Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay.
PREMIUM
Số trang
211
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1359

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THẾ VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN

PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN

CỦA NGƯỜI DÂN QUẢNG NINH HIỆN NAY

Ngành: Triết học

Mã số: 9 22 90 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS,TS. Doãn Thị Chín

2. TS. Trần Thị Thúy Ngọc

HÀ NỘI, 2023

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trích dẫn trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả trình bày

trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình

nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày…. tháng….năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Thế Vinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 Bs Biên soạn

2 CTQG Chính trị Quốc gia

3 CNXH Chủ nghĩa xã hội

4 CNXHKH Chủ nghĩa xã hội khoa học

5 Nxb Nhà xuất bản

6 St Sưu tầm

7 UBTW Ủy ban Trung ương

8 HĐND Hội đồng nhân dân

9 UBND Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................7

1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo và đời sống

tinh thần .......................................................................................................7

1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh

quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người Việt nam hiện nay..............15

1.3. Nhóm các công trình đề cập đến giải pháp phát huy những ảnh hưởng

tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật

giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay ............27

1.4. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những

vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết....................................................30

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN

ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN

ĐỀ LÝ LUẬN .............................................................................................. 35

2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................35

2.2. Nguồn gốc, nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo...............41

2.3. Những yếu tố tác động đến sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật

giáo đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam...............................50

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI

SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN QUẢNG NINH HIỆN NAY -THỰC

TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA .........................................................................59

3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và Phật giáo tỉnh Quảng Ninh...........59

3.2. Những ảnh hưởng chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống

tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay ................................................79

3.3. Nguyên nhân thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến

đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay và những vấn đề

đặt ra ........................................................................................................115

Chương 4: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH

HƯỞNG TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NHÂN

SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN

QUẢNG NINH HIỆN NAY ..............................................................................125

4.1. Dự báo xu hướng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời

sống tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay......................................125

4.2. Giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng

tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người

dân Quảng Ninh hiện nay........................................................................132

KẾT LUẬN.......................................................................................................158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................163

PHỤ LỤC..........................................................................................................174

DANH MỤC BẢNG

Bảng 17: Nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan

Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh ...................... 115

Bảng 18: Nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan

Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh ...................... 118

Bảng 19: Đề xuất các giải pháp..................................................................... 133

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 06: Những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo đến tư

tưởng người dân Quảng Ninh...............................................................................80

Biểu đồ 07: Những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến tư

tưởng người dân Quảng Ninh...............................................................................84

Biểu đồ 09: Những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo

đức người dân Quảng Ninh ..................................................................................87

Biểu đồ 10: Nhữngảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến .........95

Biểu đồ 12: Những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời

sống văn hóa, văn nghệ của người dân Quảng Ninh............................................97

Biểu đồ 13: Những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời

sống văn hóa, văn nghệ của người dân Quảng Ninh..........................................104

Biểu đồ 15: Những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo đến phong

tục, tập quán của người dân Quảng Ninh...........................................................106

Biểu đồ 16: Những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến phong

tục, tập quán của người dân Quảng Ninh...........................................................112

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) sáng lập ở miền Bắc Ấn Độ,

ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên. Trong quá trình tồn tại và phát

triển, Phật giáo đã có sự ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhiều

nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Gần 2000 năm gắn bó, đồng hành

cùng dân tộc, Phật giáo đã tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc trong đời

sống tinh thần của người Việt Nam. Phật giáo luôn gắn bó, sát cánh cùng dân

tộc, vượt qua những biến động thăng trầm của lịch sử góp phần làm nên những

chiến thắng vẻ vang, là một thành tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa Việt

Nam. Đặc biệt, nhân sinh quan Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống

tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, trở thành triết lý sống và

phương châm ứng xử của họ.

Phật giáo vào Việt Nam bằng con đường hòa bình, phù hợp với tín

ngưỡng bản địa và tâm thức con người Việt Nam nên được đông đảo người dân

dễ dàng tiếp nhận. Từ trong lịch sử, những giá trị nhân văn của Phật giáo mang

tính phổ quát như bình đẳng, từ bi, giải thoát con người khỏi đau khổ, hướng

con người đến tự do, giải thoát… đã thẩm thấu vào trong đời sống xã hội và

ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam.

Nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, Phật giáo đã sát cánh cùng dân tộc trong sự

nghiệp dựng nước và giữ nước. Phật giáo tác động đến nhiều mặt trong đời sống

tinh thần của người dân từ tư tưởng, đạo đức, phong tục, tập quán, văn hóa, nghệ

thuật, tạo nên sự gắn kết giữa đạo với đời, góp phần làm phong phú đời sống văn

hóa tinh thần dân tộc.

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam, là vùng đất

giàu truyền thống văn hóa lâu đời. Quảng Ninh là nơi gắn liền với sự ra đời và

phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, một dòng thiền được tích hợp từ

các thiền phái du nhập từ Trung Hoa với những giáo lý chứa đựng nội dung nhân

sinh quan phong phú và ảnh hưởng của nó khá đa dạng đến đời sống tinh thần

người dân nơi đây. Do vị trí đặc thù Phật giáo Quảng Ninh, không chỉ tác động

đến Phật giáo nói riêng mà lan tỏa trong cả nước. Từ trong lịch sử, Phật giáo đã

thể hiện tinh thần nhập thế, luôn gắn bó cùng vận mệnh dân tộc. Với tinh thần

2

nhập thế, Phật giáo ngày càng tham gia tích cực vào đời sống xã hội, xích lại

gần hơn với cộng đồng dân tộc. Phật giáo Quảng Ninh có ảnh hưởng sâu đậm

đến người dân nơi đây. Trong lịch sử, Quảng Ninh từng được coi là kinh đô của

Phật giáo Đại Việt, mang đậm truyền thống yêu nước, đạo pháp gắn bó với dân

tộc của Phật giáo Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo Quảng Ninh

đã sớm gắn bó và đồng hành cùng nhân dân trong quá trình xây dựng phát triển

đất nước.

Ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa,

đời sống tinh thần của người dân có nhiều biến đổi. Nhân sinh quan Phật giáo đã

góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú, tăng cường

khối đại đoàn kết dân tộc, chấn hưng đạo đức xã hội, phát triển văn hóa, duy trì,

phát huy những nét đẹp trong phong tục, tập quán… Phật giáo với những tư

tưởng thế giới quan và nhân sinh quan sâu sắc, thấm đượm tinh thần nhân văn

của nó đã có những đóng góp nhất định cho việc duy trì đạo đức xã hội và xây

dựng nhân cách con người, đồng thời góp phần lưu giữ những giá trị truyền

thống và bản sắc văn hóa ngàn đời của dân tộc và của người dân Quảng Ninh.

Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh tính

cần thiết phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức trong tôn giáo, góp phần làm

phong phú đời sống tinh thần của dân tộc trong bối cảnh hiện đại và chấn hưng

đạo đức dân tộc. Đây cũng là một hướng khả thi để xây dựng nhân cách con

người, góp phần xây dựng nền văn hóa tinh thần người dân Quảng Ninh thêm

phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác, đời sống kinh tế, chính

trị, văn hóa, giáo dục... phát triển đã tạo điều kiện và làm phong phú thêm đời

sống sinh hoạt Phật giáo ở Quảng Ninh hiện nay.

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Phật giáo Quảng Ninh cũng có

điều kiện phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc xây dựng, trùng tu chùa chiền, đào

tạo tăng ni và sinh hoạt Phật giáo diễn ra sôi nổi tại các chùa chiền, thiền viện.

Người dân cũng dành thời gian cho lễ bái nhiều hơn, tham gia vào những hoạt động

Phật giáo nhiều hơn. Mặt khác, với tinh thần nhập thế từ trong lịch sử, Phật giáo

Quảng Ninh đã hướng nhiều hơn đến cuộc đời, thực hiện chủ trương “cứu khổ”

thông qua các chương trình từ thiện, giúp đỡ những người kém may mắn, bất hạnh

khiến đạo và đời gắn bó hơn. Với mục đích là giải thoát con người khỏi kiếp khổ

3

trầm luân, giải phóng con người cho nên Phật giáo mang giá trị nhân sinh sâu sắc,

quan tâm đến đời sống hiện thực của quần chúng giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau.

