Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ảnh hưởng của bổ sung dầu đậu tương vào khẩu phần ăn đến năng suất sinh sản Lợn nái nuôi con giống ngoại trong mùa hè
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
10 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ẢNH HƢỞNG CỦA BỔ SUNG DẦU ĐẬU TƢƠNG VÀO KHẨU PHẦN
ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN LỢN NÁI NUÔI CON GIỐNG
NGOẠI TRONG MÙA HÈ
Phạm Sỹ Tiệp1*
, Hoàng Thị Phi Phượng2
,
Nguyễn Thị Hương2
, Đỗ Thị Hà3
, Kiều Thị Huê3
1. MỞ ĐẦU123
Việc nghiên cứu bổ sung chất béo (dầu, mỡ
động, thực vật) cho lợn nái chửa, nái nuôi con
trong điều kiện thời tiết quá nóng(>300C) hoặc
quá lạnh (<120C) - các giới hạn cận trên và cận
dưới của stress nhiệt - là rất cần thiết và được
các nhà chăn nuôi lợn công nghiệp trên thế giới
hết sức quan tâm. Các công trình NC khoa học
đã cho thấy, men lipaza trong cơ thể gia súc
non có hoạt tính thấp, nên chưa có khả năng tự
tổng hợp được một số loại axít béo, đặc biệt là
các axit béo không no như các axit linoleic,
liolenic, palmitoneic...là những axit béo rất
quan trọng trong việc hoà tan các vitamin A, D,
E, K giúp cho quá trình hấp thu các vitamin này
trở nên dễ dàng hơn. Đối với lợn con theo mẹ
và sau cai sữa, các axit béo trên được lấy từ
thức ăn (TA) và sữa mẹ. Theo Weiler và cs
(2002), Bud, Harmon (2003), trong khẩu phần
(KP) của lợn nái nuôi con thường phải bổ sung
chất béo để tăng tính ngon miệng, tăng năng
lượng cho KP và tận dụng khả năng kháng
khuẩn của chất béo để giảm tiêu chảy cho lợn
con.
Seerley (1974); Goihl, Petigrew (2000);
Washam (1998); Wayne Shingleton (2005) đã
thí nghiệm bổ sung chất béo cho 98 lợn nái
chửa và 92 nuôi con tại Hoa kỳ, kết quả cho
thấy:
+ Đối với lợn nái mang thai 100-114 ngày:
bổ sung 5% chất béo vào KP ăn 2,2 kg/con/ngày,
trong mùa hè đã cho khối lượng (KL) lợn con 21
ngày tuổi tăng từ 5,1 kg/con lên 5,3kg, tỷ lệ nuôi
1
Phòng Khoa học-Kế hoạch-Hợp tác quốc tế, Viện Chăn
nuôi
2 Trung tâm NC Lợn Thụy Phương
3 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
sống đến 21 ngày tăng 80-90%, hàm lượng chất
béo trong tế bào lợn con tăng từ 2,04% (không bổ
sung chất béo) lên 2,43% (có bổ sung chất béo);
hàm lượng chất béo trong sũa mẹ tăng từ 5,5%
(không bổ sung chất béo) lên 7,7% (bổ sung chất
béo) và hàm lượng glycogen trong cơ lợn con
tăng từ 187mg/g (không bổ sung chất béo) lên 202
mg/g (bổ sung chất béo) đã giúp cho khả năng
chống đỡ với stress nhiệt mùa hè của lợn con tăng
rõ rệt.
+ Đối với lợn nái nuôi con: kết quả 10 nghiên
cứu trên lợn nái nuôi con tại Hoa Kỳ, trong đó,
bổ sung nhiều nguồn chất béo khác nhau (dầu
đậu tương, dầu cám, dầu dừa, dầu cá) vào KP
TA cho lợn nái nuôi con ở mức trung bình 10%.
Kết quả cho thấy, lợn nái nuôi con bằng KP bổ
sung chất béo trong thời gian nuôi con, chất
lượng sữa tốt hơn, hàm lượng mỡ sữa tăng 9%,
KL lợn con cai sữa tăng 6,3%, tỷ lệ hao hụt của
lợn nái giảm 40% so với lợn nái không bổ sung
chất béo vào KP trong giai đoạn nuôi. *
Như vậy, bổ sung chất béo vào KP TA cho lợn nái
nuôi con là hết sức cần thiết trong điều kiện mùa hè
nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn. Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu
có nội dung như tên bài báo đã nêu nhằm:
- Xác định tỷ lệ thích hợp của dầu đậu tương bổ
sung vào KP ăn cho lợn nái nuôi con trong điều
kiện mùa hè.
- Nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái nuôi
con 7-10%, năng suất sinh trưởng của lợn con
5-10%, giảm 2-4% tỷ lệ chết của lợn con từ sơ
sinh đến cai sữa.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
* Tác giả để liên hệ: TS. Phạm Sỹ Tiệp, Trưởng Phòng Khoa
học-Kế hoạch-Hợp tác quốc tế, Viện Chăn nuôi. Thuỵ
Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 04-38385022 /
0913309504. Email: [email protected]