Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao người việt
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
8.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1347

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao người việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGÔ THỊ THANH VIỆN

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI

TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGÔ THỊ THANH VIỆN

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI

TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. LÊ DỨC LUẬN

Đà Nẵng - Năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này chưa được ai công bố trong bất

kì công trình nào.

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thanh Viện

At�

c--

v�y, biSu thuc ngon ngu fin dl) la CCY SCY quan trc.mg dS tim hiSu ban ch§.t cua y ni?m fin dl). An

dl) y ni?m tiSp c� biSu thuc ngon ngu §.n dl) dva tren kinh nghi?m cua con nguai vs thS gi6i,

each thuc ma con nguai tri giac va y ni?m h6a thS gi6i Nghien cuu fin d\l y ni?m tinh yeu lua

doi trong ca dao nguai Vi?t , a m<)t muc de) nao d6, lu� van g6p phful cung c5 va khfulg dinh

nhung vfin dS c6 tinh chfit ly lu� da duqc cac h9c gia Au - My d�t ra.

Lu� van da khao sat va mo ta tbng thS fin dl) y ni?m tinh yeu lua doi trong ca dao nguai

Vi?t. Nghien cuu An dl) y ni?m tinh yeu lua doi trong ca dao nguai Vi?t la xac dinh CCY chS tri

nh� cua nguai Vi?t Nam, n6i each khac la lam sang to each ma nguai Vi?t Nam nh�n thuc vS

thS gi6i, tren CCY SCY mo hinh ha binh di?n c6 quan M tuang tac: ca dao nguai Vi?t - van h6a

nguai Vi?t - nguai Vi?t Nam.

3. Hu6ng nghien CU'U ti�p theo cua d� tai

KSt qua nghien cuu cua lu�n van c6 thS se dong g6p huu ich cho cac nha nghien cuu,

giao vien va ca nhung nguai quan tam dSn ca dao tinh yeu lua doi m<)t g6c nhin vS tu duy -

ngon ngu - van h6a - con nguai trong tuang quan v6i cac d�c diSm tuang ung cua dan t<)c Vi?t

Nam. Ben c�nh d6, kSt qua nghien cuu cua lu� van con c6 thS ung d\lllg vao vi?c giang d�y

ca dao trong nha trnang.

4. Tir khoa

An d\l y ni?m, each thuc y ni?m h6a, sv nghi?m than, ca chS tri nh�.

Xac nh�n cua giao vien hu6ng d§n Nguoi. thlfc hi�n d� tai

Ngo

At�

Thi

c--

Thanh Vi�n

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

TRANG THÔNG TIN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5

4. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................5

6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6

7. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................8

1.1. Khái quát về ẩn dụ....................................................................................................8

1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống .............................................................8

1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận .....................................................................9

1.1.3. Ý niệm.........................................................................................................10

1.1.4. Sự diễn giải, khung tri nhận và không gian tinh thần.................................11

1.1.5. Phạm trù tri nhận và điển dạng ...................................................................13

1.1.6. Tính nghiệm thân........................................................................................14

1.1.7. Miền Nguồn – miền Đích trong ẩn dụ ý niệm............................................15

1.1.8. Ánh xạ (mapping).......................................................................................15

1.1.9. Tổ hợp ẩn dụ ...............................................................................................16

1.2. Khái quát về ca dao ................................................................................................17

1.2.1. Khái niệm ca dao ........................................................................................17

1.2.2. Ca dao tình yêu lứa đôi...............................................................................18

Chƣơng 2. HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG CA

DAO NGƢỜI VIỆT.....................................................................................................20

2.1. Xác lập ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao ngƣời Việt qua biểu thức

thơ (trong Kho tàng ca dao ngƣời Việt) ........................................................................20

2.2. Các miền nguồn của ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao ngƣời Việt ...21

2.2.1. Các miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích ..................................................21

2.2.2. Các thuộc tính miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích .................................24

2.3. Ngôn ngữ biểu đạt ẩn dụ ý niệm tình yêu lứa đôi trong ca dao ngƣời Việt ...........79

2.3.1. Ẩn dụ ý niệm là các trạng thái của tình yêu trong ngữ danh từ..................79

