Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết trại hoa đỏ của di li.
MIỄN PHÍ
Số trang
80
Kích thước
551.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1143

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết trại hoa đỏ của di li.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

***

LÊ ĐINH THẢO NGUYÊN

YẾU TỐ KÌ ẢO

TRONG TIỂU THUYẾT TRẠI HOA ĐỎ CỦA DI LI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

YẾU TỐ KÌ ẢO

TRONG TIỂU THUYẾT TRẠI HOA ĐỎ CỦA DI LI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Bích Hạnh

Sinh viên thực hiện:

Lê Đinh Thảo Nguyên

(Khóa 2011 - 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới

cô giáo, TS. Bùi Bích Hạnh, người đã đồng hành và tận tình hướng dẫn tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Qua đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô

giáo trong khoa Ngữ văn đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập

và nghiên cứu đề tài. Cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong thư viện trường

Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã cung cấp nguồn tài liệu quý giá cho

tôi trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của gia

đình và bạn bè trong thời gian qua.

Trân trọng.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015

Người thực hiện

Lê Đinh Thảo Nguyên

4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Lê Đinh Thảo Nguyên, sinh viên lớp 11 CVH - khoa Ngữ Văn,

trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:

Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết

Trại Hoa Đỏ của Di Li” là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

giảng viên, TS. Bùi Bích Hạnh.

Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một

cách cụ thể, chi tiết; đảm bảo độ tin cậy.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học

trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 4 năm 2015

Người thực hiện

Lê Đinh Thảo Nguyên

5

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................... 5

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7

1. Lí do chọn đề tài........................................................................................7

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................11

4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................11

5. Bố cục của khóa luận ................................................................................12

NỘI DUNG................................................................................................... 13

Chương 1

TRẠI HOA ĐỎ - “MỞ LẠI CÁNH CỬA KÌ ẢO”

CHO VĂN HỌC VIỆT NAM

1.1. Nhà văn Di Li và con đường sáng tạo....................................................13

1.1.1. Di Li - “Cây bút nữ hiếm hoi viết tiểu thuyết trinh thám kinh dị” . 13

1.1.2. Hành trình sáng tạo của Di Li .......................................................16

1.2. Trại hoa đỏ - Tiểu thuyết trinh thám đậm chất kì ảo.............................17

1.2.1. Khái niệm kì ảo và văn học kì ảo....................................................17

1.2.2. Trại hoa đỏ - Sự dung hợp văn bản trinh thám và kì ảo.................21

Chương 2

TRẠI HOA ĐỎ - NHÂN VẬT VÀ MOTIF KÌ ẢO

2.1. Thế giới nhân vật....................................................................................25

2.1.1. Nhân vật siêu thực...........................................................................26

2.1.2. Nhân vật tiên tri ..............................................................................30

2.1.3. Nhân vật “ảo tưởng về chủ ý” ........................................................32

2.2. Motif nghệ thuật.....................................................................................35

2.2.1. Motif “cái song trùng” ................................................................... 36

6

2.2.2. Motif giấc mơ ..................................................................................41

2.2.3. Motif hồn ma ..................................................................................47

2.2.4. Motif lời tiên tri...............................................................................49

Chương 3

TRẠI HOA ĐỎ - KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

KÌ ẢO

3.1. Không gian nghệ thuật - Sự “lưỡng lự” giữa hư - thực .........................53

3.1.1. Không gian địa phủ.........................................................................53

3.1.2. Không gian núi rừng ....................................................................... 58

3.1.3. Không gian vô thức .........................................................................60

3.2. Thời gian nghệ thuật - Sự xâm lấn của dòng thời gian thực - ảo...........63

3.2.1. Thời gian phi thực...........................................................................64

3.2.2. Thời gian thực tại............................................................................67

3.2.3. Thời gian tâm thức ..........................................................................70

KẾT LUẬN.................................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................77

7

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Theo nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới, yếu tố kì

ảo được sử dụng trong văn học từ khá sớm nhằm mục đích khai thác các khía

cạnh về đời sống tâm linh của con người. Dòng chảy văn học kì ảo được bắt

nguồn từ truyền thống folklore kết tinh từ ngàn đời, mở đầu bằng các loại

truyện kì ảo cổ đại như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích... Xuyên suốt

quá trình phát triển của văn học, văn học kì ảo xuất hiện hầu như ở mọi thời

kì cho đến đương đại, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu.

Sử dụng yếu tố kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu

giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người. Yếu tố kì ảo

trong văn học Việt Nam hầu như xuất hiện đồng hành với lịch sử văn học, tùy

theo từng thời kì mà dấu ấn đậm nhạt có sự khác biệt. Ví dụ như thời trung

đại có các truyện truyền kì, chích quái… Từ giai đoạn sau 1986, yếu tố kì ảo

trong văn học có chiều hướng gia tăng và trở thành “một hiện tượng văn học”

trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Việt Hà, Phạm Thị Hoài, Thuận,

Châu Diên, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo... Các nhà văn này đồng thời là các cây

bút tích cực đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết về nhiều phương diện: kết cấu,

nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ... Họ đã góp phần làm mới diện mạo tiểu

thuyết Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua.

Chất liệu kì ảo đã tạo nên những bước đột phá trong nghệ thuật tự sự

đương đại. Song trong thực tế, cũng còn một khoảng cách khá xa giữa việc sử

dụng yếu tố kì ảo của nhà văn với khả năng tiếp nhận yếu tố kì ảo của độc giả.

Ngày nay, sự phát triển siêu tốc của khoa học, kĩ thuật kích thích khả năng

tiếp nhận của bạn đọc, giúp họ có nhu cầu tìm đến cái mới, nhanh chóng thích

ứng và tiếp nhận cái mới. Văn học kì ảo bắt đầu tỏ ra thích hợp với công

8

chúng độc giả thời hiện đại. Tuy nhiên, việc tiếp nhận cái kì ảo trong công

nghệ thông tin với tiếp nhận cái kì ảo trong văn học lại là những phương diện

khác nhau. Đây là sản phẩm sáng tạo riêng, đòi hỏi độc giả phải đồng sáng tạo

cao độ với nhà văn, giàu kinh nghiệm cũng như vốn sống, cộng với một năng

lực đọc hiểu tác phẩm văn học kì ảo nhất định thì mới nhận thấy sự hấp dẫn

của chúng. Do vậy, trong thực tế, không ít người ngại đọc tác phẩm có yếu tố

kì ảo hoặc nếu tìm đọc thì cũng gặp khó khăn khi tiếp nhận.

Không bị trói buộc bởi quán tính tiếp nhận của một số độc giả, nhiều

cây bút văn xuôi Việt Nam những năm gần đây vẫn nỗ lực tìm kiếm và thể

nghiệm sức biểu hiện cuộc sống của “cái kì ảo” trong văn học. Bên cạnh

những nhà văn có đóng góp trong nền văn học kì ảo như Nguyễn Huy Thiệp,

Võ Thị Hảo, Hòa Vang, Tạ Duy Anh… lớp nhà văn trẻ như Phan Hồn Nhiên,

Phạm Bá Diệp, Minh Moon cũng là những cây bút đáng được chú ý đến khi

sử dụng yếu tố kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật, thổi một làn gió mới vào

văn học kì ảo Việt Nam đương đại. Trong số đó, đáng kể đến phải là Di Li với

tiểu thuyết trinh thám Trại Hoa Đỏ.

Việc tồn tại yếu tố kì ảo trong một tác phẩm trinh thám không phải là

không có khả năng xảy ra. Tzevan Todorov cho rằng: “Tiểu thuyết trinh thám

mang ẩn số ở đó người ta tìm cách phát hiện lai lịch của kẻ phạm tội được xây

dựng theo kiểu sau: một mặt có nhiều lời dễ dãi, thoạt nhìn thật hấp dẫn,

nhưng lần lượt chúng tỏ ra là sai; mặt khác, có một lời giải thích hoàn toàn

phi thực tế, tới cuối mới được tìm thấy, và tỏ ra duy nhất đúng. Ta đã thấy cái

khiến tiểu thuyết trinh thám gần với truyện kì ảo” [39, 62]. Áp dụng điều này

vào tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ, có thể thấy rằng đây là một tiểu thuyết trinh

thám sử dụng yếu tố kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật.

Với những lí do trên, nghiên cứu “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trại

Hoa Đỏ của Di Li” giúp tác giả khóa luận đưa ra những đánh giá xác đáng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!