Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai tại Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
136.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1003

Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai tại Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bùi Thị Thơm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 169 - 175

169

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI TRONG KHẨU PHẦN ĂN

ĐẾN SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THỊT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI

LỢN RỪNG LAI TẠI THÁI NGUYÊN

Bùi Thị Thơm

*

, Trần Văn Phùng

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh với tổng số 72 lợn rừng lai thương

phẩm được chia làm 2 lô thí nghiệm, thí nghiệm 2 lần, mỗi lần 18 con/lô. Các lô thí nghiệm đảm

bảo đồng đều về giống, tuổi, khối lượng và tình trạng sức khoẻ và nhắc lại một lần. Lợn được nuôi

bán hoang dã và bổ sung 2-3 bữa / ngày tùy giai đoạn tuổi. Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế

như sau: Mức năng lượng trao đổi 3000 -2900 và 2900-2800 kcal tương ứng giai đoạn sinh trưởng

và vỗ béo, lần lượt lô thí nghiệm 1 và 2; Hai thí nghiệm có cùng mức protein thô là 16-14 % và

axit amin được tính toán theo đề xuất của ARC 1981, [2], [3], [7]. Kết quả cho thấy lô thí nghiệm

có mức năng lượng 3000-2900 kcal/kg thức ăn ở mức protein thô trong khẩu phần là 16 – 14 % thì

tốc độ sinh trưởng của lợn rừng lai F2 tăng hơn 4,31%; giảm tiêu tốn thức ăn tinh 4,71% và thức ăn

xanh 5,97% đồng thời giảm được chi phí thức ăn 4,74% so với lô thí nghiệm có mức năng lượng

2900-2800 kcal/kg thức ăn ở cùng giai đoạn tuổi. Chất lượng thịt nạc có xu hướng tăng lên khi

năng lượng trao đổi trong khẩu phần hợp lý. Tuy nhiên, số lượng tăng này không có ý nghĩa thông

kê và cũng không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thịt. Như vậy, chăn nuôi lợn rừng lai

thương phẩm trong điều kiện bán hoang dã tại Thái Nguyên có mức năng lượng trao đổi 3000-

2900 kcal và tỷ lệ protein 16-14% tương ứng giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo trong khẩu phần là

hợp lý vừa phù hợp điều kiện thực tế, khả năng sinh trưởng của lợn và có hiệu quả kinh tế.

Từ khoá: Năng lượng trao đổi (ME), lợn rừng lai, sinh trưởng của lợn rừng lai.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong thời gian vừa qua, chăn nuôi lợn rừng

thương phẩm đã và đang được người tiêu

dùng ưa chuộng và sản xuất theo hướng hàng

hóa “đặc sản” đáp ứng nhu cầu hiện nay. Xu

thế nuôi thuần hóa lợn rừng Việt Nam, con lai

giữa lợn đực rừng với con cái giống lợn địa

phương trong điều kiện bán hoang dã để khai

thác tiềm năng di truyền và tận dụng nguồn

thức ăn ở địa phương là phù hợp điều kiện

miền núi. Thịt lợn rừng là món ăn được hấp

dẫn người tiêu dùng ở chất lượng thịt nạc, ít

cholesterol, sạch và an toàn do được chăn

nuôi bán tự nhiên.

Năm 2008, Trần Văn Phùng và cs đã tạo ra

dòng lợn rừng lai F1 giữa lợn rừng với lợn địa

phương ở Bắc Kạn. Nhóm lợn lai này mang

có các đặc điểm ưu thế mang giá trị kinh tế

của hai giống lợn bố mẹ, tuy nhiên cần có

những khảo sát đánh giá khả năng sinh

trưởng, tính năng sản xuất thịt để tạo ra các

* Tel: 0985 382 125

sản phẩm có giá trị thực phẩm và giá trị kinh

tế. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bên

cạnh việc chú trọng công tác giống, thú y, cải

tạo giống vv… để nâng cao năng suất, chất

lượng thịt được con người ưu thích thì cần bổ

sung nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng hợp lý,

giá thành hạ nhưng phải được cân đối đầy đủ

các chất phù hợp với từng loại lợn, các giai

đoạn chăn nuôi lợn, cũng như các hướng nuôi

lợn khác nhau vv… Trong đó, nhu cầu năng

lượng trao đổi (ME) trong chăn nuôi lợn là

nhu cầu rất cần thiết cho đối tượng lợn rừng,

con lai sinh trưởng, tích lũy mỡ vừa phải góp

phần nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả

chăn nuôi.

Từ những lý do đó, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu thí nghiệm này nhằm xác định ảnh

hưởng của mức năng lượng trao đổi trong

khẩu phần đến sinh trưởng, chất lượng thịt và

hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm,

từ đó tìm ra mức năng lượng trao đổi hợp lý

nhằm phát triển chăn nuôi lợn rừng lai trên

diện rộng, đặc biệt là vùng núi phía Bắc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!