Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động nông thôn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------
TRẦN THỊ THANH HẰNG
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN THU NHẬP
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------------
TRẦN THỊ THANH HẰNG
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN THU NHẬP
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Anh Tuấn
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
ii
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY
--------------------------------------------
TRAN THI THANH HANG
EFFECT OF VOCATIONAL TRAINING TO THE RURAL LABORERS'
INCOMES IN TAN CHAU DISTRICT, TAY NINH PROVINCE
Major: Economics
Specialized code: 60 03 01 01
MASTER THESIS OF ECONOMICS
Science instructor:
Dr. Tran Anh Tuan
Ho Chi Minh City, 2019
iv
LỜI CẢM ƠN
Được tham gia khóa học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mờ Thành phố
Hồ Chí Minh, đối với bản thân tôi - đó thật sự là niềm hạnh phúc.
Kể từ khi tham gia lớp học, tôi được Quý thầy, Cô của Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng
bổ ích. Và đến nay, sau thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc
sĩ với đề tài “Ảnh hưởng của đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động ở
nông thôn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh”.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Tân
Châu đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học. Cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy,
truyền đạt kiến thức cho tôi thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và kính trọng đến TS. Trần Anh Tuấn đã hết lòng giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Cảm ơn Cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
huyện, các phòng, ban, ngành huyện và cán bộ Lao động thường binh - xã hội các xã,
thị trấn đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong công tác thu thập dữ liệu nhất là trong quá
trình điều tra phỏng vấn thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài này được thuận lợi.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt những thông tin, kiến thức quan trọng về ngành Kinh tế học
mà tôi đã theo đuổi.
Xin cảm ơn Cô giáo chủ nhiệm, các anh chị học viên ME015 đã cùng tôi chia
sẻ kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng
hộ tôi trong học tập và thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ....... năm 2019
Học viên: TRẦN THỊ THANH HẰNG
v
TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động ở nông
thôn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” nhằm xác định và đo lường các yếu tố tác
động thu nhập của người lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh; tìm ra sự chênh lệch thu nhập trước và sau khi học nghề của các đối tượng tham
gia học nghề, trên cơ sở đó, đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập
của lao động nông thôn góp phần thay đổi thu nhập của lao động nông thôn theo
hướng tốt hơn, góp phần thực hiện đạt các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, tiến
tới xây dựng huyện Tân Châu đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức, việc phỏng vấn ý kiến chuyên gia được sử dụng trong nghiên cứu này
nhầm giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng
để đưa ra mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương
pháp định lượng, phỏng vấn trực tiếp lao động nông thôn (nông nghiệp, phi nông
nghiệp) trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh
sách đã được biết trước, với kích thước mẫu hợp lệ là 250 quan sát. Dữ liệu thu thập
được tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để tìm
ra sự chênh lệnh trong thu nhập của lao động nông thôn trước và sau khi học nghề.
Qua việc phân tích số liệu bằng thống kê mô tả, kiểm tra hiện tượng tương quan,
đa cộng tuyến và lựa chọn mô hình phù hợp, kết quả hồi quy cho thấy : thu nhập của
người lao động trước và sau khi học nghề chịu sự tác động bởi các yếu tố sau: “tư vấn
việc làm”, “được giới thiệu việc làm sau khi học nghề”, “tính ổn định của việc làm sau
khi học nghề” , “tình trạng hôn nhân” . Nghiên cứu có thể kết luận rằng thu nhập của
người lao động trước và sau khi học nghề có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng
trong giai đoạn 2017-2018.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho lao
động nông thôn, chính quyền địa phương tham khảo để có những giải pháp cụ thể và
khả thi nhằm cải thiện thu nhập cho lao động nông thôn, đạt được mục tiêu mà Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Chính phủ đề ra gắn với
tiêu chí “việc làm qua đào tạo” và “thu nhập” trong các tiêu chí xây dựng xã nông
thôn mới.
vi
SUMMARY
The topic "Effect of vocational training to the rural laborers' incomes in
Tan Chau district, Tay Ninh province" to identify and measure the factors affecting
the rural laborers’ incomes in Tan Chau district, Tay Ninh province; find out the
difference between the incomes before and after vocational training of participants in
vocational training, on that basis, propose a number of policy suggestions to improve
the incomes of rural laborers to contribute to change the rural laborers’ income better,
contributing to achieving the criteria of building a new rural commune, proceeding to
build Tan Chau district to meet the new rural district standard.
