Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sức sản suất của gà Broiler nuôi ở chuồng thông thoáng tự nhiên
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1923

Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sức sản suất của gà Broiler nuôi ở chuồng thông thoáng tự nhiên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ HỒNG THÁI

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHIẾU SÁNG

ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ BROILER

NUÔI Ở CHUỒNG THÔNG THOÁNG TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ HỒNG THÁI

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHIẾU SÁNG

ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ BROILER

NUÔI Ở CHUỒNG THÔNG THOÁNG TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN THANH VÂN

TS. NGUYỄN THỊ THUÝ MỴ

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá

nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới các tập thể, cá

nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS.

Trần Thanh Vân & cô giáo TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ. Các thầy cô đã trực

tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Khoa chăn nuôi thú y,

Khoa Sau Đại học, cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn

thể bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên

tâm hoàn thành đề tài.

Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị hội đồng chấm

luận văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất.

.

Thái Nguyên, ngày 03 tháng5 năm 2010

Tác giả

Phạm Thị Hồng Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung

thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.

- Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.

- Mọi thông tin trích dẫn từ các tài liệu tham khảo được trình bày trong luận

văn này đã ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Phạm Thị Hồng Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2.Mục đích của đề tài 2

1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu 3

1.1.1. Cơ sở khoa học của chiếu sáng trong chăn nuôi gà broiler 3

1.1.1.1. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến tỷ lệ nuôi sống và bệnh tật 3

1.1.1.2. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sinh trưởng 3

1.1.1.3. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn 4

1.1.1.4. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến thành phần và chất lượng thịt 4

1.1.2. Cơ sở khoa học về di truyền các tính trạng năng suất 4

1.1.2.1. Tính trạng số lượng 4

1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tính trạng số lượng 5

1.1.3. Cơ sở khoa học về việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt 7

1.1.3.1. Sinh trưởng 7

1.1.3.2. Năng suất thịt 9

1.1.3.3. Chất lượng thịt 11

1.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt 12

1.2. Vài nét về gà thí nghiệm broiler Ross - 308 23

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài 23

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 23

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 24

Chương 2 25

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 25

2.1.1. Đối tượng 25

2.1.2. Địa điểm 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

2.1.3. Thời gian 25

2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 25

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 28

2.2.3.1. Tỷ lệ nuôi sống - tình hình bệnh tật 28

2.2.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng 28

2.2.3.3. Theo dõi khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn 30

2.2.3.4. Đánh giá năng suất và chất lượng thịt 31

2.2.3.5. Chỉ số sản xuất PI 33

2.2.3.6. Chỉ số kinh tế EN 33

2.2.3.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế 33

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 34

Chương 3 35

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tỷ lệ nuôi sống và tình hình bệnh tật 35

3.2. Kết quả các chỉ tiêu sinh trƣởng 36

3.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 36

3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 39

3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 41

3.3. Kết quả sử dụng và chuyển hoá thức ăn 43

3.3.1. Lượng thức ăn thu nhận của gà qua các giai đoạn 43

3.3.2. Khả năng chuyển hoá thức ăn 44

3.4. Năng suất và chất lƣợng thịt 49

3.4.1. Năng suất thịt 49

3.4.2. Thành phần hoá học của thịt 52

3.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index) 53

3.6. Chỉ số kinh tế EN (Economic - Number) 56

3.7. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt 58

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 60

1. Kết luận 60

2. Tồn tại 60

3. Đề nghị 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

I. Tài liệu tiếng việt 61

II. Tài liệu tiếng nước ngoài 64

DANH MỤC BẢNG

2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 26

2.2. Chế độ dinh dưỡng của gà thí nghiệm 27

3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 36

3.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 38

3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 40

3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 42

3.5. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm 43

3.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 45

3.7. Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm 47

3.8. Tiêu tốn protein của gà thí nghiệm 48

3.9. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi 51

3.10a. Thành phần hoá học cơ ngực của gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi 52

3.10b.Thành phần hoá học cơ đùi của gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi 53

3.11. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm tại một số thời điểm 54

3.12. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm tại một số thời điểm 56

3.13. Chi phí trực tiếp và hạch toán kinh tế của gà thí nghiệm 58

CHÚ DẪN CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP: Crude Protein - Protein thô.

g: gam.

kg: kilôgam.

ME: Metabolizable Energy - Năng lượng trao đổi.

TTTA: Tiêu tốn thức ăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hơn 30 năm qua không có ngành chăn nuôi nào trên thế giới có tốc phát

triển và đạt năng suất, hiệu quả cao như ngành chăn nuôi gà broiler. Ngày nay,

chăn nuôi gà broiler vẫn đang trên đà phát triển và tiếp tục được các nhà khoa

học nghiên cứu áp dụng các tiến bộ về di truyền tạo giống, tạo con lai broiler

có tốc độ sinh trưởng nhanh. áp dụng khoa học về dinh dưỡng, thú y … Nhằm

mục đích rút ngắn thời gian nuôi mà khối lượng và chất lượng của gà thịt

thương phẩm lại tăng lên và chi phí thức ăn thì giảm xuống đem lại hiệu quả

kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt gà chất lượng cao ngày càng

tăng của người tiêu dùng.

