Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ lâm thị mỹ dạ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ HỒNG CHÍNH
ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng - 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ HỒNG CHÍNH
ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 82.29.02.0
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS TRẦN VĂN SÁNG
Đà Nẵng - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung nghiên cứu trong luận văn này là của riêng tôi, thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS TRẦN VĂN SÁNG.
Mọi nội dung trong luận văn hoàn toàn chưa ai công bố.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những nội dung khoa học trong luận văn
này.
Tác giả luận văn
Lê Hồng Chính
TRANG THONG TIN LU!N VAN TH�C Si
DE TAI: A.N DV Y NitM VE TINH YEU TRONG THO LAM THJ MY D�
Nganh: Ngon ngfr hQC
HQ va ten hQC vien: LE HONG cHINH
Nguoi huong d�n khoa h9c: PGS.TS TRAN VAN SANG
Ca SO' dao te;10: De;1i hQC Su phe;1m - De;1i hQC f)a Ning
Tom tftt:
Lu�n van da h� th6ng nhung v�n dS li lu�n ca ban v€ ftn d1,1 y ni�m va thi
phap hQC tri nh�n. Lu�n van cung da trinh bay nhfrng tri thuc c�n ySu lien quan dSn
ftn d1,1 y niSm v€ "tinh yeu" trong tha Lam Thi My De;1.
Tu nSn tang li thuySt d6, chung toi da tiSn hanh khao sat cac bai tha trong
cu6n Lam Tht My Dq tuydn tqp, tim hiSu cac ftn d1,1 y ni�m v€ "tinh yeu" xet tu
· mi Sn ngu6n va mi Sn dich.
Lu�n van da di vao tim hiSu cac ftn d1,1 y ni�m vs "tinh yeu" trong t�p tha xet
tu miSn ngu6n thong qua vi�c th6ng ke, xac l�p mo hinh ftn d1,1 y ni�m v6'i cac miSn
ngu6n d�c trung; th6ng ke cac anh XC;l cua miSn ngu6n tuang ung v6'i cac biSu thuc
ngon ngfr mang tinh ftn d1,1.
Lu�n van cung da di vao phan tich m9t so an d1,1 y ni�m ve "tinh yeu" tren co
SO' cac nh6m y ni�m da duqc xac l�p.
Cac kSt qua nghien cuu 6 Chuang 2 va Chuang 3 da lam sang to nhfrng
nhfrng d�c diSm rieng cua miSn Ngu6n trong sµ chiSu xe;1 t6'i miSn Dich va cac ftn
d1,1 y ni�m vS tinh yeu tieu biSu trong tha Lam Thi My De;1.
Ben ce;1nh d6, kSt qua nghien cuu cua lu�n van se hfru ich cho sinh vien, hQC
vien, cac nha nghien cuu trong linh VlJC ngon ngfr hQC, tam 1i hQC, d�c bi�t ai mu6n
tim hiSu sau vS nha tho Lam Thi My De;1. Tu li�u cua lu�n van cung c6 gia tri tham
khao cho nhung cong trinh nghien cuu khac.
Tu kh6a: fin d1,1 y ni�m; anh xe;1; Lam Thi My De;1; mi€n ngu6n; miSn dich; y
ni�m.
Xac nhin cua ngll'oi hlf6'ng dftn Nglfrri thl}'c hi�n d� tai
PGS. TS Trdn Van Sang Le H6ng Chinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
4. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................6
5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu.................................................................6
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................7
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ...............8
1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm..............................................................................................8
1.1.1. Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống .............................................................8
1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận .....................................................................9
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm........................................12
1.2.1 Ý niệm và ý niệm hóa ..................................................................................12
1.2.2 Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ......................................................13
1.2.3 Điển mẫu......................................................................................................18
1.2.4 Tính nghiệm thân.........................................................................................19
1.2.5 Mô hình tri nhận ..........................................................................................20
1.2.6 Lược đồ hình ảnh .........................................................................................21
1.2.7 Phân loại ẩn dụ ý niệm...............................................................................23
1.3 Lâm Thị Mỹ Dạ, cuộc đời và thi phẩm ...................................................................27
1.3.1. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ .............................................................................27
1.3.2. Thi phẩm Lâm Thị Mỹ Dạ..........................................................................28
1.3.3. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đề tài và thi pháp .....................................................28
1.4. Tiểu kết ..................................................................................................................31
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT MÔ HÌNH TRI NHẬN CỦA ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ
TÌNH YÊU TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ XÉT TỪ MIỀN NGUỒN.............32
2.1. Dẫn nhập.................................................................................................................32
2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.............................33
2.2.1. Mô hình chiếu xạ giữa miền Nguồn và miền Đích TÌNH YÊU.................33
2.2.2. Các miền Nguồn tiêu biểu của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU trong thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ ............................................................................................................................34
2.3. Cơ sở kinh kinh nghiệm làm nền tảng cho những mô hình tri nhận của ẩn dụ ý
niệm trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ....................................................................................49
2.4. Tiểu kết...................................................................................................................52
