae), bộ Bầu bí (Cucurbiatles), có đặc điểm là
sinh trưởng khỏe, trọng lượng quả từ 1,5 – 2,0 kg. Thời gian từ gieo
đến thu hoạch khoảng 80 – 90 ngày.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2018
(8 tháng)
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Ươm hạt giống trong khay xốp, trong nhà màng tại hộ nông
dân thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng.
- Trồng cây trong nhà màng, trên giá thể và chăm sóc, theo
dõi, đo đếm số liệu tại hộ nông dân thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa
Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.1.1. Các nghiệm thức
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD), một yếu tố, 3 lần lặp lại và có 5 nghiệm thức như sau:
- Nghiệm thức 1 (NT1): Nền + 250 ppm K2O (đối chứng)
- Nghiệm thức 2 (NT2): Nền + 350 ppm K2O
- Nghiệm thức 3 (NT3): Nền + 450 ppm K2O
- Nghiệm thức 4 (NT4): Nền + 550 ppm K2O
- Nghiệm thức 5 (NT5): Nền + 650 ppm K2O
11
Ghi chú:
- Nền: (Trình bày ở bảng 2.1)
Bảng 2.1. Nồng độ N, P và lượng nước tưới của “nền” trong thí nghiệm
TT Giai đoạn
N
(ppm)
P
(ppm)
Lượng dung dịch
tưới
(lít /cây/ngày)
1 Trồng – bắt đầu ra hoa 180 44 0,8
2 Bắt đầu ra hoa – tạo lưới 220 56 1,8
3 Tạo lưới - thu hoạch 200 56 2,5
Ngoài ra, bổ sung thêm một số phân vi lượng, nồng độ phân vi
lượng bổ sung: B: 0,3 – 0,5 mg/lít; Mn: 0,3 mg/lít; Fe: 2 - 3 mg/lít;
Mo: 0,05 mg/lít; Cu: 0,1 – 0,5 mg/lít; Zn: 0,3 mg/lít. pH cho dung dịch
tưới là: từ 5,5 - 6,5.
- Nền + 250 ppm K2O (đối chứng): Được áp dụng từ quy trình
trồng Dưa lưới trên giá thể, trong nhà màng của Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh,
2017.
2.3.1.2. Sơ đồ bố trí các nghiệm thức
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NT1 NT2 NT1
NT2 NT1 NT4
NT5 NT3 NT3
NT4 NT4 NT2
NT3 NT5 NT5
2.3.2. Quy trình thực hiện thí nghiệm
2.3.2.1. Chuẩn bị nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt
2.3.2.2. Chuẩn bị giá thể, túi bầu
2.3.2.3. Chuẩn bị phân bón và nước tưới
2.3.2.4. Chuẩn bị cây con
2.3.2.5. Trồng cây và chăm sóc
2.3.2.6. Làm giàn cho cây dưa lưới
2.3.2.7. Tỉa nhánh, quả
2.3.2.8. Rung hoa, thụ phấn
12
2.3.2.9. Thu hoạch
2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh thái tự nhiên và bán tự nhiên trong
nhà màng
- Các chỉ tiêu theo dõi: Nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng, lượng
mưa.
- Địa điểm theo dõi: Ở 02 điều kiện trong nhà màng và ngoài
nhà màng tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, từ đó
đánh giá khả năng thích nghi của cây dưa lưới trồng trong nhà màng
trong thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 5/2018 tại xã Hòa Khương,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp: điều tra, thu thập thông tin, hồi cứu số liệu,
máy đo vi khí hậu.
2.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
Trong mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cây theo đường chéo góc để
theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu.
- Tỷ lệ nảy mầm:
Theo dõi bằng phương pháp đếm và tính toán thực tế tỷ lệ nảy
mầm của hạt.
- Thời gian sinh trưởng (ngày):
Tiến hành theo dõi thời gian sinh trưởng trong các giai đoạn:
từ khi gieo hạt đến nảy mầm, ra lá thật (3-4 lá thật), ra hoa, hình thành
quả, thu hoạch và tính tổng thời gian sinh trưởng.
+ Thời gian ra hoa: thời gian tính từ bắt đầu trồng đến khi 50%
số cây nở hoa. (theo dõi số ngày tất cả các cây nở hoa, theo dõi số cây
trên 3 lần nhắc lại)
+ Thời gian hình thành quả: thời gian tính từ bắt đầu trồng đến
khi bắt đầu hình thành quả.
+ Thời gian thu hoạch: tính từ lúc trồng đến lúc 90% số cây
thu hoạch hái quả được.
- Chiều dài thân chính của cây dưa lưới (cm):
13
Dùng thước đo kẻ li đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của ngọn.
Đo từ sau khi cây hình thành lá thật, sau đó 10 ngày đo 1 lần.
- Số hoa trên cây:
Tính tổng số hoa và tổng số hoa cái ở trên cây dưa lưới trồng
trong nhà màng. Thực hiện bằng phương pháp đếm và thống kê số
liệu.
2.3.3.3. Các chỉ tiêu cấu thành năng suất
- Trọng lượng quả (g/quả):
Mỗi nghiệm thức cân 10 quả ở mỗi lần lặp lại sau đó lấy giá trị
trung bình.
- Năng suất lý thuyết (NSLT):
NSLT (kg/1.000m2
) = số cây/ha X trọng lượng quả/cây.
- Năng suất thực thu (NSTT):
NSTT (kg/1.000m2
) = (Tổng trọng lượng quả/ô)
2.3.3.4. Các chỉ tiêu về phẩm chất
- Chiều dài quả (cm):
Mỗi nghiệm thức đo 10 quả ở mỗi lần lặp lại sau đó lấy giá trị
trung bình.
- Đường kính quả (cm):
Mỗi nghiệm thức đo 10 quả ở mỗi lần lặp lại sau đó lấy giá trị
trung bình.
- Độ dày thịt quả (cm):
Mỗi nghiệm thức đo 10 quả ở mỗi lần lặp lại sau đó lấy giá trị
trung bình.
- Phân tích độ Brix (%):
Thực hiện tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích hàm lượng NO3-
:
Thực hiện trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá bằng cảm quan về độ giòn và mùi thơm của sản