Để khai tác tối ưu khả năng sản xuất thịt của gà broiler nhằm đạt được

các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật, cần phải chú ý đến con giống và thức ăn tốt.

Bên cạnh con giống và thức ăn thì các yếu tố của ngoại cảnh như: Môi trường

(Nhiệt độ, thời gian chiếu sáng…), chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng

bệnh… Kể cả các thiết bị chăn nuôi chuyên dùng cũng ảnh hưởng rất lớn đến

khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của gà broiler.

Thực tế hiện nay các yếu tố về giống, thức ăn đã được nghiên cứu rất

nhiều còn một số yếu tố khác như yếu tố về môi trường trong đó có yếu tố về

chế độ chiếu sáng cho gà broiler ít được các nhà khoa học trong và ngoài nước

nghiên cứu. Ánh sáng rất quan trọng trong chăn nuôi gà, gà cần ánh sáng để dễ

tìm thức ăn và nước uống. Bùi Đức Lũng, 2004 [17] cho biết nếu nuôi gà ở

môi trường thông thoáng tự nhiên thì vào các buổi sáng mùa nóng cần cho ánh

sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn chuồng nuôi, làm khô chất độn

chuồng và đảm bảo thông khí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm cụ thể hơn là chăn nuôi

gà broiler nói riêng thì chế độ chiếu sáng là một trong những yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: Sinh trưởng, chuyển hoá thức

ăn, tỷ lệ nuôi sống, khả cho thịt và chất lượng thịt. Có nhiều kết quả nghiên

cứu cho thấy rằng: Việc chiếu sáng ngắt quãng rất có lợi cho sự sinh trưởng

của gà, đồng thời còn làm giảm chi phí thức ăn và năng lượng điện chiếu sáng.

Tuy nhiên trước đây những nghiên cứu này mới chỉ được tiến hành ở phương

thức nuôi chuồng kín hoàn toàn, mà việc thực hiện chiếu sáng ngắt quãng đều

phải do người nghiên cứu bật và tắt thiết bị đúng giờ. Ngày nay, nhờ khoa học

công nghệ phát triển đã tạo ra được những thiết bị tự động để phục vụ ngành

chăn nuôi. Trong đó, có thể kể đến một thiết bị về chiếu sáng, nó có thể thực

hiện việc chiếu sáng ngắt quãng một cách tự động theo ý muốn của người

nghiên cứu. Thiết bị này có nguồn gốc từ Đức.

Dựa trên tình hình thực tế hiện nay và để thấy được ưu điểm của thiết bị

này trong chăn nuôi, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt gà broiler của người

tiêu dùng. Trong đề tài sẽ nghiên cứu:

“Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sức sản xuất của gà broiler

nuôi ở chuồng thông thoáng tự nhiên”.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định chế độ chiếu sáng thích hợp cho gà broiler nuôi theo phương

thức chuồng hở trong vụ hè.

- Đánh giá được ảnh hưởng của chiếu sáng đến sinh trưởng và sản xuất

thịt của gà broiler nuôi chuồng hở trong vụ hè.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Hoàn thiện quy trình chiếu sáng cho gà broiler nuôi chuồng hở ở vụ hè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

- Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc áp dụng quy trình chiếu

sáng cho gà broiler nuôi chuồng hở ở vụ hè.

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu

1.1.1. Cơ sở khoa học của chiếu sáng trong chăn nuôi gà broiler

1.1.1.1. Ảnh hƣởng của chiếu sáng đến tỷ lệ nuôi sống và bệnh tật

Ánh sáng rất cần thiết trong chăn nuôi gà, gà cần ánh sáng để tìm máng

ăn và máng uống. Theo Nguyễn Duy Hoan, 1998 [5] thì với gà broiler nuôi

dài ngày (42-49-56 ngày tuổi), nặng cân, áp dụng chế độ chiếu sáng đặc biệt

nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi sống, giảm chết đột ngột, hoặc chân gà có vấn đề.

Theo Mench J. A., và cộng sự 2008 [61] chế độ ánh sáng khác nhau ảnh

hưởng đến tỷ lệ nuôi sống và ánh sáng thích hợp sẽ giảm khả năng mắc bệnh

ở gà.

1.1.1.2. Ảnh hƣởng của chiếu sáng đến sinh trƣởng

Ánh sáng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của gà, vì vậy, cần

phải có một chế độ ánh sáng phù hợp để gà có thể sinh trưởng nhanh, tiêu tốn

ít thức ăn và chi phí điện chiếu sáng lại giảm từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả

chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo Bùi Đức Lũng, 2004 [17] gà

broiler được chiếu sáng 23 giờ/ngày, khi nuôi gà trong nhà kín (môi trường

nhân tạo) kết quả thí nghiệm với chế độ chiếu sáng: 1 - 2 giờ chiếu sáng, sau

đó 2 - 4 giờ nghỉ không chiếu sáng (tắt đèn) cho thấy gà lớn nhanh, chi phí

thức ăn và năng lượng điện chiếu sáng giảm. Theo Buyse J., 2007 [45] chiếu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!