Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của dầu đậu nành đến môi trường dạ cỏ, lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa của các khẩu phần khác nhau trên bò lai sind
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
9 Tạp chí chăn nuôi số 6 - 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ảnh hưởng của dầu đậu nành đến môi trường dạ cỏ,
lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa của các khẩu phần khác nhau trên bò lai sind
Nguyễn Thị Hồng Nhân*
1. Mở ĐầU
*
ở nước ta, cũng như ở các nước đang phát triển
khác, ngành chăn nuôi gia súc nhai lại gắn liền
với ngành trồng trọt, trong đó rơm và các phụ
phẩm trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong
việc giải quyết thức ăn (TA) cho các loài vật
nuôi này. Tuy nhiên, muốn sử dụng nguồn rơm
và các phụ phẩm cây trồng đạt hiệu quả, cần có
những biện pháp tác động phù hợp như xử lý
bằng hóa chất, bổ sung các loại dưỡng chất
thoát qua, thêm chất béo vào khẩu phần (KP) để
làm tăng tỉ trọng năng lượng (NL) hoặc cải
thiện tỉ số protein/NL của dưỡng chất hấp thu
bằng cách giảm bớt lượng protozoa trong dạ cỏ
của gia súc. Nghiên cứu trước đây (Nhan và cs.,
2007) cho thấy khi cho bò uống dầu đậu nành
liều 6 ml/kg khối lượng (KL) cơ thể bò vào đầu
thí nghiệm để lọai bỏ protozoa trong dạ cỏ thì
làm tăng lượng TA ăn vào và tăng tỷ lệ tiêu hóa
các chất dinh dưỡng của TA.
Tuy nhiên lợi ích của việc loại protozoa bằng
dầu đậu nành có phụ thuộc vào KP ăn tương
thích. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ảnh hưởng của dầu
đậu nành đến môi trường dạ cỏ, lượng thức ăn
ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa của các khẩu phần khác
nhau trên bò lai Sind”.
Mục đích đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của việc
uống dầu đậu nành đến sự thay đổi môi trường
dạ cỏ, lượng TA ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa TA của
bò khi nuôi bằng các KP cơ sở là phụ phế phẩm
nông nghiệp có nguồn gốc tự nhiên và sẵn có ở
* Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học ứng Dụng - Trường Đại
học Cần Thơ.
Việt Nam để tìm ra KP thích hợp khi cho bò
uống dầu nành trước khi vỗ béo.
2. PHƯƠNG PHáP
Thí nghiệm được thực hiện tại Khoa Nông
nghiệp & Sinh học ứng dụng - Trường Đại học
Cần Thơ năm 2006.
Bốn bò đực lai Sind khoảng 18 tháng tuổi có
KL cơ thể 140-160 kg, tất cả đều được mổ lỗ dò
dạ cỏ (rumen cannula) và thiết kế theo hình
vuông la tinh (4 bò x 4 giai đoạn). Mỗi giai
đoạn thí nghiệm 30 ngày, gồm 10 ngày đầu
nuôi thích nghi và ngày 11- 30 thu thập số liệu
gồm 5 ngày trước khi cho uống dầu (tương ứng
giai đoạn: 11-15) và 15 ngày sau khi cho uống
dầu với 3 giai đoạn: 16-20; 21- 25; 26-30. Tất
cả các nghiệm thức đều cho uống một lượng
dầu như nhau (6 ml/kg KL cơ thể) vào ngày thứ
16. Cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm, 4 bò được
đổi KP. Để bò thí nghiệm có môi trường dạ cỏ
như nhau trong 10 ngày nuôi thích nghi, bò
được cho 200 ml dịch dạ cỏ/con/ngày của bò
bình thường qua lỗ dò dạ cỏ và kiểm tra số
luợng protozoa, vi khuẩn để bảo đảm sự đồng
đều giữa các bò.
Các KP thí nghiệm:
Cỏ: 100% cỏ tươi
CMU: Cỏ + Mật đường (50% VCK) và 50g
urê/100kg KL cơ thể
CRU: Cỏ + Rơm (50% VCK) và 50g urê/100kg
KL cơ thể
CRN: Cỏ + Rơm (50% VCK) và 300 - 500g
đậu nành
Đá liếm bổ sung khoáng với thành phần: bột
xương: 15%; bột sò: 15%, muối: 15%; vôi:
15%; xi măng: 20%; đất sét: 20%. Treo mỗi