Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của mở rộng chi nhánh lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------- **** --------
NGUYỄN THỊ TỐ TRINH
ẢNH HƯỞNG CỦA MỞ RỘNG CHI NHÁNH LÊN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TỐ TRINH
ẢNH HƯỞNG CỦA MỞ RỘNG CHI NHÁNH LÊN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN MINH KIỀU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tác giả xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Mở, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến khoa sau Đại học-Trường Đại học Mở TpHCM đã hỗ trợ và động viên tác giả
hoàn thành tốt luận văn Thạc sỹ.
Tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Minh Kiều người đã dìu dắt
và hướng dẫn luận văn, cũng như động viên tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Tố Trinh
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 6
1. Lý do nghiên cứu:........................................................................................................ 6
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 7
5. Nguồn dữ liệu .............................................................................................................. 8
6. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 8
7. Cấu trúc luận văn......................................................................................................... 8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................. 10
2.1 Ngân hàng thương mại: ........................................................................................... 10
2.2. Mở rộng chi nhánh của ngân hàng: ........................................................................ 10
2.3. Hiệu quả hoạt động của NHTM ............................................................................. 12
2.3.1. Phân loại hiệu quả hoạt động của NHTM ....................................................... 13
2.3.2. Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM ................................. 17
2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài
chính ...................................................................................................................... 18
2.3.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên cách tiếp cận tham số................... 21
2.3.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả biên cách tiếp cận phi tham số............. 26
2.4. Xác định nguồn lực đầu vào và đầu ra trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động của
ngân hàng Việt Nam...................................................................................................... 30
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả
hoạt động của NHTM.................................................................................................... 33
2.6.Các giả thuyết về tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt động của
NHTM ....................................................................................................................... 36
2.6.1. Mở rộng quy mô (mở rộng chi nhánh) với hiệu quả hoạt động của ngân
hàng: ...................................................................................................................... 36
2.6.2. Tỉ trọng tiền gửi khách hàng/tổng tài sản với hiệu quả hoạt động của ngân
hàng ....................................................................................................................... 37
2.6.3. Cơ cấu nguồn vốn với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.......................... 37
3
2.6.4. Tỉ trọng dư nợ tín dụng/Tổng tài sản với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
............................................................................................................................... 38
2.6.5. Chất lượng tài sản với hiệu quả hoạt động của ngân hàng .......................... 39
2.6.6. Hiệu quả quản lý với hiệu quả hoạt động của ngân hàng ............................ 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 41
3.1. Mô hình nghiên cứu:............................................................................................... 41
3.1.1. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp SFA.................................... 42
3.1.2. Ước lượng hiệu quả kinh tế toàn phần ............................................................ 44
3.2. Phân tích phi tham số về hiệu quả sử dụng nguồn lực các ngân hàng thương mại
Việt Nam........................................................................................................................ 45
3.3. Mô hình phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt động của
NHTM. .......................................................................................................................... 46
3.3.1. Phương pháp ước lượng mô hình .................................................................... 46
3.3.2. Dữ liệu Nghiên cứu: ........................................................................................ 49
3.3.3. Các bước thực hiện phân tích mô hình trên phần mềm EVIEW 9.0............... 49
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 50
4.1. Phân tích hiệu quả quả hoạt động NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016......... 50
4.1.1. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp SFA ....................... 50
4.1.2. Kết quả ước lượng hiệu quả chi phí bằng phương pháp SFA ......................... 51
4.1.3. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp DEA ...................... 53
4.1.4. Kết quả ước lượng hiệu quả chi phí bằng phương pháp DEA ........................ 54
4.2. Phân tích mối quan hệ giữa mở rộng chi nhánh NHTM và hiệu quả hoạt động
NHTM trong giai đoạn 2000 – 2016:............................................................................ 56
4.2.1. Phân tích biểu đồ: ............................................................................................ 56
4.2.2. Phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính..................................................... 57
4.3. Thảo luận kết quả: .................................................................................................. 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 67
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 71
4
Phụ lục 1: Dữ liệu trong mô hình phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực theo SFA và