Hiện nay, thực hiện chủ trương của Đảng và đường lối của Nhà nước về

bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Phật giáo Quảng Ninh luôn phát

huy tinh thần “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” đang có nhiều hoạt

động tích cực, đồng hành với nhân dân hưởng ứng chủ trương trên nhằm mục

tiêu xây dựng xã hội hài hòa, văn minh và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những

ảnh hưởng tích cực, Phật giáo vẫn còn bộc lộ những hạn chế tác động đến đời

sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu để

hiểu rõ hơn giáo lý cơ bản của Đạo Phật, nhận diện những ảnh hưởng tích cực

và tiêu cực của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân Quảng Ninh

để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hữu hiệu là vô cùng cần thiết.

Vì vậy, thấy được giá trị bền vững của nhân sinh quan Phật giáo trong đời

sống tinh thần của người dân Việt Nam để làm cơ sở đề ra chủ trương xây dựng,

phát triển những giá trị tốt đẹp của các giá trị này là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì

những lý do trên đây, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Ảnh hưởng của nhân

sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện

nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ triết học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về nhân sinh quan Phật giáo,

luận án làm rõ thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống

tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm

phát huy ảnh hưởng tính tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan

Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ

Thứ nhất, trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về nhân sinh quan Phật

giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh.

Thứ hai, phân tích làm rõ thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật

giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay trên một số lĩnh

vực cơ bản như: tư tưởng; đạo đức; văn hóa, nghệ thuật; phong tục, tập quán

(ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực).

4

Thứ ba, dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát huy

ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo

đến đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng

của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của đời

sống tinh thần người Việt Nam. Nhưng do mục đích của đề tài, trong phạm vi

của luận án chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân sinh Phật giáo

đến một số lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện

nay như: tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hóa, nghệ thuật; phong tục tập quán.

+ Về không gian: Điều tra chọn mẫu đại diện ở 02 địa bàn nghiên cứu ở

tỉnh Quảng Ninh: người dân khu vực đô thị và người dân khu vực nông thôn.

+ Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo

đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh từ khi đổi mới (1986) đến nay.

+ Về địa bàn nghiên cứu: Trong phạm vi luận án nghiên cứu ảnh hưởng

của Phật giáo đến những cư dân sinh sống ở Quảng Ninh.

+ Về đối tượng khảo sát: Để đảm bảo mẫu mang tính đại diện, tác giả Luận án

đã chọn đại diện cho người dân khu vực đô thị và người dân khu vực nông thôn.

+ Về mẫu nghiên cứu: Có 01 mẫu cho 400 phiếu (2 địa bàn x 200 phiếu),

trong đó: khu vực đô thị: 200 phiếu và khu vực nông thôn: 200 phiếu.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc, trong

đó có vai trò của tôn giáo.

Quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo nói

chung và Phật giáo nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng trong luận án là phương pháp luận biện

chứng duy vật. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

5

khoa học xã hội khác như: phương pháp lịch sử, lôgic ; phương pháp phân tích,

tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch…

Để có dữ liệu tin cậy cho Luận án, tác giả Luận án đã sử dụng kết hợp cả

phương pháp khảo sát định tính và định lượng, sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ

cấp để đảm bảo thông tin đáng tin cậy và chính xác.

Khai thác dữ liệu thứ cấp:

Đề tài đã tìm kiếm, khai thác thông tin từ rất nhiều nguồn tài liệu từ báo

cáo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng

Ninh qua các kỳ đại hội là những dữ liệu đảm bảo tính khoa học, khách quan.

Khai thác dữ liệu sơ cấp:

Khảo sát định lượng

Cuộc khảo sát định lượng với bảng hỏi có sẵn nhằm thu thập ý kiến của

người dân về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh

thần của người dân Quảng Ninh hiện nay. Bảng hỏi được thiết kế khảo sát trực

tuyến, với sự trợ giúp của phần mềm google form (kèm theo trong phần Phụ lục).

