Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết người sông mê của châu diên.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
TRẦN THỊ MỸ LỆ
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI SÔNG MÊ CỦA CHÂU DIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI SÔNG MÊ CỦA CHÂU DIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Phạm Thị Thu Hương
Người thực hiện
TRẦN THỊ MỸ LỆ
Đà Nẵng, tháng 05/2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 0
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
5. Bố cục khóa luận........................................................................................... 7
Chương 1. NGƯỜI SÔNG MÊ CỦA CHÂU DIÊN TRONG DÒNG
CHẢY VĂN CHƯƠNG KÌ ẢO VIỆT NAM................................................ 8
1.1. Yếu tố kì ảo trong văn học....................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm yếu tố kì ảo ............................................................................ 8
1.1.2. Con đường hình thành và phát triển của yếu tố kì ảo trong văn học .... 10
1.2. Người sông Mê – tác phẩm đưa Châu Diên đến với địa hạt văn
chương kì ảo................................................................................................... 15
1.2.1. Châu Diên - gương mặt mới của tiểu thuyết Việt Nam........................ 15
1.2.2. Người sông Mê - tiểu thuyết mang đậm yếu tố kì ảo ........................... 18
Chương 2. YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI SÔNG MÊ
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG....................................... 23
2.1. Hệ thống nhân vật.................................................................................. 23
2.1.1. Nhân vật ma .......................................................................................... 23
2.1.2. Nhân vật chuyển kiếp............................................................................ 27
2.1.3. Nhân vật mang màu sắc tôn giáo .......................................................... 29
2.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 32
2.2.1. Không gian mang tính dự cảm.............................................................. 32
2.2.2. Không gian tâm linh.............................................................................. 35
2.2.3. Không gian tâm tưởng........................................................................... 38
2.3. Thời gian nghệ thuật.............................................................................. 41
2.3.1. Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại.......................................... 41
2.3.2. Thời gian trong cõi vô thức................................................................... 43
2.4. Biểu tượng kì ảo...................................................................................... 45
2.4.1. Con sông Mê ......................................................................................... 45
2.4.2 Bến Lú và cháo Lú ................................................................................. 47
Chương 3. YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI SÔNG MÊ
NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT........................... 50
3.1. Kết cấu..................................................................................................... 50
3.1.1. Kết cấu truyện lồng truyện.................................................................... 50
3.1.2. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép................................................................ 52
3.1.3. Kết cấu mang màu sắc kinh thánh ....................................................... 55
3.2. Ngôn ngữ................................................................................................. 56
3.2.1. Lớp động từ, phó từ và cụm từ võ đoán đậm chất kì ảo ...................... 57
3.2.2. Câu nghi vấn và dấu chấm lửng tạo sự mơ hồ...................................... 58
3.2.3. Lớp từ ngữ mang âm hưởng kinh thánh................................................ 59
3.3. Giọng điệu.............................................................................................. 61
3.3.1. Giọng lấp lửng....................................................................................... 61
3.3.2. Giọng huyễn hoặc ................................................................................. 63
3.3.3. Giọng thản nhiên................................................................................... 65
KẾT LUẬN.................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây kết quả khóa luận này là sự nổ lực nghiên cứu,
tìm tòi của bản thân dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Thị Thu Hương. Tôi
xin bảo đảm về tính trung thực của lời cam đoan trên.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Trần Thị Mỹ Lệ
TRANG GHI ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người
sông Mê của Châu Diên, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình,
đóng góp ý kiến và động viên của cô giáo ThS. Phạm Thị Thu Hương để
chúng tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và
các bạn đã đóng góp ý kiến chân thành cho khóa luận của chúng tôi.
Đề tài không tránh khỏi nhưng thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý,
bổ sung của quý thầy cô và tất cả các bạn.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Mỹ Lệ
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chất kì ảo đã xuất hiện rất sớm trong nền văn chương thế giới và đến
thế kỷ XX thậm chí phát triển và trở thành chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,
trong nền văn học châu Mỹ - La tinh. Riêng đối với văn học Việt Nam, yếu tố
hoang đường kì ảo cũng xuất hiện từ rất sớm trong nền văn chương trung đại
với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ hay Lĩnh nam chích quái của Trần Thế
Pháp. Tiếp nối truyền thống đó, văn chương hậu hiện đại đã kế thừa và có
những bước tiến mới trong cách vận dụng yếu tố kì ảo để thể hiện những vấn
đề nhức nhối của xã hội.
Sau công cuộc đổi mới 1986, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay
đổi. Một trong những thay đổi lớn đó chính là việc xuất hiện dày đặc yếu tố kì
ảo trong sáng tác của những nhà văn như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn
Bình Phương, Võ Thị Hảo… tạo nên một hiện tượng văn học, góp phần làm
thay đổi diện mạo văn học Việt Nam. Hòa vào dàn đồng ca ấy, Châu Diên đã
cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Người sông Mê làm cả văn đàn cũng như bạn đọc
mê mê, tỉnh tỉnh bằng việc sử dụng yếu tố kì ảo. Yếu tố kì ảo như là gam màu
chủ đạo để tạo ra một thế giới hình tượng đầy hấp dẫn, làm nên một bức tranh
đầy mê hoặc với những mê lộ lôi cuốn bạn đọc. Ngoài vai trò tạo sự “lạ hóa” hấp
dẫn người đọc, yếu tố kì ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá
hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con người.
Chính vì vậy, nghiên cứu Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người sông Mê
của Châu Diên sẽ cho chúng ta có một sự nhìn nhận cụ thể hơn về cái kì ảo,
đồng thời có thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu, khẳng định những đổi mới
trong nghệ thuật tự sự của văn xuôi đương đại, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn
về thế giới nghệ thuật của nhà văn, cũng như có sự nhìn nhận và đánh giá
chính xác hơn về quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại.