Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ảnh hưởng của horomon 17-αmethyltestosteron đến sự chuyển đổi giới tính cá la hán
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
PHẠM THỊ THÚY EM
ẢNH HƯỞNG CỦA HOROMON 17-αMETHYLTESTOSTERON ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI GIỚI
TÍNH CÁ LA HÁN
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
PHẠM THỊ THÚY EM
ẢNH HƯỞNG CỦA HOROMON 17-αMETHYLTESTOSTERON ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI GIỚI
TÍNH CÁ LA HÁN
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. BÙI MINH TÂM
2009
3
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ,
quý thầy cô khoa Thủy sản, thầy cố vấn học tập lớp Nuôi trồng thủy sản K31
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chương trình đào tạo ngành của trường.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Tiến sĩ Bùi
Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
thời gian em tiến hành thí nghiệm hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ trại thực nghiệm bộ môn Kỹ thuật
nuôi cá nước ngọt-khoa Thủy sản-trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện tốt
nhất để em hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong trại thực nghiệm bộ môn
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt và tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản K31 đã giúp đỡ
và đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Do thiếu kinh nghiệm bởi lần đầu trình bày báo cáo luận văn nên không
tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài luận
văn được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
TÓM TẮT
Cá la hán đực thường có màu sắc sặc sỡ, đầu gù hơn cá la hán cái, cá
đực vừa to, vừa khoẻ, tính khí năng động hung hăng nên ai cũng chỉ thích
được sở hữu cho kỳ được con cá la hán đực. Đề tài này được thực hiện với
mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của hormone 17-methyltestosteron (MT)
đến sự chuyển đổi giới tính của cá la hán bằng phương pháp cho cá ăn thức ăn
có trộn hormon MT trong 21 nngày với hàm lượng 30 mg/kg bột cá, 60 mg
MT/kg bột cá và 90 mg MT/kg bột cá và phương pháp ngâm cá trong hormone
76 giờ ở 3 nồng độ 3 ppm, 5 pm, 8 ppm.
Kết quả cho thấy, ở phương pháp cho ăn với hàm lượng 60 mg MT/kg
bột cá, cá đạt tỷ lệ sống và tỷ lệ đực cao nhất là 74.07±7.14 % và 100%. Hàm
lượng 30 mg MT/kg bột cá đạt tỷ lệ sống 72.59±3.40 và tỷ lệ đực 76.67%.
Hàm lượng 90 mg MT/kg bột cá đạt tỷ lệ sống 71.11±2.22 và 93.33% số cá
đực trên tổng số cá kiểm tra. Về tăng trưởng sự khác biệt giữa các nghiệm
thức không có ý nghĩa thông kê, hệ số tăng trưởng tuyệt đối các nghiệm thức
là 0.49 mm/ngày. Ở phương pháp ngâm, với nồng độ 5 ppm cá đạt tỷ lệ sống
là 83.33%, hệ số tăng trưởng tuyệt đối 0.61 mm/ngày và 100% cá đực. Còn ở
nghiệm thức 8 ppm tuy đạt 100% số cá đực nhưng hệ số tăng trưởng chỉ đạt
0.52 mm/ngày và tỷ lệ sống 58.67%. Ở nồng độ 3 ppm, hệ số tăng trưởng 0.61
mm/ngày, tỷ lệ đực chỉ đạt 66.67%. Do đó nồng độ 5 ppm là thích hợp để áp
dụng sản xuất giống cá la hán đơn tính đực.
Với kết quả đạt được như thế có thể áp dụng phương pháp cho cá ăn
thức ăn có trộn hormone với hàm lượng 60 mg/kg thức ăn hoặc ngâm cá trong
hormone MT với nồng độ 5 ppm để sản xuất giống cá la hán đơn tính đực hiệu
quả.