Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1604

Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN

Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà

không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều đã tận tình hướng

dẫn, góp ý để tôi hoàn thành luận văn này;

Tôi cũng chân thành cám ơn quý Thầy Cô của Trường Đại học Mở Thành Phố

Hồ Chí Minh đã dạy cho tôi những kiến thức của chương trình cao học trong 2 năm

và chương trình đài học trong 4 năm, giúp tôi có thêm kiến thức để hoàn thiện luận

văn này;

Tôi cám ơn gia đình, người thân, cám ơn các bạn trong lớp Cao học

MFB016A Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ nhau trong quá

trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Trân trọng cám ơn!

iii

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu này là một điều tra thực nghiệm để xác định sự ảnh hưởng của

các yếu tố kinh tế vĩ mô: lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (ER), tổng sản phẩm quốc

nội (GDP), giá vàng (GO), lãi suất (IR), cung tiền (MS), giá dầu (OP) và đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) với chỉ số giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mà đại

diện ở đây chính là chỉ số VN Index (VNI) trên sàn chứng khoán Thành Phố Hồ Chí

Minh trong giai đoạn quý I năm 2001 đến quý IV năm 2017. Tác giả sử dụng dữ

liệu hàng quý cùng với các phương pháp phân tích thống kê như: kiểm tra tính dừng

(ADF), kiểm tra đồng liên kết Johansen, mô hình hiệu chỉnh sai số vectơ (VECM),

mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM), kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng đẩy

và phân rã phương sai cho bài nghiên cứu của mình.

Kết quả đối với mô hình VECM cho thấy rằng, hầu hết các biến kinh tế vĩ mô

có quan hệ dài hạn với chỉ số giá chứng khoán. Trong đó, lạm phát – tỷ giá hối đoái

– tổng sản phẩm quốc nội có tương quan dương, đầu tư trực tiếp nước ngoài – cung

tiền – giá dầu có tương quan âm và hai biến vĩ mô là giá vàng – lãi suất không có ý

nghĩa thống kê. Với kết quả mô hình ECM, để đạt được mức cân bằng dài hạn thì

chỉ số giá chứng khoán phải được điều chỉnh 32,50% trong một quý. Đối với kiểm

tra nhân quả Granger thì cho thấy biến lạm phát và cung tiền có mối quan hệ nhân

quả (hai chiều) với chỉ số giá chứng khoán với các mức ý nghĩa lần lượt là 10% và

5%, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ giá hối đoái và giá dầu có mối quan hệ nhân quả

(một chiều) với chỉ số giá chứng khoán với các mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5%,

5% và các biến kinh tế vĩ mô (biến độc lập) có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Cuối cùng, hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai cho kết quả rằng: chính

bản thân chỉ số giá chứng khoán và lạm phát là yếu tố chính tác động đến chỉ số giá

chứng khoán, các biến vĩ mô còn lại có vai trò mờ nhạt trong giải thích sự biến động

của chỉ số giá chứng khoán. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả cũng đưa ra một số

kiến nghị giúp thị trường chứng khoán ổn định và phát triển hơn.

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii

MỤC LỤC..................................................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ.........................................................................vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. viii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..................................................2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3

1.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................4

1.5. Cấu trúc của đề tài .........................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................5

2.1. Chỉ số giá chứng khoán .................................................................................5

2.1.1. Lý thuyết và ý nghĩa chỉ số giá chứng khoán .........................................5

2.1.2. Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán.......................................6

2.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán ....................8

2.2.1. Lãi suất....................................................................................................8

2.2.2. Cung tiền...............................................................................................10

2.2.3. Tỷ lệ lạm phát .......................................................................................13

2.2.4. Tỷ giá hối đoái ......................................................................................15

2.2.5. Tổng sản phẩm quốc nội.......................................................................18

2.2.6. Giá vàng................................................................................................20

2.2.7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................23

v

2.2.8. Giá dầu..................................................................................................24

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt nam ..................................................26