2.3.2. Ẩn dụ ý niệm là các trạng thái của tình yêu là ngữ động từ hoặc ngữ tính từ

.......................................................................................................................................80

Chƣơng 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC BIỂU THỨC NGÔN NGỮ ẨN DỤ Ý

NIỆM TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TIÊU BIỂU TRONG CA DAO NGƢỜI VIỆT .....82

3.1. Chất liệu kiến tạo miền Nguồn...............................................................................82

3.1.1. Hình ảnh biểu đạt thuộc phạm trù thiên nhiên............................................82

3.1.2. Hình ảnh biểu đạt thuộc các hoạt động của con ngƣời...............................84

3.2. Các đặc điểm biểu hiện của miền nguồn................................................................86

3.2.1. Hình ảnh biểu đạt đậm chất bình dân thƣờng tục .......................................86

3.2.2. Hình ảnh sóng đôi trong ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao

ngƣời Việt......................................................................................................................88

3.2.3. Hình ảnh ẩn dụ ý niệm đồng nhất trong ca dao tình yêu lứa đôi của ngƣời

Việt ................................................................................................................................92

3.3. Ý nghĩa biểu trƣng của các kiểu kết hợp ẩn dụ ý niệm qua các miền Nguồn hƣớng

đến miền Đích TÌNH YÊU............................................................................................93

3.3.1. Kết hợp trong cấu trúc so sánh ...................................................................93

3.3.2. Kết hợp trong cấu trúc song hành...............................................................94

3.3.3. Kết hợp trong cấu trúc đối lập ....................................................................95

3.4. Biểu đạt các giai đoạn tình cảm trong ca dao tình yêu lứa đôi của ngƣời Việt......96

3.4.1. Giai đoạn tỏ tình .........................................................................................96

3.4.2. Giai đoạn yêu nhau .....................................................................................98

3.4.3. Giai đoạn hôn nhân.....................................................................................99

3.5. Biểu đạt các sắc thái tình cảm trong ca dao tình yêu lứa đôi của ngƣời Việt ......101

3.5.1. Biểu đạt sắc thái tình cảm tích cực ...........................................................101

3.5.2. Biểu đạt sắc thái tình cảm tiêu cực ...........................................................106

3.6. Văn hóa Việt Nam qua ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao ngƣời Việt

.....................................................................................................................................109

3.6.1. Văn hóa tình nghĩa....................................................................................109

3.6.2. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên .................................................110

3.6.3. Văn hóa nông nghiệp ................................................................................111

KẾT LUẬN ................................................................................................................113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao

ngƣời Việt

20

Bảng 2.2: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC

HÀNH TRÌNH

24

Bảng 2.3: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH

25

Bảng 2.4: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH

25

Bảng 2.5: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH 32

Bảng 2.6: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH

33

Bảng 2.7: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH

33

Bảng 2.8: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ 39

Bảng 2.9: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ

39

Bảng 2.10: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ

39

Bảng 2.11: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ ĐỘNG VẬT 44

Bảng 2.12: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ ĐỘNG VẬT

44

Bảng 2.13: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ ĐỘNG VẬT

44

Bảng 2.14: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ 46

Bảng 2.15. Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ

47

Bảng 2.16: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ

47

Bảng 2.17: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY 52

Bảng 2.18: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY

52

Bảng 2.19: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY

52

Bảng 2.20: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI 55

Bảng 2.21: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI

56

Bảng 2.22: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI

56

Bảng 2.23: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MÓN ĂN 58

Bảng 2.24: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ MÓN ĂN

58

Bảng 2.25: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MÓN ĂN

59

Bảng 2.26: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƢỢNG TỰ

NHIÊN

61

Bảng 2.27: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN

68

Bảng 2.28. Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƢỢNG TỰ

NHIÊN

61

Bảng 2.29: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG 64

Bảng 2.30: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG

64

Bảng 2.31: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG

64

Bảng 2.32: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 66

Bảng 2.33: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI

67

Bảng 2.34: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI

67

Bảng 2.35: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ DÕNG SÔNG 69

Bảng 2.36: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ DÒNG SÔNG

69

Bảng 2.37: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ DÒNG SÔNG

70

Bảng 2.38: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ LỬA 71

Bảng 2.39: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ LỬA

72

Bảng 2.40: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA

72

Bảng 2.41: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ RƢỢU 74

Bảng 2.42: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ RƢỢU

74

Bảng 2.43: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ RƢỢU

75

Bảng 2.44: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ KHÖC CA 76

Bảng 2.45: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA

77

Bảng 2.46: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA

77

Bảng 2.47: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI 78

Bảng 2.48: Bảng thống kê tổng hợp các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI

79

Bảng 2.49: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích

trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ TRÕ CHƠI

79

Bảng 3.1: Các phạm trù hình ảnh thiên nhiên kiến tạo miền Nguồn

trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm về tình yêu đôi lứa trong ca

dao ngƣời Việt

82

Bảng 3.2: Các phạm trù hình ảnh hoạt động con ngƣời kiến tạo miền

Nguồn trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm về tình yêu đôi lứa

trong ca dao ngƣời Việt

84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ca dao là tiếng hát về tình yêu từ trái tim của ngƣời khát khao yêu thƣơng. Vì lẽ

đó mà theo tác giả Lê Đức Luận trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam thì

những bài ca về tình yêu nam nữ có số lƣợng phong phú nhất và vào loại hay nhất

trong kho tàng ca dao ngƣời Việt. Những câu ca dao tuy ngắn gọn nhƣng ẩn chứa

trong đó rất nhiều cung bậc tình cảm. Ở đó chúng ta bắt gặp một trái tim đang thổn

thức, yêu thƣơng mãnh liệt hay đó là một trái tim chất chứa trách móc, giận hờn của

những đôi nam nữ yêu nhau, là nhớ thƣơng, là khát khao hạnh phúc tròn đầy viên mãn.

Có thể nói ca dao đã nói hộ những nỗi niềm, tâm sự và cảm xúc của đôi lứa trong tình

yêu. Bộ phận ca dao này chính là những khát vọng nhân văn, nhân bản và cũng thể

hiện sự cảm thông chia sẻ với những đôi lứa yêu nhau bị chia lìa, ngăn trở... Vì vậy mà

sự thể hiện tình yêu trong ca dao nhờ đến một quan hệ có ý nghĩa biểu hiện lớn - quan

hệ liên tƣởng. Tình yêu đôi lứa - tình yêu nam nữ là chủ đề đƣợc thể hiện sâu sắc nhất

và cũng rõ nhất trong ca dao vì tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thuở của kiếp

ngƣời. Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đƣợc thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển, nhƣng

cũng có lúc thật chân thành mộc mạc. Một thứ tình yêu mộc mạc chân quê, pha trộn

hƣơng đồng cỏ nội, thênh thang nhƣ đồng lúa và uyển chuyển nhẹ nhàng nhƣ dòng

nƣớc lững lỡ nhè nhẹ êm trôi của những con sông.

Ngôn ngữ học tri nhận (congnitive linguistics) đƣợc khởi xƣớng từ những năm

80 thế kỉ XX với những tên tuổi nhƣ G.Lakoff, M.Johnson, G.Fauconnier,

Ch.Fillmore, R.Jackendoff, R.Langacker, E.Rosch, L.Talmy, M.Turner, A.Wierzbicka,

Xtepanov, Yu.Apresian, W.Chafe, M.Minsky… Đó là khuynh hƣớng ngôn ngữ

“nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con ngƣời về thế

giới khách quan cũng nhƣ cái cách thức mà con ngƣời tri giác và ý niệm hóa các sự vật

của thế giới khách quan đó”. Nhiệm vụ trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận là nghiên

cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy của con ngƣời, nghiên cứu cách con ngƣời

nhận thức thế giới (thế giới thực tại, thế giới phi thực tại) qua lăng kính ngôn ngữ và

văn hóa. Do đó đối tƣợng nghiên cứu chính của ngôn ngữ học tri nhận không chỉ là

những hiện tƣợng có thể quan sát trực tiếp đƣợc, mà còn cả những hiện tƣợng không

thể quan sát trực tiếp đƣợc nhƣ tri thức, ý thức, tinh thần, ý chí,… những cái đƣợc gọi

là những biểu tƣợng tinh thần. Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu những thao tác tri

nhận rất phức tạp bao gồm những lĩnh vực ngôn ngữ văn hóa nhƣ từ vựng, ngữ nghĩa,