Để đảm bảo mẫu mang tính đại diện, tác giả Luận án đã chọn số lượng

mẫu khảo sát là 400 phiếu, trong đó 200 phiếu đại diện cho người dân khu vực

đô thị và 200 phiếu đại diện cho người dân khu vực nông thôn. Việc lựa chọn đối

tượng khảo sát đảm bảo có đại diện của các nhóm dân cư với sự đa dạng về giới

tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp, dân tộc, mức sống…

Khảo sát định tính

- Mục đích: thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã

thu được từ khảo sát thực tiễn. Mục đích của phỏng vấn sâu là để làm rõ hơn

những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người

dân Quảng Ninh.

- Khách thể phỏng vấn sâu: gồm 10 khách thể (03 chức sắc và 07 người

dân) là những người sinh sống ở Quảng Ninh.

- Cách thức tiến hành: Thời gian và địa điểm phục vụ cho công tác phỏng

vấn sâu rất linh hoạt, thuận lợi cho khách thể. Nội dung phỏng vấn được chuẩn

bị trước một cách đầy đủ, chi tiết theo những vấn đề mà đề tài quan tâm nghiên

cứu. Sau đó gặp từng người để phỏng vấn về các nội dung đã được chuẩn bị.

5. Đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn các tư tưởng, giáo lý nhân sinh quan

của Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người dân

Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới đất nước.

6

- Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa trong việc góp phần cung cấp

luận cứ khoa học cho việc hoạch định, điều chỉnh, bổ sung cụ thể hóa các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo nói chung và

công tác Phật giáo ở Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,

giảng dạy những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo học, Phật giáo… và

áp dụng trong công tác dân vận, xử lý các tình huống chính trị - xã hội có liên

quan đến tôn giáo trong tình hình hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Trên phương diện lý luận:

Luận án góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc hoạch định

chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung và Phật giáo

nói riêng, phát triển đời sống tinh thần của dân tộc.

Trên phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử

dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn ngành

triết học, tôn giáo học và hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt

Nam nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng, góp phần để Phật giáo Việt Nam

thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới đã có ảnh hưởng sâu rộng trong

đời sống nhân loại. Vì vậy, nghiên cứu về Phật giáo cũng như ảnh hưởng của nó

trên thế giới và Việt Nam đã thu hút rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu là trí

thức Phật giáo và giới khoa học trong và ngoài nước. Căn cứ vào nội dung tiếp

cận và kiến giải của các tài liệu, chúng tôi tạm chia thành 4 nhóm tư liệu chính

sau đây:

1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo và đời

sống tinh thần

Để hiểu được giáo lý Phật giáo chúng ta cũng không thể không nhắc đến

các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo và đời sống tinh thần. Có

thể kể đến các công trình cơ bản sau đây:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Đại Đức Narada Thera với công trình Đức Phật và Phật pháp (1946) là

một tác phẩm xuất sắc của giảng sư tại trường Đại học Đường Tích Lan được ấn

hành đầu tiên tại Sài Gòn do Phạm Kim Khánh dịch. Công trình giới thiệu về

Phật giáo nguyên thủy; gồm hai phần: Phần thứ nhất, bàn về Đức Phật từ khi

sinh ra đến khi xuất gia, đạo quả Phật rồi sau khi thành đạo, truyền bá giáo pháp;

Phần thứ hai nói về Phật pháp và những lý giải khá hoàn chỉnh về vấn đề này.

Theo tác giả, Phật giáo không phải là một triết học, tuy nhiên có thể gần với triết

học nhưng đạo Phật hàm xúc hơn nhiều. Đồng thời, tác giả cho rằng, Phật giáo

không phải là một tôn giáo vì đây không phải là một hệ thống tín ngưỡng hay lễ

bái. Tác giả có những phân tích khá sâu sắc nội dung Tứ diệu đế, thập nhị nhân

duyên. Tác giả đã dành chương cuối để bàn về Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỉ,

Xả). Vì vậy, đây là một công trình công phu, trình độ hiểu biết uyên thâm về

kinh điển Phật giáo, giới thiệu những bài học thuyết giảng của Đức Phật rõ ràng,

giản dị mà vẫn giữ được tinh thần khoa học sâu sắc, rất hữu ích cho tác giả kế

thừa trong tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo.