2.4. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ...............................................................29

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................31

3.1. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................31

3.2. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................31

3.3. Mô tả các biến..............................................................................................32

3.4. Phương pháp kiểm định...............................................................................34

3.4.1. Kiểm định tính dừng .............................................................................34

3.4.2. Kiểm định đồng liên kết........................................................................37

3.4.3. Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM)............................................38

3.4.4. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Causality Test)................38

3.4.5. Hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Functions) và Phân rã phương

sai (Variance Decomposition)............................................................................39

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................41

4.1. Phân tích thống kê mô tả .............................................................................41

4.2. Kết quả kiểm định tính dừng – Unit Root Test ...........................................42

4.3. Kết quả kiểm tra đồng liên kết – Cointegrateion Test.................................44

4.4. Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số Vectơ (VECM)...................45

4.5. Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM).................................48

4.6. Kết quả kiểm định nhân quả Granger..........................................................49

4.7. Phản ứng đẩy và phân rã phương sai...........................................................52

4.7.1. Phản ứng đẩy.........................................................................................52

4.7.2. Phân rã phương sai................................................................................53

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................56

5.1. Kết luận........................................................................................................56

5.2. Kiến nghị .....................................................................................................57

5.2.1. Ổn định các nhân tố vĩ mô nhằm hỗ trợ TTCK phát triển....................57

5.2.2. Nâng cao tính minh bạch trên thị trường chứng khoán ........................60

5.2.3. Nâng cao nhận thức và năng lực nhà đầu tư.........................................63

5.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................64

vi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................67

PHỤ LỤC..................................................................................................................71

Phụ lục 1. Dữ liệu các biến....................................................................................71

Phụ lục 2. Dữ liệu các biến được chuyển sang logarit tự nhiên ............................72

Phụ lục 3. Kết quả kiểm tra tính dừng (bao gồm kiểm định tại mức sai phân bậc 1)

của các biến nghiên cứu.........................................................................................74

Phụ lục 4. Độ trễ tối ưu..........................................................................................87

Phụ lục 5. Kết quả kiểm tra đồng liên kết..............................................................87

Phụ lục 6. Kết quả mô hình VECM.......................................................................94

Phụ lục 7. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger..............................97

Phụ lục 8. Kết quả phân rã phương sai..................................................................99

vii

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Tên bảng và tên biểu đồ Trang

Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây 35

Bảng 3.1. Bảng tóm tắt mô tả các biến 40

Bảng 4.1. Bảng kết quả thống kê mô tả số liệu 48

Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả tính dừng tại mức level và sai phân bậc 1 50

Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra tóm tắt đồng liên kết bằng kiểm định vết

ma trận và kiểm định giá trị riêng cực đại

51

Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số 56

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tóm tắt mối quan hệ nhân quả Granger 57

Biểu đồ 4.1. Kết quả hàm phản ứng đẩy 60

Bảng 4.6. Kết quả tóm tắt phân rã phương sai 61

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADF : Kiểm định ADF (Augemented Dicky Fuller)

APT : Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage Pricing Theory)

CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price Index)

CTKT : Công ty Kiểm toán

ECM : Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model)

ER : Tỷ giá hối đoái (Exchange rate)

Eview : Phần mềm thống kê (Econometric Views)

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment)

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

OLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất

TTCK : Thị trường chứng khoán

UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước

SGDCK : Sở Giao dịch chứng khoán

VAR : Mô hình vectơ tự hồi quy (Vecto Autogression Regression)

