Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
264.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1518

Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93

89

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG KHẨU PHẦN

ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NUÔI THỊT

Từ Quang Hiển1*

, Từ Trung Kiên2

, Trần Thị Hoan2

1Đại học Thái Nguyên 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thí nghiệm được thực hiện trên lợn Yorkshire nuôi thịt, gồm 5 lô, mỗi lô 10 con, khối lượng lợn

lúc bắt đầu thí nghiệm từ 31,81- 32,23 kg/con, thời gian thí nghiệm 3 tháng, thí nghiệp được lặp lại

3 lần. Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu

(BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS + 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10% BLKG, lô

TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Kết quả cho thấy: lợn được

ăn khẩu phần có chứa 5 % và 10% BLKG (TN1 và TN2) có tăng khối lượng cao hơn và tiêu tốn

thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp hơn so với đối chứng; lợn của lô TN3 (khẩu phần chứa 15%

BLKG) có các chỉ tiêu trên tương đương với đối chứng. Lợn của lô TN4 (khẩu phần chứa 20%

BLKG) tăng khối lượng thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao hơn so với đối

chứng. Vì vậy, chỉ nên phối hợp 5- 10% BLKG vào khẩu phần ăn cho lợn thịt.

Từ khóa: Bột lá keo giậu, lợn thịt, sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn

MỞ ĐẦU*

Nhiều nghiên cứu cho biết bột lá thực vật

phối trộn vào khẩu phần ăn của lợn có tác

dụng tốt như: Làm tăng khả năng ăn được,

tăng khả năng tăng khối lượng đối với lợn

thịt, tăng khả năng đậu thai ở lợn nái và tỷ lệ

nuôi sống ở lợn con (Từ Quang Hiển và cs,

2013) [2]. Vì vậy, một số nước đã bổ sung bột

lá cỏ họ đậu vào thức ăn hỗn hợp của lợn thịt

và lợn nái.

Ở Việt Nam, keo giậu mọc ở khắp các vùng

trong cả nước, đặc biệt là ở các vùng đất

trung tính, hơi kiềm, vùng núi đá vôi. Năng

suất vật chất khô có thể lên tới 12- 20

tấn/ha/năm (NAS, 1984) [6]. Lá keo giậu dễ

chế biến thành bột lá. Cắt cả cành keo giậu,

phơi 1-2 ngày nắng, đập cành lá xuống sân, lá

sẽ rụng xuống, nghiền lá thành bột sẽ được

bột lá keo giậu.

Bột lá keo giậu cũng giống như bột cỏ họ đậu,

vừa giàu protein, vừa giàu sắc tố (Wood và

cs, 1983 [7]; Nguyễn Ngọc Hà, 1996 [1]). Vì

vậy, chúng tôi tiến hành thí nghiệm "Ảnh

hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau

trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi

thịt" nhằm xác định được tỷ lệ bột lá keo

giậu thích hợp trong khẩu phần.

* Tel:0913286190

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm trên lợn Yorkshire gồm 5 lô, mỗi

lô 10 con, khối lượng bắt đầu thí nghiệm từ

31,81- 32,23 kg, kết thúc khoảng trên dưới 80

kg, thí nghiệm kéo dài 3 tháng, thí nghiệp

được lặp lại 3 lần.

Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu

phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu

(BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS

+ 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10%

BLKG, lô TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô

TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Năng lượng

trao đổi (Kcal)/1 kg thức ăn và tỷ lệ protein

(%) trong thức ăn của lô đối chứng là 3100 và

16,5; lô TN1: 3068 và 16,8; lô TN2: 3036 và

17,1; lô TN3: 3004 và 17,4; lô TN4: 2973 và

17,7. Năng lượng trao đổi và tỷ lệ protein

trong BLKG dựa theo tài liệu của Viện Chăn

nuôi quốc gia [5].

Các lô đều được cho ăn tự do bằng máng ăn

tự động.

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Sinh trưởng

tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, khả năng tiêu

thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng

khối lượng và so sánh chi phí thức ăn/1 kg

tăng khối lượng giữa các lô.

Các chỉ tiêu được theo dõi bằng các phương

pháp thường quy trong nghiên cứu về chăn

nuôi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!