DEA............................................................................................................................... 71
Phụ lục 2: Hiệu quả kỹ thuật theo SFA của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ...... 85
Phụ lục 3: Hiệu quả chi phí theo SFA của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ........ 86
Phụ lục 4: Hiệu quả kỹ thuật theo DEA của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ..... 87
Phụ lục 5: Hiệu quả kinh tế toàn phần theo DEA của các ngân hàng trong mẫu nghiên
cứu ................................................................................................................................. 88
Phụ lục 6: Dữ liệu trong mô hình phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu
quả hoạt động của NHTM ............................................................................................. 89
Phụ lục 7: Các chỉ số thống kê cơ bản của dữ liệu phụ lục 6........................................ 98
Phụ lục 08: Phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam với biến phụ thuộc là DEA_CE........................................................ 99
1. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình OLS ................................................................ 99
2. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM .............................................................100
3. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình REM.............................................................101
4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp.................................................................102
4.1. Kiểm định lựa chọn giữa OLS và FEM........................................................102
4.2. Kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM ......................................................103
Phụ lục 09: Phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam với biến phụ thuộc là DEA_TE......................................................104
1. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình OLS ..............................................................104
2. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM .............................................................105
3. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình REM.............................................................106
4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp.................................................................107
4.1. Kiểm định lựa chọn giữa OLS và FEM........................................................107
4.2. Kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM ......................................................108
Phụ lục 10: Phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam với biến phụ thuộc là SFA_TE.......................................................109
1. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình OLS ..............................................................109
2. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM .............................................................110
5
3. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình REM.............................................................111
4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp.................................................................112
4.1. Kiểm định lựa chọn giữa OLS và FEM........................................................112
4.1. Kiểm định lựa chọn giữa FEM và REM ......................................................113
Phụ lục 11: Phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam với biến phụ thuộc là SFA_CE.......................................................114
1. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình OLS ..............................................................114
2. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM .............................................................115
2. Hồi quy dữ liệu bảng với mô hình REM.............................................................116
4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp.................................................................117
4.1. Kiểm định lựa chọn giữa OLS và FEM........................................................117
4.2. Kiểm định lựa chọn giữa REM và FEM ......................................................118
6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Lý do nghiên cứu:
Để có thể phát triển doanh nghiệp một cách nhanh chóng và bền vững, các nhà quản
trị cần xét đến nhiều yếu tố về nội tại cũng như về môi trường hoạt động của doanh
nghiệp. Đối với một tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung, cũng như hoạt động ngân
hàng nói riêng việc đánh giá về hiệu quả sử dụng nguồn lực là cực kì quan trọng. Bởi
thông qua các phân tích đó, sẽ giúp các nhà quản trị hệ thống hoá các điểm mạnh và điểm
yếu của chính doanh nghiệp đó. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh buôn bán mặt hàng
đặc biệt, là trung gian lưu chuyển tiền tệ từ người dư thừa tới người cần vốn, do vậy ngân
hàng là một mắt xích không thể thiếu để giúp một nền kinh tế phát triển.
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng như: Girardone và các cộng
sự (2004) sử dụng phương pháp phân tích chi phí biên ngẫu nhiên Fourier-flexible và Xefficiencies để tìm ra các yếu tố quyết định chính tác động đến hiệu quả chi phí của các
ngân hàng Ý trong giai đoạn 1993-1996; Fang và các cộng sự (2011) sử dụng cách tiếp
cận biên ngẫu nhiên xem xét hiệu quả chi phí và lợi nhuận của các ngân hàng Nam-Đông
Âu trong giai đoạn 1998-2008.
Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thường sử dụng hai phương pháp chính: phương pháp phân tích các chỉ số
tài chính và phương pháp phân tích hiệu quả biên. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
của các NHTM tại Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng các chỉ số tài chính thông qua
phân tích các nhân tố tác động đến suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) hay suất sinh lời
trên tổng vốn sỡ hữu (ROE) để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên,
phương pháp phân tích các chỉ số tài chính là phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động
theo cách truyền thống bộc lộ nhiều nhược điểm không đánh giá được tổng quát hiệu quả
hoạt động của toàn hệ thống NHTM.