VNI : Chỉ số giá chứng khoán trên sàn chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều không thể phủ nhận rằng thị

trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng và luôn luôn chiếm một vị trí chiến

lược đối với những quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển. Thị

trường chứng khoán đã trở thành một nhân tố quan trọng trong hệ thống tài chính

của mỗi quốc gia. Lịch sử cho thấy hiệu suất của một thị trường chứng khoán có thể

xem là công cụ nhanh nhất để đánh giá sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc

gia. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho tất cả các khách hàng tiềm năng quan

trọng của hệ thống tài chính như: huy động vốn, cơ hội đầu tư, phân phối rủi ro và

gây kiểm soát doanh nghiệp… Do đó, mọi sự biến động của các vấn đề về kinh tế,

chính trị và xã hội cũng ít nhiều tác động đến thị trường chứng khoán. Trên thế giới

đã có rất nhiều các nghiên cứu trước đây nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô như: lãi

suất, cung tiền, giá dầu, giá vàng, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ giá hối đoái… tác

động đến thị trường chứng khoán. Chẳng hạn như các bài nghiên cứu của Pablo và

cộng sự (2013), Onyemachi (2011), Riona và cộng sự (2010), Caroline và cộng sự

(2011) và nhiều nghiên cứu khác. Các nghiên cứu trong nước như Nguyễn Minh

Kiều và cộng sự (2013), Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2013). Hầu hết kết quả

của các nghiên cứu trên đều cho thấy rằng có mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô

và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của mỗi quốc gia lại

khác nhau do nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng có tính

riêng biệt, đặc thù của chính nó và lại với những phương pháp nghiên cứu, thời gian

nghiên cứu khác nhau thì kết quả khác nhau. Thị trường chứng khoán của mỗi quốc

gia đều chịu sự tác động của các yếu tố vĩ mô cũng như vi mô. Do đó, thị trường

chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam là nền

kinh tế mới nổi và thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ, biến động khá

mạnh và chứa đựng khá nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư.

Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/3/20014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam,

2

trong đó nêu rõ hoạt động tổ chức thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh theo mô

hình đối tác bù trừ trung tâm thuộc chức năng của Trung tâm Lưu ký chứng khoán

Việt Nam. Ngày 10/08/2017, TTCK phái sinh chính thức hoạt động, lợi thế đòn bẩy

là một đặc điểm khác biệt của Chứng khoán phái sinh đối với các chứng khoán cơ

sở. Về cơ bản, khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra

một khoản tiền (ký quỹ) có giá trị nhỏ hơn giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn

tham gia (giá trị hợp đồng). Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ triển khai một loại chứng

khoán phái sinh. Hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên

được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai

trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tường lai trên trái phiếu chính

phủ (kỳ hạn 5 năm).

Đây là động lực tiên quyết để tác giả thay thế biến chỉ số giá chứng khoán VN

Index bằng biến chỉ số giá chứng khoán VN30 Index. Việc thay thế này có một ý

nghĩa cực kỳ quan trọng và thực tế hơn trong việc áp dụng nghiên cứu của đề tài.

Tuy nhiên, cơ sở mẫu đối với biến VN30 Index không cho phép (chỉ mới ra từ Quí

I/2012) tính tới thời điểm Quí IV/2017. Vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của

các nhân tố vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN30 Index sẽ được thực hiện vào

giai đoạn 2 của đề tài. Chính vì việc cơ sở mẫu không đảm bảo cho biến phụ thuộc

và các biến độc lập, tác giả đã quyết định thay thế biến chỉ số VN30 Index bằng

biến VN Index, việc thay thế này tuy có khác về biến phụ thuộc là VN30 Index,

nhưng vẫn đảm bảo được giá trị và tính thực nghiệm của đề tài. Với mong muốn có

thể phát hiện ra các yếu tố vĩ mô nào ảnh hưởng và nó ảnh hưởng như thế nào đến

thị trường chứng khoán và từ đó có thể giúp ích một phần nào cho nhà đầu tư khi

tham gia thị trường, cho các nhà quản trị và điều hành chính sách. Chính vì những

lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số

VN Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm bài nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN Index trên thị trường chứng khoán Việt Nam | Siêu Thị PDF