Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến kết quả làm việc - Trường hợp nhân viên làm việc tại các siêu thị CO.OPMART Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------------------
HỒ THỊ TRÀ LINH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CÔNG VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ LÀM VIỆC:
TRƯỜNG HỢP NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI CÁC
SIÊU THỊ CO.OPMART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------------------
HỒ THỊ TRÀ LINH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 60 34 01 02
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CÔNG VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ LÀM VIỆC:
TRƯỜNG HỢP NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI CÁC
SIÊU THỊ CO.OPMART THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thanh Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến kết
quả làm việc: Trường hợp nhân viên làm việc tại các siêu thị Co.opmart Thành phố
Hồ Chí Minh” là nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thanh Nguyên
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có bất cứ sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……tháng……năm 2019
Người thực hiện luận văn
Hồ Thị Trà Linh
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Nguyên, Thầy
đã dành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô thuộc khoa Quản Trị Kinh Doanh trường
Đại học Mở TP. HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu
để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các bạn bè, những người đã chia sẻ cùng tôi
những khó khăn, kiến thức và tài liệu học tập trong suốt quá trình tham gia lớp Cao
học Quản Trị Kinh Doanh khóa 15-2015.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân, đồng nghiệp và những cá
nhân khác đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ, anh, chị trong gia đình đã luôn động
viên và là chỗ dựa vững chắc để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn
tốt nghiệp này.
Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn đến tất cả mọi người.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……tháng……năm 2019
Người thực hiện luận văn
Hồ Thị Trà Linh
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến kết quả làm việc:
Trường hợp nhân viên làm việc tại các siêu thị Co.opmart Thành phố Hồ Chí Minh”
được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của các thành phần chất lượng cuộc sống
nơi làm việc đến kết quả làm việc cá nhân.
Mô hình nghiên cứu gồm 8 thành phần và 7 giả thuyết được phát triển dựa trên cơ sở
lý thuyết về chất lượng cuộc sống nơi làm việc và kết quả làm việc cá nhân của nhân
viên. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát
cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính thực
hiện với mẫu gồm 205 nhân viên Co.op mart đang làm việc toàn thời gian trên điạ
bàn thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Phần mềm
xử lý dữ liệu SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích.
Nghiên cứu sử dụng thang đo gốc của Walton (1975) kiểm định chất lượng cuộc sống
nơi làm việc. Kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống nơi làm việc được kiểm định có
7 thành phần: (1) Hệ thống Lương thưởng công bằng và hợp lý, (2) Phát triển năng
lực cá nhân, (3) Cơ hội phát triển nghề nghiệp, (4) Hòa nhập trong tổ chức, (5) Quy
tắc tổ chức, (6) Cân bằng cuộc sống và công việc, (7) Liên hệ xã hội, với 32 biến
quan sát hợp lệ. Thang đo Kết quả làm việc cá nhân dựa vào thực tế đánh giá kết quả
làm việc của nhân viên tại các siêu thị Co.opmart TP. HCM gồm 1 thành phần với 5
biến quan sát.
Về thực tiễn, nghiên cứu sẽ giúp lãnh đạo Co.opmart thấy được mối tương quan giữa
các khía cạnh của chất lượng cuộc sống nơi làm việc và kết quả làm việc cá nhân,
đồng thời hiểu được những mong đợi của nhân viên. Từ đó, lãnh đạo Co.opmart sẽ
tìm ra các giải pháp cần tập trung thực hiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống nơi
làm việc và kết quả làm việc của nhân viên trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn
iv
ABSTRACT
The study about"The influence of the quality of work life on work performance: The
case of employees working at Co.opmart supermarkets in Ho Chi Minh City " was
conducted to measure the impact of the components of quality of work life on
individual work performance.