Tưởng Duy Kiều với công trình Đại cương triết học Phật giáo (1957)

được Thích Đạo Quang dịch từ Hán sang Việt. Tác giả trình bày khái quát toàn

diện Phật giáo thành ba tập. Tập thứ nhất bàn về lịch sử của Phật giáo, tập thứ

hai bàn về nội dung của Phật giáo và tập thứ ba bàn về các giáo phái của Phật

giáo. Tác giả đi nghiên cứu cụ thể về của thế giới quan Phật giáo và nhân sinh

quan Phật giáo. Tác giả mới chỉ bước đầu nói về giáo lý nhân sinh, còn nhiều nội

8

dung của nhân sinh quan Phật giáo thì bàn chưa kỹ cần được tiếp tục nghiên cứu.

Do đó, việc nghiên cứu cho thấy tính đa dạng trong cách nhìn của các học giả về

Phật giáo.

Kimura Taiken với công trình Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận (1969) do

Thích Quảng Độ dịch. Phật giáo chia thành ba tông phái chính: Tiểu thừa, Đại

thừa và Mật tông, đây là điều mà học giả người Nhật Bản đã đi sâu nghiên cứu

giai đoạn Phật giáo chia thành các tông phái; trong đó tác giả chú trọng quá trình

hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, khi nghiên cứu Phật giáo Đại

thừa, Kimura Taiken có so sánh với Phật giáo nguyên thủy về các vấn đề về thế

giới quan và nhân sinh quan, giải thích tư tưởng Phật giáo, giá trị của cuộc đời,

đạo đức trong Phật giáo. Theo Kimura Taiken, điều quan trọng nhất của Phật

giáo là giải quyết vấn đề nhân sinh và đời sống con người trong thế giới này. Tác

giả đã có nhiều đánh giá sâu sắc, toàn diện những tư tưởng nhân sinh quan Phật

giáo. Đây là những gợi mở rất có giá trị cho luận án trong quá trình nghiên cứu.

Walpola Rahula với công trình Tư tưởng Phật học (Con đường thoát khổ)

(1974) được Thích nữ Trí Hải dịch, Tu thư Đại học Vạn Hạnh. Đây là cuốn sách

tóm lược những tư tưởng căn bản của giáo lý Phật giáo, theo quan điểm của tác

giả giáo lý của Phật giáo là thống nhất không có phân chia Đại thừa – Tiểu thừa,

Nam tông hay Bắc tông, quá trình phân chia đó là do diễn biến của lịch sử, do

quá trình truyền bá của Đạo Phật qua các nền văn hóa khác nhau. Cuốn sách tác

giả W.Rahula trình bày thành 8 chương với các nội dung về quan niệm của Phật

giáo về thế giới, con người, mục đích cuộc đời. Trong cuốn sách này, tác giả đã

trình bày theo lối hiện đại tư tưởng về “Tứ diệu đế” một cách hấp dẫn và dễ hiểu.

Khổ đế, ở đây tác giả nêu quan điểm của Đạo Phật về thực tiễn nhân sinh từ đó

định hướng cho con người về cuộc sống hạnh phúc. Trong cuốn sách này, tác giả

đã thể hiện quan điểm của Phật giáo về chiến tranh, hòa bình: “Đạo Phật chủ

xướng và rao truyền bất bạo, hòa bình như thông điệp của mình cho cả thế giới và

không tán thành bất cứ sự bạo động hay sát sinh nào. Theo Phật giáo không có gì

có thể gọi là “chiến tranh chân chính”, đó chỉ là một từ ngữ sai lầm được đúc ra và

lưu hành để biện minh cho hận thù tà ác, bạo động và chém giết” [181, 139].