CHƢƠNG 3. NHỮNG ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ XÉT
TỪ MIỀN ĐÍCH TÌNH YÊU .....................................................................................53
3.1. Dẫn nhập.................................................................................................................53
3.2. Các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ......................................53
3.2.1. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỰ SAY ĐẮM KHAO KHÁT” ..............53
3.2.2. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” ................58
3.2.3. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI”.........................................62
3.2.4. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH”...........................65
3.2.5. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ ÁNH SÁNG” ...........................................69
3.2.6. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ ĐỒ VẬT”.................................................73
3.2.7. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ MÀU SẮC”..............................................77
3.3. Tiểu kết ..................................................................................................................80
KẾT LUẬN ..................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................83
PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Lược đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ
ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ SAY ĐẮM KHAO KHÁT 54
Bảng 3.2:
Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ SAY ĐẮM
KHAO KHÁT
54
Bảng 3.3: Lược đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ
ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH CỦA THIÊN NHIÊN 59
Bảng 3.4:
Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH
CỦA THIÊN NHIÊN
59
Bảng 3.5: Lược đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ
ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI
62
Bảng 3.6: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 62
Bảng 3.7: Lược đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ
ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
66
Bảng 3.8:
Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH
TRÌNH
67
Bảng 3.9: Lược đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ
ý niệm TÌNH YÊU LÀ ÁNH SÁNG 70
Bảng 3.10: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ ÁNH SÁNG 70
Bảng 3.11: Lược đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ
ý niệm TÌNH YÊU LÀ ĐỒ VẬT
74
Bảng 3.12: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ ĐỒ VẬT
74
Bảng 3.13: Lược đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn dụ
ý niệm TÌNH YÊU LÀ MÀU SẮC
77
Bảng 3.14: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MÀU SẮC
77
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) bắt đầu phát triển từ những
năm 1980 như một trường phái ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành: ngôn ngữ
- tư duy – văn hóa. Ngôn ngữ học tri nhận “nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn
kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách
thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật của thế giới khách quan đó”
[1]. Đó là hướng nghiên cứu mới thu hút sự tham gia đông đảo của giới ngôn ngữ
học hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Một trong những luận thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, nói như
Langacker, là ngữ nghĩa học, là sự ý niệm hóa. Mỗi khi chúng ta tạo sinh một phát
ngôn, một cách vô thức chúng ta sử dụng rất nhiều quá trình ý niệm hóa. Theo các
nhà khoa học, ẩn dụ là một trong những công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý
niệm hóa các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ không còn đơn thuần là hình thái ngôn
ngữ như quan điểm truyền thống, mà nó còn là hình thái tư duy của con người về
thế giới. Ẩn dụ ý niệm vì thế trở thành đối tượng nghiên cứu được quan tâm đặc
biệt trong nghiên cứu tri nhận ở Việt Nam và trên thế giới. Các ẩn dụ ý niệm được
khai thác, giải mã dựa trên các tri thức nền, các mô hình văn hoá, đặc trưng tâm lý,
tư duy tộc người, những ước định về văn hoá, tôn giáo… Từ đó, có thể thấy rằng,
nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc nhìn ẩn dụ ý niệm là một hướng nghiên cứu mới,
làm sáng tỏ mở rộng biên giới của nghiên cứu liên ngôn ngữ trong mối quan hệ với
văn hóa, văn học.
Vấn đề ẩn dụ tri nhận trong thơ ca là một nhánh mới của ẩn dụ ý niệm.
Trước đây, ngôn ngữ thơ với đặc trưng là tính hình tượng thường là đối tượng
nghiên cứu của văn học. Ngôn ngữ học tri nhận và lí thuyết điển mẫu đã đặt ra vấn
đề nghiên cứu mô hình tri nhận trong thơ, tạm gọi là thi pháp học tri nhận. Thi pháp
học tri nhận có tính lí thuyết về không gian tinh thần tích hợp với khái niệm pha
trộn giải thích các quá trình sáng tạo trong tâm trí con người và liên quan các khái
niệm trừu tượng. Ý niệm của hình ảnh thơ được hiểu là thuộc về một hệ thống
logich trong khuôn khổ của mô hình tri nhận lí tưởng hóa hay hình ảnh lược đồ. Thi
pháp học tri nhận đặt ra vấn đề nghiên cứu tư duy trong thơ ca và tìm hiểu các quá
2
trình tinh thần, quá trình tâm lí của nhận thức
1.2. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong các tác phẩm văn học là một trong
những hướng nghiên cứu mới của trào lưu ngôn ngữ học tri nhận theo hướng ứng
dụng liên ngành ngôn ngữ với văn chương. Trong văn học, ẩn dụ ý niệm chủ yếu
được hình thành qua con đường trực giác, nó xuất hiện cùng với chức năng hình
tượng hóa các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ ý niệm đem đến sự sáng tạo, mới mẻ
trong cách cảm nhận thế giới và mở ra cho con người những khả năng tìm tòi,
khám phá các mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng. Thoát khỏi sự phản ánh các sự
kiện bằng lối cấu trúc thông thường, ẩn dụ ý niệm làm cho trí tưởng tượng của
con người trở nên vô cùng phong phú.
