Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và kháng bệnh của gà thịt Lương Phượng nuôi tại huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THU HƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT TỎI
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ THỊT LƯƠNG PHƯỢNG
NUÔI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG - TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
THÁI NGUYÊN – 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THU HƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT TỎI
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ THỊT LƯƠNG PHƯỢNG
NUÔI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG - TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ thực tế
và đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phan Thu Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng quản lý đào tạo Sau đại học, và sự nhất trí
của giáo viên hướng dẫn tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của
các tỷ lệ bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và kháng bệnh của
gà thịt Lương Phượng nuôi tại huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo nhà trường, phòng quản lý đào tạo Sau
đại học, giáo viên hướng dẫn cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng quản lý đào tạo Sau đại
học đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin kính chúc các thầy cô lãnh đạo Nhà trường và toàn thể thầy cô
giáo trong phòng quản lý đào tạo Sau đại học sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt, chúc các bạn học viên mạnh khỏe, học tập và thành công trong cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến
khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Phan Thu Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................vi
DANH MỤC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Vai trò của tỏi đối với động vật .............................................................. 3
1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của
gia cầm ................................................................................................. 12
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................... 29
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................. 29
2.1.1. Đối tương nghiên cứu............................................................................ 29
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 29
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu.............. 29
2.2.1. Nội dung................................................................................................ 29
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 29
2.2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi......................................................... 31
iv
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 36
3.1. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà
thí nghiệm............................................................................................ 36
3.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng
của gà thí nghiệm ................................................................................. 37
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy............................................................................... 37
3.2.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến sinh trưởng tuyệt đối ...... 41
3.2.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến sinh trưởng tương đối..... 43
3.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng thu nhận thức
ăn và chuyển hóa thức ăn..................................................................... 45
3.3.1. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng thu nhận
thức ăn của gà thí nghiệm .................................................................... 45
3.3.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn............... 46
3.3.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến tiêu tốn protein và
năng lượng của gà thí nghiệm.............................................................. 48
3.3.4. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến chỉ số sản xuất PI
(Performance Index) của đàn gà thí nghiệm........................................ 50
3.4. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng
thịt của gà thí nghiệm........................................................................... 51
3.4.1. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến năng suất thịt của đàn
gà thí nghiệm........................................................................................ 51
3.4.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến thành phần hoá học
của thịt gà thí nghiệm........................................................................... 53
3.4.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến chất lượng thịt ................ 55
3.4.4. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm......................... 57
3.5. Ảnh hưởng của bột tỏi đến khả năng kháng bệnh của gà ........................ 58
3.5.1. Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi vào khẩu phần đến tỷ lệ mắc một số
bệnh trên đàn gà ................................................................................... 58
v
3.5.2. Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi vào khẩu phần đến các chỉ tiêu sinh lý của
máu gà................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Đề nghị ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP: Protein thô
BT: Bột tỏi
ĐC: Đối chứng
g: Gram
kg: Ki lô gram
KL: Khối lượng
KPCS: Khẩu phần cơ sở
LP: Lương Phượng
NLTĐ: Năng lượng trao đổi
TĂ: Thức ăn
TĂHH: Thức ăn hỗn hợp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN: Thí nghiệm
TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn
VCK: Vật chất khô