The research model consists of 8 components and 7 hypotheses that are developed
based on the theoretical basis of the quality of work life and individual work
performance. Qualitative research was conducted to adjust and supplement the
observed variables for the scales. Quantitative research applied linear regression
model with a sample of 205 Co.op mart employees who are working full time in Ho
Chi Minh City to evaluate the scale and research model. SPSS 20.0 data processing
software is used for analysing
The Walton's original scale (1975) is used to test the quality of work life. The results
show that the quality of work life is tested with 7 components: (1) The fair and
reasonable salary system, (2) Personal capacity development, (3) Opportunities for
career development (4) intergration in organization, (5) Organization rules, (6) Life
and society balance, (7) Social connection, with 32 valid observation variables. The
scale of Individual work performance based on the actual evaluation of work
performance of employees at Co.opmart supermarkets in Ho Chi Minh City includes
1 component with 5 observed variables.
In practice, the research will help Co.opmart leaders see the correlation between
aspects of quality of work life and individual work performance, and understand
employees’expectations. From there, Co.opmart leaders will find solutions to focus
on improving the quality of work life and individual work performance in the context
of limited resources.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ......................................................................... iii
ABSTRACT..............................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1
1.1. Lý do nghiên cứu ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................5
1.7. Kết cấu dự kiến của luận văn............................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................8
2.1. Chất lượng cuộc sống công việc....................................................................8
2.2. Kết quả làm việc cá nhân.............................................................................18
2.2.1. Khái niệm về kết quả làm việc cá nhân ................................................18
2.2.2. Các thành phần của kết quả làm việc cá nhân ......................................20
2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống công việc và kết quả làm việc cá
nhân 23
2.3.1. Nghiên cứu của Beh và Rose (2007) ....................................................23
2.3.2. Nghiên cứu của Ebrahim Kheradmand, Mohammadreza Valilouand
Alizera Lotft (2010)............................................................................................24
vi
2.3.3. Nghiên cứu của Malini Nandi Majumdar, Debosmita Dawnand Avijan
Dutta (2012) .......................................................................................................25
2.3.4. Nghiên cứu của Gh. Shekari, M.Monshizadeh, M.Ansari (2014)........27
2.3.5. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Đông Phong và Trần Hà
Minh Quân (2014)..............................................................................................28
2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất...............................29
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................29
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................33
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36
3.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................36
3.2. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................36
3.2.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................36
3.2.2. Nghiên cứu định lượng .........................................................................46
3.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu......................................................50
3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha .50
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................50
3.3.3. Kiểm định mô hình hồi quy đa biến .....................................................51
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................53
4.1. Phân tích mẫu khảo sát ................................................................................53
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo..............................................................55
4.2.1. Cơ hội phát triển nghể nghiệp và công việc ổn định ............................55
4.2.2. Nhân tố Hòa nhập trong tổ chức...........................................................56
4.2.3. Nhân tố Hệ thống lương thưởng công bằng và hợp lý .........................56
4.2.4. Nhân tố Cân bằng công việc và cuộc sống...........................................57
4.2.5. Nhân tố Quy định trong tổ chức ...........................................................58
4.2.6. Nhân tố Phát triển năng lực cá nhân ........................................................58
4.2.7. Nhân tố gắn kết với xã hội....................................................................59
4.2.8. Nhân tố Kết quả làm việc cá nhân ........................................................60
4.3. Phân tích khám phá nhân tố............................................................................60
4.3.1. Phân tích nhân tố cho biến độc lập...........................................................60
4.4. Kiểm định hệ số tương quan Pearson..........................................................64
4.5. Phân tích hồi quy .........................................................................................64
vii
4.5.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy.....................................................64
4.5.2. Kiểm định mô hình hồi quy..................................................................65
4.5.3 Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy bội .......................66
4.5.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ..............................68
4.6. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát đến ảnh hưởng của chất
lượng cuộc sống công việc đến kết quả làm việc của nhân viên tại các siêu thị
Co.opmart TP.HCM...............................................................................................70
4.6.1. Kiểm định khác biệt theo giới tính...........................................................70
4.6.2. Kiểm định khác biệt theo độ tuổi..........................................................70
4.6.3. Kiểm định khác biệt theo trình độ học vấn...........................................71