Những tư tưởng của Đạo Phật được trình bày hết sức logic, dễ hiểu song không

kém phần trí tuệ, rất thuận lợi cho những ai mới bước đầu tiếp xúc với giáo lý

Phật giáo.

David J.K Kalupahana với công trình Buddhist Philosophy: A historical

analysis (1984) trong cuốn sách này, tác giả chỉ ra ba khái niệm Nghiệp báo,

Luân hồi và Niết bàn là các khái niệm cơ bản; đồng thời ông chỉ ra khái niệm

9

trung tâm của hệ thống triết học Phật giáo là nhân - quả. Thông qua nhân - quả

giúp con người điều chỉnh hành vi, làm điều lành tránh nghiệp ác, sợ quả báo.

Tác giả đã phân tích logic và dẫn chứng trực tiếp từ các nguồn tài liệu trong các

bản kinh Phật bằng tiếng Pali.

TS. Peter D. Santina với cuốn sách Fundamentals of Buddhism (Nền tảng

của đạo Phật) (1986) do Thích Tâm Quang dịch. Trong công trình này, tác giả

trình bày về lịch sử ra đời của Phật giáo, Tứ diệu đế, thuyết nhân duyên, nghiệp,

ngũ uẩn... là những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo. Với những hiểu biết sâu sắc

về giáo lý nên tác giả cố gắng làm rõ từng nội dung trong quan niệm nhân sinh của

Phật giáo nguyên thủy.

Hòa thượng Thích Thanh Kiểm với công trình Lược sử Phật giáo Ấn Độ

(1986) với phương pháp tiếp cận sử học Phật giáo, tác giả trình bày nội dung của

nhân sinh quan Phật giáo trong thiên thứ nhất. Trong công trình này, tác giả đã

đưa ra những kiến giải về thời đại nguyên thủy Phật giáo kể từ thời kỳ Đức Phật

còn tại thế cho tới cuối thế kỷ thứ III trước Tây Lịch sau vương triều Asoka,

nghiên cứu rất kỹ giáo lý của Phật giáo nguyên thủy. Tác giả bắt đầu nghiên cứu

Phật giáo tiếp cận từ Tứ diệu đế, đến Thập nhị nhân duyên, rồi đến thế giới quan

Phật giáo để chỉ ra nguyên nhân của phiền não và giải thoát là những giáo lý của

Phật giáo nguyên thủy. Tác giả cho rằng, Niết bàn là đoạn diệt hết mọi nỗi khổ,

vì thế ông đã bàn đến Hữu dư Niết bàn và Vô dư Niết bàn. Tác giả đã thể hiện sự

thấu hiểu của mình về nội dung kinh Phật, điều này được thể hiện tư duy triết

học về vấn đề nhân sinh mà Đức Phật đã bàn đến.

Lâm Thế Mẫn với công trình Tinh thần và nét đặc sắc của hội Phật giáo

(1996) do Linh Chi dịch, Nxb Cà Mau. Xuyên suốt trong công trình là những

kiến thức cơ bản, nổi bật của đạo Phật. Đặc biệt, trong chương IV thông qua

những điểm nổi trội trong nhân sinh quan Phật giáo, tác giả giúp cho con người

có một nhân sinh quan chính xác, giúp con người cố gắng phấn đấu vươn lên,

làm lành mạnh hóa nhân tâm của xã hội, bồi dưỡng lòng tự tôn, nhân cách độc

lập, tự chủ của con người. Tác giả cho rằng, “nhân sinh quan này dùng nhãn

quan chính trị quét sạch mọi nghi hoặc, sầu muộn và hiểu sai về cuộc đời, nhận

thức một cách chính xác chân tướng của cuộc đời, nắm chắc trong tay định

hướng của cuộc đời” [98, 85]. Công trình không đi sâu vào nghiên cứu giáo lý

của Phật giáo, nhưng những công hiến của tác giả là tài liệu quý báu trong đánh

giá ưu điểm và hạn chế trong quan niệm nhân sinh của Phật giáo.

Walpola Rahula với công trình Lời giáo huấn của Phật đà (1999) do Trí

Hải dịch, tác giả đã dành chương VI trong cuốn sách này để phân tích về nhân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!