Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở huế.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ọ N N
Ọ SƢ P M
K OA LỊ SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ảnh hƣởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc
chùa ở Huế
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Trúc Phương
Người hướng dẫn : Lưu trang
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
PHẦN MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong gần 400 năm (1558 - 1945), Huế đã từng là Thủ phủ của chín đời chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia
thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng
những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí
tuệ và tâm hồn dân tộc trong dòng chảy văn hóa Việt nam.
Suốt mấy thế kỷ, bao nhiều tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun
đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên
tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã
được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ô,
Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các vua chúa Nguyễn
(thế kỷ XVI - XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn
(1802 - 1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hóa vô giá.
Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan
hằng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của
UNESCO.
So với các cố đô khác ở Đông Nam Á, Huế là nơi bảo lưu được tương đối nguyên
vẹn nhất diện mạo của một quần thể kiến trúc kinh đô thời quân chủ, bao gồm thành
lũy, cung điện, lăng tẩm… Nó đã được triều Nguyễn (1802 - 1945) cho qui hoạch và
xây dựng một cách có hệ thống, đầy tính triết lý và giàu tính nghệ thuật. Bởi vậy, khi
nói đến kiến trúc Huế, dường như ai cũng nghĩ đến những thành quách, cung điện
vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay những
lăng tẩm uy nghi của các vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cô tùng nơi
vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế và cho rằng đây là bộ mặt nghệ
thuật cung đình duy nhất của Việt Nam còn lại.
Tuy nhiên, gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết
chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời,
bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm
ngôi chùa thâm niên cổ kính, an lạc giữa núi rừng hoang vu u tịch với những giá trị
tâm linh vô cùng thiêng liêng. Như ông Amadou MahtarM’bow – Nguyên Tổng giám
đốc UNESCO, đã từng đưa ra một nhận xét tinh tế: “Huế không phải chỉ là một mẫu
mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi
động - ở đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hòa nhuyễn vào truyền thống địa
phương, nuôi dưỡng một tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo.”
Hiện ở Huế có hơn 300 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó có những
ngôi Tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ hàng trăm năm như Chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ
Hiếu, Quốc Ân, Trúc Lâm, Thiền Tôn, Trà Am, Vạn Phước…Mỗi ngôi chùa ở Huế
không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan
thiên nhiên mà còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc. Nhiều ngôi chùa
đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho đời sống văn hóa tâm linh Huế.
Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các
nghệ nhân Huế đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật kiến trúc với những nét độc đáo
mang cá tính Huế. Mỹ thuật kiến trúc Huế được tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật
Chăm, đặc biệt sau này là nghệ thuật trang trí Tây phương. Nghệ thuật kiến trúc cung
đình Huế còn là sự tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật kiến trúc dân gian. Nhiều loại
hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn
tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm
vàng bạc, dệt, thêu, đan… đã được các nghệ nhân triều Nguyễn nâng lên thành những
nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Rồi sau đó, chính nghệ thuật kiến trúc cung đình đã
thâm nhập vào đời sống dân gian, tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối kiến trúc
dân gian qua các công trình tôn giáo tín ngưỡng là nơi lưu giữ một đời sống tâm linh
vô cùng thiêng liêng của người dân xứ Huế.
Chính sự cộng hưởng giữa lối kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng truyền thống dân tộc
với nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế đã mang lại một sự tươi mới, khác biệt định
hình nên một phong cách rất riêng cho lối kiến trúc này ở Huế. Mang trong mình sự
hội tụ tinh hoa dân tộc với tầm ảnh hưởng sâu rộng, kiến trúc cung đình đi vào đời
sống dân gian đã để lại những dấu ấn gì trong những công trình kiến trúc đương đại?
Đi sâu vào nghiên cứu sự “Ảnh hưởng của kiến trúc cung đình đối với kiến trúc chùa ở
Huế” góp phần làm sáng hơn nữa một mảng rất hay của kiến trúc Huế. Và đó là lí do
tôi chọn đề tài này làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về kiến trúc Huế nói chung và kiến trúc tín ngưỡng Huế nói riêng là đề
tài đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Mỗi tác giả đã đi sâu nghiên cứu khía cạnh này hay khía cạnh khác với
nhiều nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Mảng nghiên cứu về kiến trúc
chùa cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bởi Huế mang
trong mình vai trò của một trung tâm văn hóa lớn, nơi hội tụ nhiều tinh hoa, chốn gặp
gỡ của nhiều vị cao tăng, đồng thời cũng là mảnh đất tốt để hệ thống nghi lễ được tổ
chức một cách hoàn chỉnh, quy mô, có tính điển chế cao, đặc biệt vào thời nhà
Nguyễn. Mặc dù số lượng các tác phẩm nghiên cứu khá đồ sộ về rất nhiều mảng kiến
thức, nhưng mảng về kiến trúc tín ngưỡng Huế với sự ảnh hưởng và tiếp biến của kiến
trúc cung đình còn khá khiêm tốn, phần nhiều nằm ở các bài viết...chứ chưa thực sự
được đầu tư nghiên cứu một cách hệ thống.