ý niệm hóa, ngôn bản và văn hóa. Khả năng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận thâm

nhập vào bản chất của sự vật có cơ sở ở sự quan sát kinh nghiệm rộng rãi trong nhiều

văn cảnh và ở công việc thực nghiệm trong tâm lí học và thần kinh học. Những kết quả

của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là của lí thuyết ẩn dụ và lí thuyết ý niệm không

những thể hiện trong các đơn vị ngôn ngữ mà còn trong các hiện tƣợng phi ngôn ngữ

học, đó là tâm lí học, xã hội học.

2

Chúng tôi chọn hƣớng tìm hiểu ca dao tình yêu từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

để từ đó có thể khai thác kĩ nhiều ý đồ nghệ thuật trong từng bài ca dao giao duyên. Từ

ngữ biểu thị trong ca dao chính là “mã hóa” thành tín hiệu thẩm mĩ mang thông điệp tƣ

tƣởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian.

Tìm hiểu ca dao tình yêu lứa đôi theo lý thuyết tri nhận là một hƣớng đi tích cực

và mang lại hiệu quả cao trong việc khám phá các tín hiệu nghệ thuật của ngƣời sáng

tác. Với bài viết “Ẩn dụ ý niệm về tình yêu lứa đôi trong ca dao người Việt”, chúng tôi

muốn mang đến cho độc giả một cách nhìn mới về tình yêu trong ca dao qua cách ý

niệm hóa của các tác giả dân gian. Đồng thời, qua đó, ngƣời đọc cũng thấy đƣợc nét

đặc thù và cái hay cái đẹp trong cách dùng từ, tạo câu nói riêng và cách diễn đạt của

ngƣời Việt nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận

a. Nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, ca dao cũng đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ ngôn ngữ

học tri nhận. Đây đƣợc xem là một trƣờng phái mới của ngôn ngữ học hiện đại. Theo

quan điểm tri nhận, ca dao là kết quả của quá trình tri nhận. Nghĩa của ca dao có thể

tƣờng minh đối với chúng ta là bởi ẩn dụ ý niệm và tri thức quy ƣớc giúp liên kết

nghĩa tƣờng minh của các từ thành tố với nghĩa biểu trƣng của cả ca dao.

Trong nghiên cứu Việt ngữ học, ẩn dụ tri nhận là một khái niệm còn tƣơng đối

mới mẻ. Ngƣời đầu tiên đề cập một cách gián tiếp đến vấn đề có liên quan đến ngôn

ngữ học tri nhận ở Việt Nam dƣới thuật ngữ “tri giác” là Nguyễn Đức Tồn trong cuốn

Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự

so sánh với các dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên khác

(Nxb ĐHQG HN, 2002). Sau đó (năm 2007) Nguyễn Đức Tồn có bài viết trực tiếp bàn

về bản chất ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận (Bản chất của ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10&

11, 2007).

Năm 2005 vấn đề ngôn ngữ học tri nhận đã đƣợc nghiên cứu trong cuốn

Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt ( Lý Toàn

Thắng, Nxb KHXH, HN, 2005). Trọng tâm cuốn sách là vấn đề tri nhận không gian

nên tác giả cuốn sách chƣa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm ẩn dụ tri nhận

cũng nhƣ khảo sát bƣớc đầu về nó. [49]

Chuyên luận tiếp theo về ngôn ngữ học tri nhận của Trần Văn Cơ với nhan đề:

“Khảo luận ẩn dụ tri nhận” (NXB Lao động – Xã hội, 2009). Tác giả cũng chỉ bàn về

sự ra đời của ẩn dụ, bản chất ẩn dụ và sự phân lọai các kiểu loại ẩn dụ tri nhận (gồm:

ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hƣớng và ẩn dụ kênh liên lạc). Năm 2010,

trong bài viết Việt ngữ học tri nhận (Phác thảo một hướng nghiên cứu tiếng Việt), tác

giả Trần Văn Cơ lý giải vấn đề người Việt suy nghĩ, hành động và cảm xúc như thế

nào qua lăng kính tiếng Việt, văn hóa Việt và qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của

