Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của nữ giới trong hội đồng quản trị tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LƯU VŨ HIỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA NỮ GIỚI TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỚI HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LƯU VŨ HIỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA NỮ GIỚI TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỚI HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành : 8 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LINH
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình nghiên cứu khoa học độc lập này là của riêng tôi. Các
số liệu phân tích sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích rất trung
thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong nghiên cứu khác.
TP. HCM, Ngày 06 tháng 10 năm 2019
Tác giả
LƯU VŨ HIỀN
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Linh vì sự quan tâm, đầu tư
thời gian và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và cho những lời
khuyên vô cùng quý báu để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của
Quý thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu và hết sức cố gắng để hoàn thiện luận
văn, song không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng
góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Dựa vào báo cáo tài chính của 115 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
HOSE trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, tác giả đã tiến hành thu thập, phân
tích, xử lý số liệu các chỉ số tài chính cụ thể và xây dựng biến dữ liệu theo mô hình hồi
quy cũng như đánh giá mức độ phù hợp của dữ liệu và các biến quan sát của mô hình.
Qua phân tích thực nghiệm bằng phần mềm thống kê kinh tế lượng Stata 13, bằng kỹ
thuật phân tích định lượng dựa trên mô hình khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi
GLS. Biến phụ thuộc Tobin’s Q (Q) đại diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp,
các biến độc lập gồm: sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT (DWOMAN), tỷ lệ
thành viên nữ trong HĐQT (PWOMAN), chỉ số cân bằng giới tính trong HĐQT
(BLAU) và các biến kiểm soát: đòn bẩy tài chính (LEVER), quy mô doanh nghiệp
(SIZE), tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, cả ba biến đại diện cho nữ
giới trong HĐQT (DWOMAN, PWOMAN, BLAU) đều có tác động cùng chiều với
biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Q) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 5%. Bên cạnh đó, biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ số lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA) đều có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của công ty
với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Cuối cùng biến đòn bẩy tài chính (LEVER) không có
ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của phụ nữ và cân bằng giới tính trong
Hội đồng quản trị của Công ty, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị cho
doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách pháp luật nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
iv
ABSTRACT
Based on the financial statements of 115 listed enterprises on the HOSE stock
exchange in the period from 2012 to 2017, the writer collected, analyzed, processed
data of specific financial indicators, and built data variables with regression model as
well as assessed the relevance of data and observed variables of the model. Through
empirical analysis with Stata 13 econometric statistical software, by quantitative
analysis techniques based on the model to overcome the variance of GLS change. The
dependent variable Tobin's Q (Q) represents business performance, independent
variables include: the presence of female members in the Board of Management
(DWOMAN), the percentage of female members in the Board of Management
(PWOMAN), the index of gender balance in the Board of Management (BLAU) and
control variables: financial leverage (LEVER), firm size (SIZE), return on assets
(ROA).
The dissertation achieved the set out research objectives, all three variables
representing female in the Board of Management (DWOMAN, PWOMAN, BLAU)
work in the same direction with the dependent variable of business performance (Q)
and have statistical significance of 5%. In addition, the control of firm size (SIZE)
variable and return on assets (ROA) are positively related to the performance of the
company with a statistical significance of 1%. Finally, the financial leverage variable
(LEVER) is not statistically significant in the model.
