Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh Hưởng Của Dồn Điền Đổi Thửa Đến Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Xã Bắc Hải Huyện Tiền Hải Tỉnh Thái Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế của nước ta đang trong xu thế hội nhập ngày càng sâu
rộng. Đảng ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa
(CNH- HĐH), trong đó CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên
hàng đầu. Để thực hiện chủ trương này, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng
loạt những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,
giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, điển hình như Luật đất đai năm
2003, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp. Theo đó, ruộng đất được chia đến tận tay người
nông dân. Có thể nói rằng, chính sách mới về quyền sử dụng đất đã làm thay
đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, các hộ nông dân được giao đất
trong thời gian dài tạo động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông
nghiệp. Nhà nước đã khuyến khích khu vực nông thôn thực hiện dồn điền
đổi thửa nhằm tập trung sản xuất theo quy mô lớn. Hiện nay, phong trào dồn
điền đổi thửa đã và đang diễn ra rộng rãi khắp cả nước với sự đồng tình và
ủng hộ đông đảo của người dân.
Thái Bình là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp.Tỉnh
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp đất chật người đông, bình quân diện tích canh
tác chỉ có 500 m2
/người
1
. Tình trạng ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún dẫn
đến hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Trước thực trạng đó, tỉnh Thái Bình đã tiến hành dồn điền đổi thửa (DĐĐT)
đất nông nghiệp để tạo tiền đề cho thực hiện đề án xây dựng nông thôn
mới. Do đó, đã giải quyết được cơ bản tình trạng manh mún và phân tán
ruộng đất, tạo điều kiện cho nông dân quy hoạch vùng sản xuất tập trung; áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, góp
phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh đó, DĐĐT cũng được
2
coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, là bước khởi đầu trong
việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.Đến nay tất cả các xã (267 xã) trong
tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng; 218 xã
hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã; 201 xã hoàn thành lập đề án
xây dựng nông thôn mới và 148 xã đã hoàn thành dồn điền đổi thửa đất nông
nghiệp. Thái Bình đang tập trung phấn đấu hoàn thành xây dựng các quy
hoạch chi tiết, đề án xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa ở tất cả các
xã trong toàn tỉnh (Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, 2013).
Xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là xã sản xuất nông nghiệp
lâu năm, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất đai rất thuận lợi cho sản xuất trồng
trọt. Để thúc đẩy hơn nữa cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, áp dụng
cơ giới hóa vào sản xuất, Đảng bộ xã Bắc Hải đã lãnh đạo toàn dân thực hiện
công tác dồn điền đổi thửa từ năm 2011 và hoàn thành trong năm 2013. Sau
dồn điền đổi thửa diện tích bình quân/thửa tăng và số thửa ruộng của mỗi hộ
giảm đi đáng kể. Chính điều đó đã giúp bà con nông dân mạnh dạn đưa các
giống cây con mới cho năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, áp dụng
phương thức thâm canh, luân canh, xen canh cây trồng - bước đầu mang lại
hiệu quả tích cực, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn do đó có nhiều
biến đổi. Nếu như trước đây một số chân ruộng chỉ cấy được 2 vụ lúa thì nay
người dân áp dụng thâm canh, xen canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu. Các chân ruộng
trũng được quy hoạch thành các trang trại kết hợp trồng trọt - chăn nuôi mang
lại thu nhập cao.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện thành công DĐĐT thì những câu hỏi lớn
đặt ra cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Bắc Hải là: Kết quả của
DĐĐT như thế nào? DĐĐT ảnh hưởng đến bố trí cơ cấu cây trồng của các hộ
nông dân ra sao? Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất sau DĐĐT có những
thuận lợi và khó khăn gì? Các hộ nông dân có nên mở rộng quy mô sản xuất
để phù hợp hơn nữa với diện tích đất đai quy hoạch sau DĐĐT? Đề tài “Ảnh
hưởng của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân xã Bắc
3
Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” được tiến hành nghiên cứu để góp
phần tìm lời giải cho những câu hỏi nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông
nghiệp của hộ nông dân xã Bắc Hải, huyệnTiền Hải, tỉnh Thái Bình; từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất nông nghiệp của
các hộ nông dân sau dồn điền đổi thửa tại địa phương trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dồn điền đổi thửa và
ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
- Tìm hiểu thực trạng dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn
xã Bắc Hải.
- Phân tích ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả của hoạt động sản
xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại xã Bắc Hải.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở xã Bắc Hải.
- Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ gia
đình tại xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình .
- Các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình sau quá trình dồn
điền đổi thửa tại xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải , tỉnh Thái Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dồn điền
đổi thửa, đặc biệt quan tâm đến những ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sản
xuất nông nghiệp của các hộ nông dân.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4
4.2.1 Phạm vi nội dung
Sản xuất nông nghiệp là một nội dung rộng bao gồm trồng trọt, chăn
nuôi...Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền đổi
thửa đến hoạt động trồng trọt như: sự thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa
vụ, cơ cấu lao động, cơ giới hóa, chi phí đầu tư...của hộ nông dân.
4.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.
4.2.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 20/01/2018 đến hết
ngày1/5/2018.
- Thời gian nghiên cứu đề tài :
+ Tài liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015
đến năm 2017.
+ Tài liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018.
5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo quan niệm truyền thống từ thời ông, bà thì có thể hiểu một cách
đơn giản đất nông nghiệp là dùng cho mục đích: Trồng lúa, trồng hoa màu
xen canh như ngô, lạc, khoai sắn cùng những loài cây ngắn ngày khác thuộc
hàng lương thực là đỗ xanh, đậu đen, đậu tương …
Tuy nhiên, xét theo nhu cầu thực tế sử dụng của con người thì loại đất
này còn đáp ứng được những mong muốn đa dạng, phong phú hơn nhiều đó là
dùng vào mục đích chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, để nuôi trồng thủy sản
và trồng thêm các loại cây lâu năm có lợi ích kinh tế cao.
Đất nông nghiệp là một loại đất chủ yếu trong vốn đất đai của Nhà
nước. Tầm quan trọng đặc biệt của nó được xác định bởi phần lớn loại đất này
đóng vai trò là tư liệu sản xuất chính tạo ra sản phẩm nông lâm nghiệp -yếu tố
cơ bản để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp; đất có rừng tự nhiên,
đất đang có rừng trồng, đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng
rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng,
nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp.
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể chia đất nông nghiệp thành những
loại sau:
-Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (các loại cây có thời gian canh
tác dưới 1 năm).
-Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (có thời gian sinh trưởng và tồn tại
từ 1 năm trở lên).
-Đất đồng cá và đất trồng cá phục vụ chăn nuôi.
6
-Đất có mặt nước sử dụng vào mục đích nông nghiệp là đất có mặt
nước nuôi trồng thủy sản: Nuôi tôm, cá, cua, ếch, ba ba, rùa và các loại động
vật thủy sản khác.
-Rừng đặc dụng.
-Rừng sản xuất.
-Rừng phòng hộ đầu nguồn.
Do đó, chúng ta có khái niệm chuẩn hơn về câu hỏi đất nông nghiệp là
gì? Đó là tổng thể của các loại đất có đặc tính sử dụng tương đương nhau,
nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp và lâm nghiệp như: Trồng
trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ rừng và để nghiên cứu các thí
nghiệm liên quan đến đất đai, nuôi trồng thủy sản, cây cỏ.
Ngoài ra, đất này còn có thêm một lợi ích đó là được chuyển đổi dễ
dàng thành đất ở nên được rất nhiều người mua “săn tìm” trong thời buổi giá
cả đang leo thang như hiện tại nếu bạn mua được đất nông nghiệp, sẽ giúp tiết
kiệm một khoản chi phí kha khá đấy.
1.2. Khái niệm đồn điền đổi thửa
Có rất nhiều khái niệm cũng như quan điểm về dồn điền đổi thửa.Cụ
thể, dồn điền đổi thửa (trong tiếng anh là Regrouping of land, trong tiếng
Pháp là Rebanbrement) là việc tập hợp, dồn các thửa ruộng nhỏ thành thửa
ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành các mảnh ruộng
nhỏ (Viện KHKTNN Việt Nam, 2004).
C.Mác cho rằng: “Tích tụ tư bản là đầu tư tăng thêm vào đầu tư đã có
làm cho tổng tư bản tăng lên. Quá trình đó được thực hiện bởi tích tụ tư bản
và tập trung tư bản. Mà tích tụ tư bản là làm cho quy mô của tư bản xã hội
tăng lên nhờ có tích lũy tư bản cá biệt. Tập trung tư bản là hợp nhất một số tư
bản cá biệt đã có thành một tư bản lớn hơn thông qua việc các nhà tư bản thôn
tính lẫn nhau hay liên doanh, liên kết với nhau” (Nguyễn Viết Thông, 2009).
Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia.
Trong sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được.