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tỏi.............................................................. 5
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của bột tỏi........................................................ 6
Bảng 1.3. Hoạt lực chống vi khuẩn của các hợp chất sulfur tỏi ....................... 9
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................... 30
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn theo từng giai đoạn .............. 31
Bảng 2.3. Quy trình tiêm phòng...................................................................... 31
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%) .......................................... 36
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) ............................. 38
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) .................. 42
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ............................... 44
Bảng 3.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ............................... 46
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm ................................................ 47
Bảng 3.7. Tiêu tốn protein của gà thí nghiệm (g)........................................... 48
Bảng 3.8. Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm (Kcal) ................. 49
Bảng 3.9. Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm ........................................... 50
Bảng 3.10. Kết quả mổ khảo sát đàn gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi (n=6) ........ 51
Bảng 3.11. Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi....... 53
Bảng 3.12. Chất lượng của gà thịt thí nghiệm ................................................ 55
Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (đồng) ......... 57
Bảng 3.14. Một số bệnh thường gặp trên đàn gà thí nghiệm.......................... 58
Bảng 3.15. Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi vào khẩu phần đến các chỉ tiêu
sinh lý của máu gà lúc 10 tuần tuổi ............................................ 60
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................ 41
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm............................ 43
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .......................... 45
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp việc bổ sung các chất kích thích
tăng trưởng, kháng sinh vào khẩu phần được sử dụng rất nhiều nhằm cải thiện
năng suất, ngăn ngừa bệnh và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Ngày nay,
việc sử dụng các chất này có xu hướng giảm dần do chúng có tác động xấu
đến sức khỏe của người tiêu dùng bởi sự tồn dư của chúng hầu hết ở trong sản
phẩm thịt. Chính vì vậy, nghiên cứu về tiềm năng của các chất bổ sung tự
nhiên để thay thế các chất hóa học có ý nghĩa rất quan trọng. Việc ứng dụng
các chất có nguồn gốc thiên nhiên có trong các loại thảo dược đang được mở
rộng nghiên cứu và là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi. Đã từ lâu, con người đã biết công dụng
của một số thảo dược và ứng dụng trong chăn nuôi. Với tiến bộ khoa học kỹ
thuật con người đã tìm ra một số hoạt chất sinh học cao trong thảo dược như
các hợp chất sulphuric và allicin có trong tỏi, zingerol và shogaola có trong
gừng, curcumin có trong nghệ… các chất này có tác dụng kích thích hoạt
động hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng khối lượng, giảm tiêu tốn thức ăn từ
đó giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, còn phòng chữa một số bệnh cho
người và động vật. Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: ‘‘Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng
sản xuất và kháng bệnh của gà thịt Lương Phượng nuôi tại huyện Bảo
Thắng - Tỉnh Lào Cai’’.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi đến khả năng sinh trưởng
và kháng bệnh của gà thịt Lương Phượng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của
các mức bột tỏi đối với năng suất và chất lượng thịt gà. Đồng thời, có
thêm công thức thức ăn hỗn hợp với mức bổ sung bột tỏi hợp lý trong
chăn nuôi gà thịt.
2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho người chăn nuôi sử dụng
bột tỏi vào khẩu phần ăn cho gà thịt, nhằm nâng cao chất lượng thịt gà đáp
ứng thị hiếu tiêu dùng thịt sạch không sử dụng kháng sinh.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Vai trò của tỏi đối với động vật
1.1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi
* Nguồn gốc
Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay.
Cây có nguồn gốc ở vùng trung Á. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, tỏi cũng là cây
trồng từ thời cổ đại. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã đưa cây tỏi từ
châu Âu sang châu Mỹ. Ngày nay, tỏi là cây trồng rộng rãi khắp thế giới, từ
vùng có khí hậu nhiệt đới xích đạo 50 đến 500 vĩ tuyến ở cả hai bán cầu. Trải qua
hàng nghìn năm trồng trọt và chọn lọc, từ loài tỏi ban đầu đã hình thành nhiều
giống tỏi khác nhau, tương đương với các thứ như: A. sativum L. var. sativum;
var. typicum Regel; var. ophioscorodon (Link) Doll và var. controversum
(Schrader) Moore. Tỏi được trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, tỏi được
trồng khắp mọi miền, nhưng tập trung nhiều ở huyện Kinh Môn (Hải Dương),
Gia Lâm (Hà Nội), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ninh Thuận, Bắc Giang… Tất nhiên,
giữa các giống này, chúng khác nhau về kích thước, hàm lượng tinh dầu, năng
suất cũng như đặc tính thích nghi với các vùng có điều kiện khí hậu khác nhau.
* Phân loại:
Tỏi ta có tên khoa học là Alliumsativum L
Tên nước ngoài: Garlic, sown leek (Tiếng Anh); ail commun (Tiếng Pháp)
Giới (regnum) Plantae
Bộ (ordo) Asparagales
Họ (familia) Alliaceae
Phân họ (subfamilia) Allioideae
Tông (tribus) Allieae
Chi (genus) Allium
Loài (species) A. sativum