Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

12 người lập ra nhật bản Chương KẾT pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
80.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1835

12 người lập ra nhật bản Chương KẾT pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương kết

Trong tình trạng xã hội kinh tế đang được toàn cầu hóa và "mềm hóa[1]," tính

sáng tạo của người Nhật đã được bàn luận rất nhiều.

Từ xưa, người Nhật học hỏi, gạn lọc, tiếp thu rồi sử dụng kỹ thuật và chế độ, tư

tưởng và học vấn của Trung Quốc và của Tây Âu. Nhờ vậy, Nhật Bản đã trở thành

một cường quốc kinh tế, một nước tiên tiến về giáo dục, thậm chí một nước kỹ

thuật hàng đầu về chế tạo đại trà theo quy cách. Nhưng bước vào thời đại "mềm

hóa," thì việc bắt chước người khác không thôi là chưa đủ. Người Nhật vốn ít có

những phát minh, sáng chế có tình cách mạng, liệu có thể qua nổi thời đại đại cạnh

tranh sắp tới không.

Người Nhật quả đã nhiệt tâm tiếp thu văn hóa ngoại lai. Từ cổ xưa, là kỹ thuật hay

chế độ một khi Nhật Bản đã học được rồi, thì chỉ bốn mươi năm sau thôi, Nhật

Bản đã làm được còn hơn cả "nước thầy." Kỹ thuật đúc đồng học từ Trung Quốc

thời Nara (thế kỷ VIII), kỹ thuật đúc súng học từ người Bồ Ðào Nha thời Chiến

quốc (thế kỷ XV, XVI), kỹ thuật chế sợi và dệt vải thời Minh Trị (thế kỷ XIX), tất

cả đều như vậy. Nói Nhật Bản chỉ cần 40 năm để vượt hơn nước thầy, không phải

chỉ đúng trong trường hợp đồ điện gia dụng hay xe ôtô thời hậu chiến.

Người Nhật mặt khác cũng đã phát huy tính sáng tạo độc đáo. Sách này chọn 12

người trong đó có cả nhân vật hư cấu, cả người ngoại quốc. Kể cả nhưng người

đó, h đã ảnh hưởng tới người Nhật, rồi từ ảnh hưởng của họ, người Nhật đã tạo ra

một nền văn hóa có một không hai trên thế giới này.

Chẳng hạn, quan niệm tôn giáo do Thái tử Shotoku đưa ra là một sáng tạo độc đáo.

Trong lúc chủ nghĩa nguyên lý của đạo Cơ đốc và đạo Islam đang bộc hưng khiến

cho sự đối lập tôn giáo có thể sẽ trở nên kịch liệt, không chừng tư tưởng tôn giáo

mà người Nhật kế thừa từ Thái tử Shotoku có thể có giá trị thực dụng trên toàn thế

giới.

Cấu tạo quyền lực hai tầng do Minamoto Yoritomo nghĩ ra, chế độ tách rời quyền

hạn và quyền uy, cũng là những cơ chế không thấy có ở nơi khác trên thế giới.

Hơn thế nữa, với cơ chế này, chế độ mạc phủ mạc tướng, tức là "quan chế ngoài

luật lệnh," đã có thể tồn tại được gần bảy trăm năm, là điều đáng kinh ngạc. Nghĩa

là, người Nhật có bản năng khẳng định về mặt luân lý để duy trì cái gì họ thấy là

tiện dùng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!