Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của hàm lượng nước đến khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của các hợp chất trích ly từ vỏ chôm chôm rong riêng bằng phương pháp đun hoàn lưu và phương pháp vi sóng
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
662.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1189

Ảnh hưởng của hàm lượng nước đến khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của các hợp chất trích ly từ vỏ chôm chôm rong riêng bằng phương pháp đun hoàn lưu và phương pháp vi sóng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH

Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-122-6

© 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 149

ID: YSC3F.115

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA

VÀ KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC HỢP CHẤT TRÍCH LY TỪ VỎ CHÔM CHÔM

RONG RIÊNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐUN HOÀN LƯU VÀ PHƯƠNG PHÁP

VI SÓNG

VŨ THỊ THÚY HỒNG1

, NGUYỄN NGỌC VÂN ANH1

, NGUYỄN VĂN CƯỜNG1*

Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

*

[email protected]

Tóm tắt. Vỏ chôm chôm là một sản phẩm phụ trong quá trình chế biến thực phẩm và các hợp chất trong

vỏ chôm chôm thể hiện các hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống tiểu đường và chống ung thư.

Trong nghiên cứu này xác định và so sánh ảnh hưởng của phương pháp vi sóng đến hiệu suất trích ly ở các

nồng độ dung môi ethanol khác nhau. Tỷ lệ nước trong ethanol là 30:70, 20:80, 10:90 và 0:100. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp vi sóng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất trích ly các hợp chất. Hiệu

suất trích ly của hàm lượng rắn lần lượt là 32.27%, 38.05%, 43.69% và 44.12% với hàm lượng nước trong

ethanol là 0%, 10%, 20% và 30%. Hoạt tính chống oxy hóa được xác định bằng phương pháp DPPH. Hiệu

suất chống oxy hóa cao nhất là ở hàm lượng nước 30% của chôm chôm Rong Riêng, tiếp theo là với hàm

lượng nước 20% và 0%. Phần trăm hoạt động chống oxy hóa lần lượt là 73.81%, 67%, 75.54% và 85.24%

tương ứng với hàm lượng nước là 0%, 10%, 20% và 30%. Kết quả khảo sát 3 loại vi khuẩn Staphylococcus

aureus, Bacillus cereus và Escherichia coli cho thấy chiết xuất vỏ chôm chôm có khả năng ức chế mạnh 2

loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, và Bacillus cereus. Trong 3 lọai vi khuẩn thì khả năng kháng khuẩn

đối với Escherichia coli là không có.

Từ khóa.Vỏ chôm chôm (Nephelium lappaceum peel), kháng oxi hóa, trích ly, vi sóng.

MICROWAVE-ASSISTED EXTRACTION AND BIOLOGICAL ACTIVITY

OF RAMBUTAN (NEPHELIUM LAPPACEUM) PEEL EXTRACT

Abstract. Rambutan (Nephelium Lappaceum) peel, a by-product from collecting of rambutant fruits,

contains many bioactive substances that exhibit antibacterial, antioxidant, antidiabetic and anticancer

activities. In this research, the effect of microwave-assisted extraction (MAE) was determined via

comparison of extraction efficiency with different concentrations of ethanol solvent. Four extraction

solvents of various water-to-ethanol ratio (30:70, 20:80, 10:90 and 0:100) were applied. Results showed

that the MAE method significantly affected the extraction efficiency. The extraction efficiencies of solid

phase are 32.27%, 38.05%, 43.69% and 44.12% with the water contents in ethanol solvent of 0%, 10%,

20% and 30% respectively. The DPPH assay was used to determine the antioxidant activity of obtained

extracts. Dona rambutan showed the highest antioxidant capability at 70% ethanol content, followed by

80% and 100%. Extracts with various water content of 0%, 10%, 20% and 30% possesses antioxidant

capacity of 73.81%, 67.00%, 75.54% and 85.24% respectively. Antibacterial activity of extracts against

Staphylococcus aureus and Bacillus cereus was evaluated. Rambutan peel extract showed the inhibitory

activity against Staphylococcus aureus better than against Bacillus cereus.

Keywords. Rambutan(Nephelium lappaceum) peel, antioxidant activities, extraction, microwave.

1 GIỚI THIỆU

Chôm chôm (Nephelium lappaceum) là loại trái cây thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á như

Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt nam. Ở Việt Nam, cây chôm chôm là một loại cây ăn quả phổ biến

với sản lượng cao và có giá trị kinh tế. Quả chôm chôm từ lâu đã được công nhận là loại quả “vàng” của

nền nông nghiệp Việt Nam ở các Đồng bằng sông Cửu Long. Vỏ quả chôm chôm là phế thải của quá trình

chế biến chôm chôm đóng hộp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy đây là nguồn chứa nhiều hoạt chất sinh

học quý giá. Hạt và vỏ của chôm chôm được coi là chất thải do vỏ vừa cứng lại vừa có vị đắng nên luôn bị

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!