1.3. Lâm Thị Mỹ Dạ - nhà thơ nữ hiếm hoi thời hiện đại, tự nguyện làm cuộc
hành trình đầy phiêu lưu, bất ngờ bằng cái nhìn dự cảm kỳ diệu thế giới lung linh,
huyền ảo và vững tin mình không lạc khỏi chính mình. Thế giới hình ảnh trong thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ vừa đậm sắc màu hiện thực, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống vừa
mang tính biểu tượng cao. Điều đó đã thể hiện tài năng và sự khéo léo của nhà thơ,
nhằm làm cho những bài thơ của mình không chỉ dừng lại ở những lời thuyết lí khô
khan, trừu tượng. Thế giới hình ảnh bao giờ cũng gợi ra trong trí tưởng tượng của
người đọc nhiều liên tưởng bất ngờ và thú vị, làm cho lời thơ thêm mượt mà, trong
sáng. Việc tìm hiểu thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từ góc độ ẩn dụ ý niệm là một hướng
nghiên cứu mới mẻ, cần được thực hiện để góp phần khẳng định ẩn dụ ý niệm trong
thơ ca là một cách mở rộng về sự nhận thức thế giới theo những khung giả định của
kinh nghiệm cá thể trong cách sáng tạo của nhà thơ - nhìn từ cơ chế của hoạt động
tư duy. Hơn nữa, hiện nay cũng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu
sắc và toàn diện, có hệ thống về ẩn dụ ý niệm trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Vì những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ẩn dụ ý
niệm về tình yêu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm trong thơ
Nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã bắt đầu từ những thập kỷ 80 của thế
kỉ XX với những tên tuổi của G. Lakoff, M. Johnson, G. Fauconnier, R. Langacker,
M. Turner, W. Chafe, M. Minsky...
Trên thế giới, những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm xuất hiện cùng với sự hình
3
thành của ngôn ngữ học tri nhận. Metaphors We live by của G.Lakoff và
M.Johnson [10] (xuất bản năm 1980) là công trình đầu tiên đánh dấu khuynh hướng
này. Mới đây, công trình đã được Nguyễn Thị Kiều Thu (2017) dịch qua tiếng Việt
khá công phu và chuyển tải được đúng tinh thần qua bản dịch Chúng ta sống bằng
ẩn dụ (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2017). Ẩn dụ từ đây đã
vượt qua ranh giới của ngôn ngữ học thuần túy, cho phép chúng ta sử dụng những
gì chúng ta biết về các trải nghiệm xã hội và vật chất của mình để hiểu được nhiều
vấn đề khác. Quan niệm mới về ẩn dụ rất khác với truyền thống đã được bắt đầu:
“Chúng tôi thấy rằng ẩn dụ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ
trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Hệ thống khái niệm thông
thường của chúng ta – thể hiện qua suy nghĩ cũng như hành động - về bản chất
mang tính ẩn dụ” [10]. Công trình cũng đã đưa ra các kiểu loại ẩn dụ tri nhận: ẩn dụ
cấu trúc, ẩn dụ định hướng (định vị), ẩn dụ bản thể và những vấn đề khác liên quan
đến ẩn dụ tri nhận.
Ở Việt Nam, tác giả Lý Toàn Thắng là người đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ
học tri nhận một cách có hệ thống với khung lí thuyết cụ thể vào năm 2005 với
công trình Ngôn ngữ học tri nhận - từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt
(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội). Trọng tâm cuốn sách là vấn đề tri nhận không
gian nên tác giả chưa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm ẩn dụ tri nhận, chưa
đi sâu vào nghiên cứu và khảo sát bước đầu về ẩn dụ tri nhận một cách đầy đủ nhất.
Tác giả Phan Thế Hưng trong hai bài viết “So sánh trong ẩn dụ” và “Ẩn dụ ý
niệm” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ năm 2007 [23], [24] đã trình bày quan niệm mới
của mình về ẩn dụ trên cơ sở phủ nhận quan điểm so sánh trong ẩn dụ: “ẩn dụ
không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu
trúc bề sâu của tư duy” [24, tr.12].
Năm 2009, trong công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận (NXB Lao động xã
hội), tác giả Trần Văn Cơ đã giới thiệu khái luận về ngôn ngữ học tri nhận và giới
thiệu lí thuyết ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam qua việc tổng thuật một cách có hệ thống
và toàn diện những vấn đề trung tâm liên quan đến lí thuyết ẩn dụ ý niệm, gồm:
(1) Ý niệm và ẩn dụ ý niệm;
(2) Hoạt động sáng tạo của ẩn dụ tri nhận;
(3) Kinh nghiệm luận - phương pháp luận của học thuyết về ẩn dụ tri nhận;