Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

12 người lập ra nhật bản Chương IX pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương IX : Shibusawa Ei-ichi
Thủy tổ của "chủ nghĩa tư bản Nhật"
Người lập ra "giới kinh tài"
Shibusawa Ei-ichi là nhân vật đã có những hoạt động rộng lớn trong thời Minh
Trị, đã có quan hệ với rất nhiều xí nghiệp, đã dựng nên hầu hết các ngành nghề sản
xuất hiện đại của Nhật Bản.
Các ngành nghề mà Shibusawa đã có quan hệ gồm từ ngân hàng tới đường sắt, vận
tải đường biển, xí nghiệp chế tạo, công ty mậu dịch, v.v.. Có thể nói, ông đã dựng
nên khoảng năm trăm xí nghiệp lớn trong hầu hết các ngành nghề.
Chỉ bao nhiêu đó thôi, có thể nói Shibusawa chính là nhân vật tiên phong trong
chủ nghĩa tư bản Nhật. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Cái quan trọng là ông
đã tạo ra "giới kinh tài," một giới không thấy có ở nước ngoài.
Thí dụ, ở Mỹ có vua sắt thép Andrew Carnegie, vua ôtô Henry Ford, những người
đã đẻ ra những xí nghiệp khổng lồ, đã lập ra những tài đoàn[1] lớn mạnh để cống
hiến cho văn hóa, học thuật. Thế nhưng, họ đã không lập ra "giới kinh tài," tức là
đoàn thể gồm những doanh nhân cùng làm ăn, cùng hoạt động với nhau. Nhân vật
kinh doanh lớn như Rothschild của Anh, Krupp của Ðức, cũng vậy, nghĩa là cũng
không lập ra "giới kinh tài."
Nhật Bản là nơi duy nhất đã thấy hình thành "giới kinh tài," từ đó phát sinh ra thể
chế "phe phen[2]," "thể chế đồng lõa" của giới kinh doanh. Ðó là bởi vì Shibusawa
đã đồng thời có quan hệ với hàng mấy trăm xí nghiệp, và như vậy đã tạo ra môi
trường cho các xí nghiệp này cùng xuất vốn làm ăn với nhau. Là người đã tạo ra
phong cách làm ăn độc đáo như vậy của chủ nghĩa tư bản Nhật, Shibusawa Ei-ichi
quả có giá trị đặc biệt, đã để lại ảnh hưởng lớn đối với nước Nhật ngày nay. Ông
thật xứng đáng là một trong số "Mười hai người lập ra nước Nhật" vậy.
Shibusawa Ei-ichi sinh năm 1840 (niên hiệu Thiên Bảo thứ 11), và mất năm 1931
(niên hiệu Chiêu Hòa năm thứ sáu), hưởng thọ 91 tuổi. Thật là sống lâu lạ thường
so với những người đương thời.
Xuất thân ở quận Hanzawa, đất Musashino (nay là thị trấn Fukaya, tỉnh Saitama),
từ một gia đình phú nông. Thời nay, khi nói nông gia hay nông dân, người ta
thường mường tượng một cách sai lầm rằng đó là một gia đình làm ruộng, trồng
lúa, trồng rau, tự cấp tự túc thực phẩm. Nhưng nông gia thời mạc phủ Tokugawa
thì không hẳn thế. Gia thế Shibusawa Ei-chi thật ra làm nghề nuôi tằm, chế thuốc
nhuộm bằng lá lam (lá tràm), và như vậy là một nhà kinh doanh tiểu công thương
nhiều mặt.
Tơ tằm cũng như thuốc nhuộm, đều là những sản phẩm để đổi bán lấy tiền. Tự
mình chế ra sản phẩm, đồng thời lại mua góp của những nhà sản xuất địa phương,
rồi bán ra như là một nhà bán buôn địa phương vậy.
Xem như vậy, nên coi gia thế Shibusawa Ei-ichi là nhà buôn, là thương gia, hơn là
nhà nông. Ngoài ra, nghe nói gia đình ông còn làm cả nghề cầm đồ nữa. Gia đình
ông hẳn phải có máu mặt trong địa phương. Xem như vậy, Shibusawa Ei-ichi đã
sống thời thiếu niên trong gia cảnh vừa là nhà nông, vừa là nhà buôn lại vừa là nhà
công nghiệp. Là một gia đình phong lưu, cho nên ông có điều kiện học hỏi được
nhiều thứ.
Năm Shibusawa 14 tuổi, đoàn tàu đen của đề đốc Perry tới vịnh Uraga, gây ra sự
xôn xao lớn làm cho dư luận trong nước Nhật chia hai.
Năm 22 tuổi, ra thành Edo, Shibusawa đã nhập bọn với đám người chủ trương xua
đuổi bọn man di và như vậy đã bôn tẩu phấn đấu nhiệt tình cho mục đích đó. Ông
đã nhập bọn với đám người âm mưu đốt cháy khu nhà ở của người ngoại quốc ở
Yokohama nghĩa là đã tham gia vào những hoạt động quá khích. Ðiều này chứng
tỏ ông ở tuổi thanh niên đã là một người theo chủ nghĩa quốc túy, chủ nghĩa yêu
nước cuồng nhiệt.
Âm mưu đốt cháy khu nhà ở của người ngoại quốc ở Yokohama là do Kiyokawa
Hachiro chủ mưu. Nhân vật này đã đề xướng việc thành lập đội tự vệ ShinsenGumi, đã tìm mọi cách để thực hiện âm mưu đó nhân giai đoạn hỗn độn cuối thời
mạc phủ Tokugawa, song sắp đến lúc thực thi kế hoạch thì mục đích lại thay đổi,
nên cuối cùng bị ám sát. Việc âm mưu đốt khu nhà người ngoại quốc ở Yokohama
này bị thất bại nửa chừng như vậy, phần lớn là vì tính khí của Kiyokawa.
Bỏ trốn về Kyoto được, Shibusawa năm 1864, tức là chỉ bốn năm trước cuộc cách
mạng Meiji, đã được nhận vào làm cho gia đình Hitotsubashi, một trong ba dòng
họ mạc chúa Tokugawa. Thế rồi, khi công tử Yoshinobu được chọn lên làm mạc
chúa (đời thứ 15), thì Shibusawa cũng trở thành một nhân vật trung tâm của thể
chế mạc phủ.
Trái hẳn với phần đông những nhân vật hoạt động trong thời Minh Trị, Shibusawa
đã vào làm gia thần cho mạc chúa ở thời kỳ mạt vận. Năm 1867 (niên hiệu Khánh
ứng năm thứ ba) ông tháp tùng công tử Tokugawa Akitake, em mạc chúa