Đề tài nghiên cứu này tuy không mới đối với giới chuyên môn nhưng hứa hẹn sẽ
mang đến những khám phá vô cùng thú vị cho những du khách yêu Huế với những giá
trị cổ xưa.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu tổng thể loại hình triến trúc Phật giáo ở Huế và dấu ấn của kiến trúc
cung đình đối với các loại hình kiến trúc trên.
3.2. Làm rõ các giá trị văn hóa, giá trị thẫm mỹ và nghệ thuật kiến trúc – tạo hình là
kết tinh của hai dòng kiến trúc Phật giáo Huế với nghệ thuật kiến trúc đình. Làm nổi
bật các đặc trưng riêng biệt so với chùa truyền thống Việt Nam.
3.3. Khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của sự ảnh hưởng kiến trúc cung đình đối với
nghệ thuật kiến trúc Phật giáo ở Huế. Từ đó, giới thiệu các giá trị của nó cho những ai
quan tâm tìm hiểu.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu kiến trúc cung đình và chùa chiền ở Huế, tôi tìm hiểu
những nét ảnh hưởng từ kiến trúc cung đình đến kiến trúc chùa, bao gồm ảnh hưởng về
phong thủy, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, màu sắc, điêu khắc trang trí…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các công trình
tín ngưỡng tiêu biểu ( chùa ) được xây dựng từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XX.
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở các công
trình kiến trúc tín ngưỡng ( chùa ) dưới đời các Chúa và các triều vua nhà Nguyễn ở
phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế… Với
phạm vi này, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích những dấu ấn của kiến trúc cung
đình Huế được in đậm trên các công trình chùa đương đại.
5. Các nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu của đề tài là thông qua sách, báo, thông tin thống kê, bài
tham luận, đề án, những bài viết có liên quan đến quy hoạch và thiết kế xây dựng các
công trình kiến trúc Phật giáo ở Huế; cũng như trên các phương tiện truyền thông:
Internet, truyền hình… Tư liệu thông qua các chuyến đi thực tế đến các địa điểm thuộc
phạm vi nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
6.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin
liên quan đến đối tượng, chủ thể nghiên cứu giúp triển khai và khái quát lại các vấn đề
cần nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp thống kê
Đây là phương pháp giúp xử lý, hệ thống lại nhiều số liệu, tư liệu, hình ảnh đã
được thu thập từ nhiều nguồn và thời gian khác nhau.
6.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa có vai trò rất quan trọng trong bất kì quá trình nghiên
cứu nào. Phương pháp này giúp lấy được những thông tin, số liệu, hình ảnh cần thiết
cho việc trình bày những luận cứ một cách xác thực, tăng độ thuyết phục cho công
trình nghiên cứu.
6.4. Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu
Bởi đối tượng được nghiên cứu nằm trong vùng văn hóa lớn và chịu nhiều sự
ảnh hưởng của kiến trúc cung đình mang lại một diện mạo rất riêng cho kiến trúc chùa
ở Huế. Việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với những công trình Phật giáo
mang nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống dân tộc để làm nổi bật hơn những nét
đặc sắc không lẫn được của nền kiến trúc chùa đương đại ở Huế.
6.5. Phƣơng pháp chuyên gia
Là phương pháp điều tra, tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua đánh giá của các
chuyên gia, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem
xét, nhận định về vấn đề nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề đó. Đây là
một phương pháp rất cần thiết trong việc nghiên, đánh giá kết quả, hoặc thậm
chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp
nghiên cứu, củng cố các luận cứ… Phương pháp chuyên gia được sử dụng phối hợp
với các phương pháp khác
7. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu kiến trúc cung đình Huế là đề tài luôn được đặt ra đối với các nhà
nghiên cứu và những nhà làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, đặc biệt là giới nghiên
cứu bảo tồn quần thể di tích Cố Đô Huế. Ngoài ra, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của
nền kiến trúc kiến trúc cung đình Huế đối với các công trình đương đại ở Huế cũng đã
trở thành đề tài khá hấp dẫn đối với những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Việc
hiểu rõ đặc trưng tính chất, phương pháp chế tác, kết cấu xây dựng và những tác nhân
ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc là cơ sở quan trọng để các nhà bảo tồn thực
hiện trách nhiệm quan trọng này.
Với Huế, một thành phố đang lưu giữ hai di sản văn hóa Thế Giới, với lượng
khách đến với nơi đây ngày một tăng lên cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của hệ
thống các công trình kiến trúc. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu để bảo tồn và gìn giữ các
công trình này vẫn đang là một thách thức và nỗi niềm trăn trở của các nhà quản lý và
chuyên môn ở Huế. Việc đầu tư nghiên cứu kiến trúc cung đình, chùa ở Huế một cách
khoa học là rất cần thiết nhằm xác định rõ diện mạo và định hướng cách thức để bảo
tồn và phát huy loại hình di sản độc đáo này.