Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ xuân 2011 tại trung tâm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị
kinh tế và dinh dưỡng cao. Hiện nay lạc đang được trồng ở nhiều nước trên
thế giới. Theo FAO trong các loài cây lấy hạt có dầu được trồng hàng năm
trên thế giới, lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau đậu tương, Việt
Nam là nước trồng lạc đứng thứ 5 ở châu Á sau: Ấn Độ, Idonesia, Trung
Quốc và Myanma. Lạc có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của hầu
hết các địa phương trong cả nước. Lạc là cây lấy dầu có giá trị, trong hạt lạc
chứa lượng dầu cao từ 40-57 %, ngoài ra chứa protein khá cao từ 20-37,5 %
và các vitamin quan trọng khác như vitamin A, B1, B6, vitamin PP, có thể sử
dụng trực tiếp làm thực phẩm. Lạc là cây có khả năng cải tạo đất do ở rễ lạc
có các vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định đạm cung cấp cho cây nâng cao
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Hiện nay ở nước ta, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng,
là nguồn thực phẩm cho con người, nguồn thức ăn cho gia súc và là cây cải
tạo đất lý tưởng. Sản xuất lạc ở Việt Nam ngày càng phát triển, từ năm 1995
đến năm 2000 sản xuất lạc có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng nhưng
năng suất chưa cao, chỉ đạt khoảng 1,4 tấn/ha. Nhưng đến năm 2009 diện tích
trồng lạc trong cả nước đạt 249,2 nghìn ha và năng suất đạt 2,1 tấn/ha, cao
hơn nhiều so với các năm trước. Một trong những yếu tố quan trọng nâng cao
năng suất lạc ở Việt Nam là chúng ta đã chọn tạo, nhập nội được một số giống
mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Nhưng năng suất lạc ở nước ta nói chung
và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó
nguyên nhân chủ yếu: nông dân còn xem cây lạc là cây trồng phụ, chưa áp
dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, đa số diện tích
trồng lạc phụ thuộc vào nước trời nhưng chưa có giải pháp khắc phục... Ngoài
những nguyên nhân trên, phân bón cũng là một yếu tố quan trọng làm ảnh
hưởng đến năng suất và sản lượng của lạc. Vì vậy việc sử dụng phân bón hợp
1
lý làm tăng năng suất và chất lượng lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp
phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Hiện nay sản xuất lạc nói riêng và các cây trồng khác ở Thừa Thiên Huế nói
chung hiện chưa sử dụng phân bón Mg. Trong khi đó Mg là nguyên tố đa
lượng có nhiều vai trò sinh lý quan trọng đối với cây trồng, điều này đã ảnh
hưởng đến năng suất lạc. Vì vậy để xác định được vai trò, hiệu quả của việc
bón bổ sung Mg cho lạc, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc ở Thừa
Thiên Huế và những vùng có điều kiện đất đai tương tự. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất lạc trong vụ Xuân 2011 tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ
Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của MgSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát
triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc trong vụ Xuân năm
2011 tại Tứ Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Xác định được vai trò cũng như liều lượng MgSO4 phù hợp để cây
lạc cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao nhất ở Thừa Thiên Huế và các
vùng có điều kiện đất đai tương tự.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu bổ sung các dẫn liệu mới về vai trò của Mg đối
với cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các liều lượng bón MgSO4 tối
ưu cho cây lạc ở Thừa Thiên Huế và những vùng khác có điều kiện tương tự.
Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây lạc cho năng suất cao.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Giống lạc : L14
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân năm 2011
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây lạc
2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc
Cây lạc là cây trồng có giá trị kinh tế cao, xếp thứ 13 trong các cây thực
phẩm trên thế giới (Varnell và mocloud, 1975) [15, 11]. Nó không chỉ được
trồng ở khắp các tỉnh trên nước ta mà còn được trồng ở rất nhiều nơi trên thế
giới. Ngày nay, cây lạc được trồng rất phổ biến, phân bố rộng rãi từ 40 vĩ độ
bắc đến 40 vĩ độ nam [12, 11]. Trên thế giới hiện có hơn 100 quốc gia và
vùng lãnh thổ trồng lạc với diện tích khoảng 23 triệu ha. Căn cứ các tài liệu
về khảo cổ học, nhiều nhà khoa học đã xác định cây lạc được trồng cách đây
3200 - 3500 năm. Cây lạc được ghi vào sử sách từ thế kỷ thứ XVI [9, 7]
Cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Được trồng ở lưu vực ven sông Amazon
thuộc Peru. Năm 1877, Skie đã tìm thấy quả lạc trong ngôi mộ thời Ancon
( tại thủ đô của Pêru). Ngoài ra, người ta còn thấy lạc được trồng rất sớm ở
Mexico, ở Braxin, ở bolivia. Theo krapovikat ( 1986) qua chuyến đi thu nhập
giống lạc khắp Nam Mỹ đã viết rằng: " có thể chắc chắn là Arachis hypogaea
bắt nguồn từ Bovilia tại các vùng đồi thấp và chân núi của dãy Anđơ ". Giả
thiết của krapovikat cho tới nay vẫn là giả thiết có cơ sở khoa học hơn cả
[17], [11], [8]
Cây lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao nên được trồng ở khắp các
châu lục trên thế giới. Ở châu Phi, tại vùng phía Tây vào thế kỷ XIV do người
Bồ Đào Nha đưa tới. Thời điểm này người Tây Ban Nha đưa lạc từ Mexico
đến Philipin, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ có thể từ Srilanca
hoặc Malayxia tới Madagatxca. Ở châu Âu lạc được đưa vào thế kỷ XVI [8]
Ở châu Á: lạc từ bờ biển Peru theo các đoàn thuyền buôn tới Manila và châu
Á vào cuối thế kỷ XVI.
Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam hiện nay chưa được xác minh rõ ràng [6, 6].
Sự du nhập của cây lạc vào nước ta có thể từ Indonesia, Trung Quốc, các
nước phương Tây từ thế kỷ XVI qua quá trình phát triển mạnh về thương mại
và tôn giáo.
3