4.6.4. Kiểm định khác biệt theo thâm niên công tác ......................................71
4.6.5. Kiểm định khác biệt theo thu nhập .......................................................72
4.6.6. Kiểm định khác biệt theo bộ phận làm việc .........................................72
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................73
5.1. Kết luận........................................................................................................73
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................74
5.2.1. Yếu tố Lương thưởng ...........................................................................74
5.2.2. Yếu tố Cơ hội phát triển .......................................................................75
5.2.3. Yếu tố Phát triển năng lực cá nhân............................................................76
5.2.4. Yếu tố các Quy định trong tổ chức .......................................................76
5.2.5. Yếu tố Cân bằng cuộc sống ..................................................................77
5.2.6. Yếu tố Gắn kết với xã hội.....................................................................77
5.2.7. Yếu tố Hòa nhập trong tổ chức.............................................................78
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................79
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM.......................................................83
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT...........................................................85
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ ĐẶC ĐIỂM MẪU .........................................................89
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ
CRONBACH’S ALPHA...........................................................................................91
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)...................................97
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN..........................................................106
viii
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH HỒI QUY....................................................................108
PHỤ LỤC 8: T-TEST .............................................................................................112
PHỤ LỤC 9: ONEWAY ANOVA .........................................................................113
PHỤ LỤC 10...........................................................................................................119
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình gốc dựa trên thuyết hai nhân tố của Beh và Rose (2007) ……..24
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu Ebrahin và cộng sự (2010) ..................................... 25
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Majumdar và cộng sự (2012)............................26
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Gh. Sheka và cộng sự (2014)............................28
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2014) ...............29
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................34
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 36
Hình 4.1. Đồ thị phần dư chuẩn hóa ........................................................................ 66
Hình 4.1. Phân phối của phần dư chưa chuẩn hóa ................................................... 67
Hình 4.2. Điểm phân vị của phân phối của biến độc lập ......................................... 67
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt các thành phần của QWL sử dụng trong nghiên cứu..........14
Bảng 3.1. Thang đo sơ bộ .........................................................................................36
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo..............................43
Bảng 3.3. Thang trong bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng ...................................50
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................53
Bảng 4.2. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố cơ hội phát triển ....................................55
Bảng 4.3. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố cơ hội phát triển sau khi loại biến.........56
Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố hội nhập tổ chức....................................56
Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy của nhân tố hệ thống lương thưởng công bằng và hợp
lý................................................................................................................................57
Bảng 4.6. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố cân bằng cuộc sống và xã hội ...............57
Bảng 4.7. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố cân bằng cuộc sống và xã hội sau khi loại
biến............................................................................................................................58
Bảng 4.8. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố quy tắc tổ chức......................................58
Bảng 4.9. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố phát triển năng lực cá nhân...................59
Bảng 4.10. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố liên hệ xã hội ......................................59
Bảng 4.11. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố sau khi loại biến ..................................60
Bảng 4.12. Đánh giá độ tin cậy của nhân tố kết quả làm việc cá nhân.....................60
Bảng 4.13. Hệ số tải nhân tố các biến độc lập ..........................................................61
Bảng 4.14. Phân tích nhân tố khám phá EFA và biến phụ thuộc .............................62
Bảng 4.15. Hệ số tải nhân tố các biến phụ thuộc ......................................................62
Bảng 4.16. Hệ số hồi quy..........................................................................................65
Bảng 4.20. Phân tích phương sai...............................................................................76
Bảng 4.17. Bảng tóm tắt mô hình .............................................................................66
Bảng 4.18. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................68
Bảng 4.19. Tổng hơp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.........................69
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
IWP (Individual Work Performance): Kết quả làm việc cá nhân
KMO (Kaiser-Meyer – Olkin)
QWL (Quality of work life): Chất lượng cuộc sống công việc
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh