Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

12 người lập ra nhật bản Chương XI pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
193.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1687

12 người lập ra nhật bản Chương XI pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương XI : Ikeda Hayato

Sự thực hiện một đại cường quốc kinh tế

Con đường tới "gấp đôi thu nhập"

Người thứ 11 trong "Mười hai người lập ra nước Nhật," là Ikeda Hayato.

Nói tới Ikeda Hayato, ai nấy đều biết đó là thủ tướng Nhật Bản từ năm 1960 (niên

hiệu Chiêu hòa thứ 35) tới 1964, tức là năm Nhật Bản đứng ra đăng cai Thế vận

hội Tokyo.

Trong biết mấy đời thủ tướng thời hậu chiến, tại sao lại chỉ chọn một mình Ikeda

Hayato làm một trong "Mười hai người lập ra nước Nhật?"

Lý do: Ông là người đã dẫn dắt Nhật Bản thời hậu chiến trở thành đại cường quốc

kinh tế. Không cứ gì thành tích ông đã đạt được về sự tăng trưởng kinh tế, điểm

quan trọng nhất là ông đã thảo ra "Kế hoạch gấp đôi thu nhập" trong đó ông đã

dương cao lý tưởng đưa Nhật Bản lên hàng "đại cường quốc kinh tế."

Lý tưởng cho một nước có nhiều thể loại: Nước được toàn thế giới tôn trọng về

mặt chính trị, nước được vị nể và nương tựa về sức mạnh quân sự, nước được

ngưỡng mộ về mặt văn hóa, nước được mỗi người yêu thích vì con người vui

nhộn, v.v.. Thế mà Ikeda Hayato đã đặt cho Nhật Bản lý tưởng là trở thành đại

cường quốc kinh tế, rồi ông thuyết phục được mọi người đồng ý với ông. Nghĩa là,

nội các Ikeda đã tuyên bố "dốc toàn lực cho chính sách gấp đôi thu nhập" và đã

được toàn dân ủng hộ mạnh mẽ.

Việc này một mặt đóng góp vào sự phát triển kinh tế ngày nay, mặt khác đã sinh ra

quan niệm coi đồng tiền là trên hết, và như vậy đã tạo ra "xã hội trọng quyền lực

của đồng tiền[1]." Cũng có thể nói, nó đã làm nẩy sinh ra cấu tạo công nghiệp sản

xuất đại trà theo quy cách, cấu tạo địa phương kiểu đô thị tập trung, hay đã biến

Nhật Bản thành xã hội chức tước bổng lộc hay "xã hội chức lộc", trong đó toàn

dân Nhật trở thành "người xí nghiệp."

Với ý nghĩa trên, Ikeda Hayato đáng được coi là có công lao lớn nhất trong các thủ

tướng Nhật Bản trên phương diện quyết định ý nghĩa và luân lý của xã hội Nhật

Bản.

Trong số các Thủ tướng Nhật Bản thời hậu chiến, người ta thường hay kể đến bốn

người: Yoshida Shigeru, Ikeda Hayato, Sato Eisaku, rồi Tanaka Kakuei. Trong

bốn người, Yoshida Shigeru là một nhân vật lớn, nhưng hầu hết những quyết định

trọng yếu của ông đều đã xuất phát từ quân đội chiếm đóng, tức là từ MacArthur.

Trong khi đó, Ikeda Hayato với sáng kiến riêng, đã để lại ảnh hưởng lớn đối với

lối sống của người Nhật, hay đúng ra, đối với thực trạng xã hội Nhật Bản ngày

nay.

Trước hết, như thường lệ, hãy xét qua lai lịch nhân vật này.

Một công chức (quan liêu) thành đạt muộn

Ikeda Hayato sinh năm 1899 (niên hiệu Minh Trị thứ 32) tại tỉnh Hiroshima. Như

thế ông có tuổi chẵn bằng số năm của thế kỷ thứ XX[2].

Năm 1925, ở tuổi 25, ông tốt nghiệp Trường Ðại học luật, thuộc Ðại học quốc gia

Kyoto. Như vậy, ông đã tốt nghiệp đại học chậm từ 2 tới 3 năm. Có lẽ ông không

phải là loại học giỏi. Một phần là vì sức khỏe không được tốt, mãi tới 18 tuổi ông

mới vào trường Ðệ ngũ Cao đẳng[3]. Rồi để tiến lên Ðại học Kyoto, ông đã phải

mất 4 năm trong khi đáng lẽ chỉ mất 3 năm thôi. Không thể nói như vậy là ông học

kém, nhưng nếu so sánh với người tiền nhiệm của ông, tức là Thủ tướng Kishi

Nobusuke, một người đã từ Ðệ nhất Cao đẳng tiến lên Ðại học Quốc gia Tokyo rồi

tốt nghiệp trong thời hạn ngắn nhất, thì phải nói là ông đã bị vất vả lắm trong kỳ

thi tuyển sinh.

Tốt nghiệp đại học xong, ông lập tức vào làm công chức Bộ Kho bạc. Hai năm

sau, 27 tuổi, ông đã lấy người con gái thứ ba của Bá tước Hirosawa Kinjiro, tên là

Naoko. Người chủ hôn là Bộ trưởng Kho bạc đương thời Inoue Junnosuke. Cứ

nhìn tên tuổi những người này, ta có thể thấy ông là công chức êlít (ưu tú), được

đánh giá cao trong Bộ Kho bạc.

Nhưng chẳng bao lâu, năm 1932, Naoko đã vi vã qua đời vì bệnh tim mạch. Năm

trước đó, chính Ikeda Hayato cũng bị bệnh, phải xin nghỉ việc để dưỡng bệnh.

Nghe nói đó là một bệnh nan y (một bệnh phát ban). Vì thế, ông đã cùng mẹ đi

hành hương 88 linh địa trên đảo Shikoku[4].

Khỏi bệnh, năm 1934, ông trở lại Bộ Kho bạc làm việc. Năm sau, tái hôn. Người

vợ sau tên là Machie.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!