Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng / Phạm Minh Tuấn ; người hướng dẫn khoa học Lê Tấn Phước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM MINH TUẤN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỜI TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM MINH TUẤN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỜI TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tấn Phước
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
i
TÓM TẮT
Việc nghiên cứu, xác định được các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá hiện trạng của các
ngân hàng thương mại, đồng thời đây là cơ sở để đưa ra các kiến nghị cho các cải cách
chính sách trong hệ thống ngân hàng thương mại. Xuất phát từ thực tiễn và đòi hỏi cấp
thiết trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài đề tài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các
nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Để thực hiện đề tài, tác giả đã phân tích sự tác động của các nhân tố vĩ mô đối với tỷ
suất sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trên cơ sở xem xét tác động
của các biến số vĩ mô, bao gồm các yếu tố về tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ
(thông qua cung tiền, lãi suất liên ngân hàng), chính sách dự trữ ngoại hối (thông
qua biến số dự trữ ngoại hối), lạm phát và mức độ phát triển tài chính (thể hiện qua
chỉ số thị trường chứng khoán) đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại
Việt Nam (đại diện là tỷ suất sinh lời trên tài sản – ROA). Thông qua các phương
pháp như: Phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh và phương pháp đối chiếu số liệu; Phương pháp hồi quy: Nghiên cứu
hồi quy dữ liệu bảng OLS gộp (Pooled OLS), kiểm định sự phù hợp của mô hình
Pooled, FEM, REM.
Từ kết quả phân tích, tác giả nhận thấy có 04 nhân tố vĩ mô có tác động có ý nghĩa
thống kê đối với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại, bao
gồm tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ gia tăng cung tiền (M2), chỉ số thị trường chứng
khoán (INDEX) và tốc độ tăng trưởng dự trữ ngoại hối. Cụ thể: Tỷ lệ lạm phát, tốc độ
tăng trưởng cung tiền và chỉ số thị trường chứng khoán có tác động dương, trong khi
tốc độ tăng trưởng dự trữ ngoại hối có tác động âm đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
của các ngân hàng thương mại.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội
dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận văn.
Học viên cao học
Phạm Minh Tuấn
iii
LỜI CÁM ƠN
Đề tài “Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp
sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại
trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin
chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy Lê Tấn Phước thuộc Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn
các Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại trường đã tạo điều
kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi
hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN............................................................................................. iii
MỤC LỤC..................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................ viii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu........................................ 3
1.3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ...................................................... 4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................... 5
1.6. Bố cục luận văn............................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................7
2.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại ................................................. 7
2.1.1.Chức năng của ngân hàng thƣơng mại
........................................................................................................... 7
2.1.2.Đánh giá về hiệu quả của các ngân hàng thƣơng mại
......................................................................................................... 10
v
2.1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại
......................................................................................................... 14
2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đây................................ 20
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................28
3.1. Khung phân tích nghiên cứu ........................................................... 28
3.2. Cơ sở của mô hình hồi quy ............................................................. 30
3.3. Dữ liệu và nguồn dữ liệu ................................................................ 31
3.4. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng và tiến trình nghiên cứu .............................. 33
3.4.1.Mô hình Pooled OLS
......................................................................................................... 34
3.4.2.Mô hình các ảnh hƣởng cố định (Fixed Effective Model – FEM)
......................................................................................................... 34
3.4.3.Mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên (Random Effective Model –
REM) ................................................................................................ 35
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ .........37
4.1. Tổng quan về các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam từ sau năm 2006.. 37
4.1.1.Những cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
......................................................................................................... 38
4.1.2.Những khó khăn, thách thức của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
......................................................................................................... 38
4.2. Phân tích thống kê mô tả ................................................................ 39
4.3. Tƣơng quan Pearson – mối quan hệ đơn biến giữa các biến số ........... 43
4.4. Phân tích mối quan hệ đa biến giữa các biến số với hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thƣơng mại................................................................. 45