3

người Việt. Kết lại, tác giả đề xuất “Việt ngữ học tri nhận gồm những phân môn nhƣ Ý

niệm học tri nhận, Ngữ pháp học tri nhận, bao gồm Hình thái học tri nhận và Cú pháp

học tri nhận” [7, tr.44]. Trong đó, ẩn dụ ý niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của hình thái

học tri nhận (cognitive morphology). Bởi theo tác giả, hình thái học tri nhận nghiên

cứu cấu trúc của ý niệm, những phƣơng thức cấu tạo ý niệm; mà cấu trúc ý niệm liên

quan đến các không gian nhƣ miền nguồn, miền đích trong ẩn dụ ý niệm, nên thuộc

phạm vi nghiên cứu của hình thái học ý niệm.

Dựa trên lý thuyết nghiệm thân (nghiệm thân sinh lý, nghiệm thân tự nhiên,

nghiệm thân văn hóa), trong bài viết Một vài nhận xét về ý niệm tim (2014) [45], tác

giả Trịnh Sâm đƣa ra giả thuyết về ba mô hình tri nhận trong một số ngôn ngữ rất

đáng chú ý: 1. nhị nguyên - nhị vị (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…); 2. nhất

nguyên - nhất vị (tiếng Thái, tiếng Trung, tiếng Mông…); 3. nhất nguyên - đa vị

(tiếng Việt, tiếng Nhật…). Trong một bài viết khác, Phổ quát và đặc thù thông qua

một số miền ý niệm nguồn tiếng Việt (2016) [46, tr.23-34], trên cứ liệu một số ngôn

ngữ, chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả Trịnh Sâm phân tích tính phổ quát

của một số miền nguồn nhƣ CÂY CỐI, THỰC PHẨM, SÔNG NƢỚC. Theo tác giả,

chúng xuất hiện trong các ngôn ngữ khác nhau, nhƣng ở một mức độ nào đó, chúng

cũng có cách thể hiện khác nhau trong các ngôn ngữ. Điều này do sự lựa chọn thang

độ ƣu tiên (priority scale), độ nổi trội (prominence) và sự kích hoạt các vùng không

gian tinh thần khác nhau để biểu đạt.

Tác giả Hà Công Tài quan tâm chủ yếu tới đặc điểm và vai trò ẩn dụ trong việc

xây dựng các hình tƣợng hoặc hình thể trong thơ ca. Một số đề tài khoá luận, luận văn

thạc sĩ cũng quan tâm tìm hiểu về ẩn dụ tri nhận. Luận án Tiến sĩ “So sánh và ẩn dụ

trong ca dao trữ tình Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc. Luận văn thạc sĩ

“Ẩn dụ tri nhận trong ca dao” của tác giả Bùi Thị Dung, Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn Hà Nội, 2008. Và luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận, mô hình ẩn dụ cấu trúc

trên cứ liệu ca từ của Trịnh Công Sơn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đại học

khoa học xã hội và nhân văn T.P Hồ Chí Minh, 2009. Luận Văn đã đƣợc PGS.TS KH

Trần Văn Cơ nhận xét là “đã làm đƣợc một việc có ý nghĩa: tự giải thoát khỏi chiếc

vòng kim cô của ngôn ngữ học thế kỉ XX”. Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Văn Nam

với đề tài “Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 – 1945” năm 2017.

b. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận đã có ở nƣớc ngoài từ lâu. Điển hình là các tác

giả: David Lee (2016), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive linguitics: An

introduction). Theo tác giả “Ẩn dụ là công cụ ý niệm hóa một miền trải nghiệm này

sang một miền khác. Bất kì ẩn dụ nào chúng ta cũng có thể xác định đƣợc miền nguồn

và miền đích”. G. Lakoff & M. Johnson (2017), Chúng ta sống bằng ẩn dụ (Metaphors

We Live By). Theo hai tác giả này thì ẩn dụ ý niệm cũng là ẩn dụ cấu trúc theo mô

hình A là B [24, tr.123-125].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!