The research’s results showed the role of women and gender balance in the
Company’s Board of Management, the writer also made some recommendations for
enterprises, investors and policy planners to enhance the operational efficiency of the
business.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................... 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................... 4
1.7 Bố cục luận văn ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ......... 7
2.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 7
2.1.1 Lý thuyết về quản trị doanh nghiệp ........................................................... 7
2.1.2 Lý thuyết về người đại diện ...................................................................... 8
2.1.3 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực .................................................................. 9
2.1.4 Lý thuyết các bên liên quan ..................................................................... 10
2.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................... 11
2.3 Các bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của nữ giới trong Hội đồng
quản trị đến hiệu quả hoạt động ................................................................................. 13
2.3.1 Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy có tác động ................................. 13
2.3.2 Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy chưa đủ cơ sở tác động ............... 16
2.4 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 18
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 18
vi
3.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.2.1 Đo lường hiệu quả hoạt động ................................................................. 20
3.2.2 Đo lường sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT ........................... 21
3.2.3 Đo lường tỷ lệ nữ trong HĐQT .............................................................. 22
3.2.4 Đo lường cân bằng giới tính trong HĐQT ............................................... 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.4 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................. 29
4.1 Thống kê mô tả biến ...................................................................................... 29
4.2 Phân tích tương quan giữa các biến ............................................................... 31
4.3 Kết quả mô hình nghiên cứu (1) (biến độc lập DWOMAN) .......................... 32
4.3.1 Hồi quy với biến độc lập DWOMAN ...................................................... 32
4.3.2 Kiểm định các hiện tượng của mô hình nghiên cứu (1) ........................... 34
4.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu 1 ................................. 37
4.4 Kết quả mô hình nghiên cứu 2 (biến độc lập PWOMAN) .............................. 38
4.4.1 Hồi quy với biến độc lập ......................................................................... 38
4.4.2 Kiểm định các giả thuyết mô hình nghiên cứu 2 ...................................... 40
4.4.3 Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu (2) .................................. 43
4.5 Kết quả mô hình nghiên cứu 3 (biến độc lập BLAU) ..................................... 44
4.5.1 Hồi quy với biến độc lập BLAU ............................................................. 44
4.5.2 Kiểm định các giả thuyết mô hình nghiên cứu (3) ................................... 46
4.5.3 Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu (3) .............................. 49
4.6. Thảo luận kết quả mô hình nghiên cứu .......................................................... 50
4.7 Kết luận chương 4 ......................................................................................... 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 55
5.1 Kết luận về sự ảnh hưởng của nữ giới trong HĐQT tới hiệu quả hoạt động ... 55
5.2 Những gợi ý hàm ý quản trị doanh nghiệp ..................................................... 57
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 58
5.3.1 Hạn chế của đề tài ................................................................................... 58
vii
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng Nội dung Trang
3.1 Định nghĩa biến và kỳ vọng dấu 23
4.1 Thống kê mô tả các biến 29
4.2 Phân tích tương quan giữa các biến 31
4.3 Hồi quy với biến độc lập DWOMAN 33
4.4 Hệ số VIF của mô hình nghiên cứu (1) 35
4.5 Kết quả kiểm định White cho mô hình (1) 36
4.6 Kết quả kiểm định Wooldridge cho mô hình (1) 37
4.7 Kết quả hồi quy GLS mô hình (1) 38
4.8 Hồi quy với biến độc lập PWOMAN 39
4.9 Hệ số VIF của mô hình nghiên cứu (2) 41
4.10 Kết quả kiểm định White cho mô hình (2) 42
4.11 Kết quả kiểm định Wooldridge cho mô hình (2) 43
4.12 Kết quả hồi quy GLS mô hình (2) 44
4.13 Hồi quy với biến độc lập BLAU 45
4.14 Hệ số VIF của mô hình nghiên cứu (3) 47
4.15 Kết quả kiểm định White cho mô hình (3) 48
4.16 Kết quả kiểm định Wooldridge cho mô hình (3) 49
4.17 Kết quả hồi quy GLS mô hình (3) 50
4.18 Tổng hợp kết quả hồi quy GLS 51
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
FEM Mô hình ước lượng tác động cố định Fixed effects model
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
GLS Mô hình bình phương bé nhất General Least Square
HĐQT Hội đồng quản trị
HOSE
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh
LEVER Đòn bẩy tài chính Leverage
OLS Mô hình ước lượng bình phương bé nhất Orginary least square
OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế
Organisation of Economic
Cooperation and
Development
REM Mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên Random effects model
ROA Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản Return on Asset
ROE Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return on Equity
SIZE Logarit của doanh thu Log of sales
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong
đó yếu tố về giới tính các thành viên trong hội đồng quản trị (HĐQT) cũng góp phần
liên quan. Cụ thể, khi xem xét cùng trình độ học vấn, số năm kinh nghiệp làm việc và
độ tuổi, một nhà quản trị nam và một nhà quản trị nữ trước cùng một vấn đề sẽ có
những cách nhìn nhận và giải quyết hoàn toàn khác nhau (Smith và cộng sự, 2006).