The study was carried out in two stages: preliminary research and official
research, the interview of expert opinions used in this study to identify issues related
to the research topic, important bases for making research models. Official research
was conducted by quantitative methods, direct interviews of rural laborers
(agricultural, non-agricultural) in the locality, researching by the method of random
sampling according to the known list, with valid sample size is 250 observations. The
collected data was analyzed statistically, multivariate linear regression analysis to find
out the difference between the incomes before and after vocational training.
By analyzing data by descriptive statistics, checking correlation phenomena,
multi-pathology and selecting appropriate models, regression results show: income of
laborers before and after vocational training is impact by the following factors: "job
counseling", "job introduction after vocational training", "stability of employment
after vocational training", "marital status". The study can conclude that the income of
laborers before and after vocational training has changed in the direction of increasing
in the period 2017-2018.
Through the research results, the thesis has provided some recommendations
and solutions for rural laborers and local authorities to refer to specific and feasible
solutions to improve for rural laborers’ income , to achieve the goal of the Project
"Vocational Training for Rural Laborers by 2020"of Government setting in line with
the criteria of "job through training" and "income" in the criteria of building the new
rural commune.
vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
1.5 Đối tượng, phạm vị nghiên cứu.................................................................................4
1.6 Ý nghĩa thực tế của đề tài ..........................................................................................4
1.7 Kết cấu của đề tài.......................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................6
2.1 Các khái niệm............................................................................................................6
2.1.1 Khái niệm về nông thôn .....................................................................................6
2.1.2 Khái niệm về lao động nông thôn ......................................................................6
2.1.3 Khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn..........................................9
2.1.4 Khái niệm về việc làm......................................................................................10
2.1.5 Khái niệm về thu nhập .....................................................................................10
2.2 Các lý thuyết có liên quan .......................................................................................11
2.2.1 Lý thuyết về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế .......................................11
2.2.2 Lý thuyết về vốn nhân lực................................................................................12
2.2.3 Lý thuyết về sinh kế .........................................................................................13
2.2.4 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ...........................14
2.2.5 Lý thuyết về đào tạo.........................................................................................14
2.2.6 Lý thuyết về thu nhập.......................................................................................15
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan ..........................................................................17
2.3.1 Nghiên cứu trong nước.....................................................................................17
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................20
viii
2.4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................................25
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................28
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu...............................................................................28
3.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................29
3.2.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................29
3.2.2 Thang đo và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................30
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................38
3.3.1 Phương pháp thực hiện nghiên cứu................................................................. 38
3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu......................................................39
3.4 Dữ liệu và mẫu nghiên cứu......................................................................................41
3.4.1 Dữ liệu nghiên cứu...........................................................................................41
3.4.2 Mẫu nghiên cứu................................................................................................42
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................44
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................44
4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân.................................................44
4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu theo đặc điểm gia đình ................................................48
4.1.3 Mô tả mẫu nghiên cứu theo các yếu tố liên quan đến đào tạo nghề ................49
4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ...............................................54
4.3 Kết quả kiểm định mô hình .....................................................................................58
4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình.................................................................58
4.3.2 Kiểm định tương quan và đa cộng tuyến .........................................................58
4.3.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ...............................................................58
4.3.4 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.........................................................60
4.4 Kiểm định phân tích hồi quy ...................................................................................60
4.4.1 Kết quả hồi quy ................................................................................................60
4.4.2 Giải thích kết quả hồi quy ................................................................................62
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................67
5.1 Kết luận....................................................................................................................67
ix
5.2 Các khuyến nghị ......................................................................................................68
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................71
PHỤ LỤC ....................................................................................................................77