Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

12 người lập ra nhật bản Chương IV potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương IV : Oda Nobunaga
Người anh hùng bị phủ nhận của lịch sử Nhật Bản
Thời chiến quốc, thời kỳ đổi mới kỹ thuật lớn
Oda Nobunaga là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của lịch sử Nhật Bản.
Thời nay, giới trẻ vẫn còn coi nhân vật này là "bảnh," là "tuyệt" ở chỗ đó là một
người cải cách có lối sống "phá thiên hoang[1]" trong thời chiến quốc[2] Nhật
Bản.
Cũng như những nhân vật lịch sử nổi tiếng khác, hình ảnh Oda Nobunaga như
được lưu truyền trong truyền thuyết, trong kịch bản, nếu có phần khác với sự thực
là điều khó tránh khỏi được. Tuy nhiên, vì cuộc đời và hành động của Nobunaga
đã khiến ông dễ trở thành vai chính của truyện kể cũng như kịch bản, nên cái
"thực ảnh" và cái "hư ảnh" của ông khác nhau tương đối ít chăng. Chỉ có một điểm
khác xa, là người ta thường nói Nobunaga có tính nóng nẩy cục cằn, song thật ra
ông là người chịu nhịn, nhẫn nại.
Quả thật Nobunaga là con người có tình cảm thất thường, lời nói và hành động
cũng nghiêm khắc. Song nếu nhìn hành động suốt cuộc đời ông, ta mới thấy ông là
người bền chí, đa mưu túc kế, hiểu biết tinh tường và nói chuyện lý thú. Những
điều này rất quan trọng cho việc nhận xét nhân vật Oda Nobunaga.
Oda Nobunaga sinh năm 1534, đúng là lúc thời "chiến quốc" vừa chuyển từ giai
đoạn tranh giải địa phương (nửa đầu) sang giai đoạn tranh giải toàn quốc (nửa
cuối). Nên biết thêm rằng, chín năm sau thì súng nòng thép được truyền tới Nhật
Bản và 15 năm sau thì Francisco Xavier[3] đặt chân lên đất Nhật Bản.
Nobunaga sinh ra đúng thời nhà mạc phủ Ashikaga đã suy đồi, toàn nước Nhật
lâm vào thời loạn "hạ khắc thượng." Từ giữa thế kỷ thứ XV, kể từ sau loạn Onin,
toàn quốc Nhật Bản đã lâm vào cảnh loạn ly tứ tung, khắp nơi xẩy ra những cuộc
va chạm nhỏ. Tuy nhiên, kỹ thuật tiến bộ hơn và nền kinh tế cũng phát triển hơn.
Thời kỳ Oda Nobunaga sống là thế kỷ thứ XVI, ở Nhật gọi là "thời chiến quốc,"
song ở bên châu Âu thì thời kỳ đó gần trùng với "thời Phục Hưng (Renaissance)".
Mới nghe hai tên gọi này người ta mường tượng ra hai cảnh xã hội hoàn toàn khác
nhau, song thực ra chúng lại rất giống nhau. Thời đó đã có những cải cách kỹ thuật
ở khắp nơi trên thế giới, có nhiều phát hiện mới về địa lý[4], và cải cách tư tưởng
cũng tiến bộ. Nghĩa là thời cận đại đã manh nha. Gần 500 năm trước đó, từ đời
Ðường mạt sang đời Tống, khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã phát triển ở Trung
Hoa. Chúng được truyền sang Tây Âu và Nhật Bản dưới dạng thức đã hoàn thành
để được đưa vào thực dụng.
Thế kỷ thứ XV, một trong những kỹ thuật mới được ứng dụng ở Nhât Bản là kỹ
thuật phát triển đất đai, bằng cách tát nước khỏi những đồng lầy để phân ra thành
đất trồng trọt và ao hồ. Kết quả là diện tích trồng trọt tăng lên, sản lượng nông
nghiệp gia tăng. Mặt khác, ao hồ thì nuôi cá, thả sen. Nhờ đó, thức ăn được phong
phú hơn, tình trạng dinh dưỡng được cải thiện hơn.
Lại nữa, những vùng đất cằn cỗi cũng được dẫn nước vào, biến thành đất trồng
trọt. Kết quả là ở mỗi vùng đất đều được trồng trọt hoa mầu thích hợp, xúc tiến
phương thức đất nào hoa mầu nấy. Nhờ vậy đã thấy có những hoa mầu trước đó xa
lạ đối với Nhật Bản, như trà, vừng (mè), khoai lang, hạt cải. Chẳng bao lâu sau,
người ta thấy xuất hiện bông (gòn) và đậu. Thật ra trà và vừng là những hoa mầu
đã có ở Nhật từ lâu, như đã thấy lưu giữ trong Shosoin[5], song nhờ kết quả khai
thác đất đai, những hoa mầu này đã được sản xuất ra rất nhiều.
Ðến thế kỷ XVI thì năng suất thu hoạch càng tăng, chỉ một người canh tác cũng
thừa nuôi được cả gia đình. Do đó, sốngười không làm gì cũng sống được, tăng
vọt lên. Những người trước kia gọi là "samurai địa phương," tức là giai cấp địa
chủ, dần dần biến thành võ sĩ samurai chuyên nghiệp. Họ là những người mà sử
sách sau này gọi là "hào trưởng."
Tuy nói thế, nhưng ở tiền bán thế kỷ XVI tức là nửa đầu của thời chiến quốc thì
những hào trưởng này vẫn chưa thể bỏ nông nghiệp được. Họ còn sống ở nông
thôn, kinh doanh quản lý sở đất của mình, cũng có khi tự mình canh tác đồng thời
thu sưu thuế và giữ việc trị an thôn xóm.
Ở thế kỷ XX, thì những nước phát triển giầu có lại không tăng dân số, trong khi
những nước đang phát triển lại có dân số tăng vọt. Thế nhưng một định luật phổ
biến trong lịch sử là nếu cuộc sống được phong túc hơn thì dân số tăng lên. Nhờ
khai thác đất đai và tiến bộ kỹ thuật nên năng suất sản xuất đã tăng lên, và như vậy
đã làm cho dân số Nhật Bản thời chiến quốc tăng nhiều.
Ðại khái, kể từ lúc hết loạn Onin (năm 1477) cho tới trận đánh Sekigahara[6]
(năm 1600), tức là trong khoảng hơn 120 năm, Nhật Bản đã tăng dân số gấp đôi và
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) gấp ba.
Ở khắp nơi, các hào trưởng xuất hiện và cùng với bọn thủ hạ của họ, làm thành
những nhóm gọi là "đảng con cháu gia đình." Ðám người này sống nhờ vào sản