Theo Adams và Ferreira (2009) giới tính trong HĐQT là một chủ đề đã trở thành mối
quan tâm chính trong những nỗ lực cải cách quản trị doanh nghiệp trên toàn thế giới
với bằng chứng là các doanh nghiệp liên tục khuyến khích bổ nhiệm phụ nữ vào các vị
trí quan trọng trong HĐQT. Những doanh nghiệp nào có tỷ lệ quản trị nữ cao, có thể
dễ dàng liên kết được với các nhà bán lẻ, ngân hàng, truyền thông và các bên đối tác
(Brammer và cộng sự, 2007). Điều này thể hiện vai trò quan trọng của phụ nữ trong
môi trường làm việc và thực tế cho thấy ngày càng có nhiều phụ nữ đứng ở vị trí lãnh
đạo trong các doanh nghiệp và tổ chức.
Hiện nay, Việt Nam đã và đang đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng trong những thập kỷ gần đây, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt
khoảng 7%/năm. Những thành quả về mặt kinh tế đã tạo thêm các điều kiện cho phụ
nữ tiếp cận các cơ hội giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, các vấn đề bình đẳng giới và
tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới nhận được nhiều sự quan tâm trên
phương diện chính sách, thể hiện cụ thể bằng những quy định trong Hiến Pháp Việt
Nam, Luật Bình Đẳng Giới năm 2006, và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến
năm 2020. Trong đó, một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới đến năm 2020 đã được Thủ Tướng phê duyệt là tỷ lệ nữ doanh nhân đạt 35% vào
năm 2020.
2
Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động năm 2007. Đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số thành
tựu phát triển, với số doanh nghiệp niêm yết hiện tại là hơn 700 công ty và tổng vốn
hóa đạt 71% GDP. Một số doanh nghiệp niêm yết này được điều hành bởi các nữ
doanh nhân và gặt hái được nhiều thành công trong và ngoài nước. Mặc dù một số
nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành tại Việt Nam nhằm xem xét ảnh hưởng của nữ
giới đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như Tuan và công sự, 2015;
Adhikary và Hoang, 2014), một số biến có khả năng đại diện cho giới tính (biến tỷ lệ
giới tính, cân bằng giới tính) có vẻ như bị bỏ sót.
Một số lý thuyết nền tảng đã được xây dựng làm tiền đề để giải thích ảnh hưởng
của nữ giới trong HĐQT tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Cụ thể, lý
thuyết về người đại diện được xây dựng bởi Jensen và Meckling (1976), lý thuyết các
bên liên quan (Freeman, 1984) cho thấy vai trò chính của HĐQT là thực hiện kiểm
soát các nhà quản lý và bảo vệ lợi ích cho cổ đông. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
được xây dựng bởi Pfeffer và Salancik (1978) cho rằng sự liên kết các nguồn lực bên
trong và bên ngoài mang tính cốt yếu cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Dựa trên những lý thuyết này, nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành
nhằm xem xét ảnh hưởng của nữ giới trong hội đồng quản trị tới hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này cho thấy
các tác động trái chiều nhau và không đồng nhất. Cụ thể nghiên cứu của Adler (2001),
Smith và cộng sự (2006), Kevin Campbell và Mínguez Vera (2008),….cho thấy sự
góp mặt của nữ giới có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động, trong khi đó
Carter và cộng sự (2010); Rose (2007),.. cho thấy điều ngược lại. Bên cạnh đó, trong
khi phần lớn các nghiên cứu đã được tiến hành tại các quốc gia phát triển, chủ đề này
mới thu hút được sự quan tâm trong thời gian gần đây tại Việt Nam.
Trước thực trạng đó, tác giả đặt ra vấn đề là với sự xuất hiện của nữ giới trong
hội đồng quản trị có làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không và kỳ
vọng việc có thêm nghiên cứu để đưa ra kết luận chính xác hơn cho vấn đề này đối với