Vì vậy, để có thể vẽ được bước tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạt động của toàn hệ
thống NHTM cần có các phương pháp phân tích hiện đại hơn như phương pháp phân tích
7
hiệu quả biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp phân tích hiệu quả biên bao dữ liệu
(DEA) để có thể đánh giá toàn diện nhất về thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam hiện nay là điều cần thiết để có thể đưa ra các bằng chứng định lượng đủ thuyết
phục. Hơn nữa các nghiên cứu tại Việt Nam thường nghiên cứu các nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà rất ít thấy các nghiên cứu chuyên sâu về từng yếu
tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Do đó, từ các nguyên nhân trên tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của mở rộng chi
nhánh lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt
Nam”. Đề tài sẽ nghiên cứu chuyên sâu về yếu tố mở rộng chi nhánh (quy mô ngân
hàng) ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam bằng
phường pháp phân tích hiệu quả biên ngẫu nhiên (SFA) và đưa ra các chỉ số đánh giá
hiệu quả hoạt động của từng NHTM.
Mục tiêu 2: Phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả sử dụng nguồn
lực của các NHTM Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung 2
nhóm chính:
(i) Hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam;
(ii) Tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: 16 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2016. Luận văn
chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2000 là do trong khoảng thời gian này hệ thống
các NHTM Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh với sự xuất hiện nhiều hơn của các ngân
hàng thương mại cổ phần.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để hỗ trợ nghiên cứu bao gồm:
8
(i) Phương pháp phân tích tham số cách tiếp cận biên ngẫu nhiên (SFA) với sự trợ
giúp của phần mềm phân tích hiệu quả biên FRONTIER 4.1 vàDEAP 2.1 (Coelli và cộng
sự 2005) để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam;
(ii) Phân tích hồi quy dữ liệu bảng với ước lượng Pooled OLS, FEM và REM bàng
phần mềm Eview 9.0 để phân tích tác động của mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam;
5. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu của đề tài được lấy từ Data bank scope của Bureau van Dijk (2012)
cho các dữ liệu về hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011, báo cáo
thường niên của 16 NHTM trong giai đoạn 2006-2016 và số liệu chính thức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã định lượng được hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai
đoạn 2000 – 2016 thông qua phương pháp phân tích tham số cách tiếp cận biên ngẫu
nhiên (SFA) và phi tham số (DEA) được thực hiện với 2 đầu vào và 3 đầu ra đại diện cho
nguồn nhân lực, nguồn vật lực và nguồn tài lực để phân tích hiệu quả kỹ thuật trong giai
đoạn 2000 – 2016 và hiệu quả chi phí giai đoạn 2000 – 2016.
Luận văn phân tích tác động của nhân tố mở rộng chi nhánh đến hiệu quả hoạt dộng
của 16 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng
với ước lượng Pooled OLS, FEM và REM. Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình
hồi quy lần lượt là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí được đo lường theo SFA và
DEA.
7. Cấu trúc luận văn
Bài nghiên cứu được tác giả thiết kế nghiên cứu với 05 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
9
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng Pháp năm 1941, định nghĩa ngân hàng là những doanh nghiệp hay tổ
chức thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác
để phục vụ cho chính bản thân doanh nghiệp hoặc tổ chức vào các nghiệp vụ chiết khấu,
tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM,
đinh nghĩa “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy đinh của Luật các
tổ chức tín dụng và các quy đinh khác của pháp luật.”
Rose (2008) cho rằng NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất, mà trong đó có ba dịch vụ chính là tín dụng, thanh toán và
tiết kiệm, và ngoài ra NHTM còn thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì
một tổ chức kinh doanh nào.
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2010, NHTM là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Cùng với sự pháp triển của xã hội, thì ngày nay các NHTM cũng đa dạng hoá các
loai hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài các chức năng truyền thống
là trung gian lưu chuyển vốn của nền kinh tế, theo Rose (2008) NHTM còn có thêm rất
nhiều chức năng như: chức năng bảo hiểm, chức năng tín dụng, chức năng thanh toán,
chức năng tiết kiêm, chức năng lập kế hoạch đầu tư, chức năng quản lý tiền mặt, chức
năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh, chức năng môi giới.
2.2. Mở rộng chi nhánh của ngân hàng:
Theo Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ban hành ngày 09/09/2013, định nghĩa mạng
lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn