Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn yêu ngôn của nguyễn tuân.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN YÊU NGÔN
CỦA NGUYỄN TUÂN
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trường
Người thực hiện:
Trần Thị Trinh
Đà Nẵng, tháng 5/2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Trần Thị Trinh, sinh viên lớp 09CVH3, khoa Ngữ văn, Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, xin cam đoan rằng: Công trình này do
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S Nguyễn Thanh Trường.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung, tính khoa học của
công trình này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Trần Thị Trinh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo T.S
Nguyễn Thanh Trường – người hướng dẫn trực tiếp và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn –
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, cùng các thầy cô trong thư viện
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã
động viên và đóng góp ý kiến quí báu để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Trinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. Nguyễn Tuân trong khuynh hướng văn học kì ảo .................... 7
1.1. Yếu tố kì ảo trong văn chương................................................................... 7
1.2. Nguyễn Tuân và cuộc hành trình đến với văn học kì ảo ......................... 11
1.3. Yêu ngôn – một cõi riêng kì ảo Nguyễn Tuân ......................................... 14
Chương 2. Yêu ngôn – Thế giới nghệ thuật kì ảo....................................... 19
2.1. Nhân vật kì ảo .......................................................................................... 19
2.1.1. Thế giới nhân vật hồn ma................................................................ 19
2.1.2. Thế giới kì nhân, kì vật.................................................................... 24
2.2. Không gian kì ảo ...................................................................................... 30
2.2.1. Không gian quá vãng ...................................................................... 31
2.2.2. Không gian huyền kì........................................................................ 34
2.3. Thời gian kì ảo ......................................................................................... 40
2.3.1. Thời gian mơ hồ, không xác định.................................................... 40
2.3.2. Thời gian huyền thoại ...................................................................... 43
Chương 3. Yêu ngôn – Một số phương thức nghệ thuật thể hiện yếu tố
kì ảo................................................................................................................. 46
3.1. Môtip truyện dân gian .............................................................................. 46
3.2. Biểu tượng đậm tính gợi hình, giàu sức ám ảnh ...................................... 50
3.3. Giọng điệu huyễn hoặc, sắc lạnh ............................................................. 55
KẾT LUẬN.................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mọi vật đều sợ thời gian sẽ phủ mờ đi tất cả, nhưng bản thân thời gian
lại sợ các vĩ nhân, bởi sự trường tồn của các vĩ nhân là trường cửu. Lớp thời
gian càng dày lên bao nhiêu thì càng tôn cao hơn, rực rỡ hơn, rõ nét hơn
những con người bất tử của nhân loại. Nguyễn Tuân và những sáng tác của
ông chính là minh định cho những giá trị như thế.
Là một nhà văn luôn“đi tìm cái đẹp, cái thật” trong cuộc đời, Nguyễn
Tuân đã để lại những dấu ấn in đậm cá tính sang tạo của người nghệ sĩ. Nếu
Vang bóng một thời được đánh giá như một tác phẩm “gần đạt đến độ toàn
thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan) thì Yêu ngôn là đỉnh cao của thế giới nghệ
thuật đặc thù độc đáo của Nguyễn Tuân. Yêu ngôn là cả một thế giới thần kỳ,
ma quái mà ở đó nhà văn có thể tìm ra cái đẹp, cái thật trong cuộc đời. Không
chỉ vậy, thể tài Yêu ngôn còn đưa nhà văn đến với dòng văn học mới, một
dòng văn học đậm chất kì ảo. Và trong văn học yếu tố huyền kì, kì ảo đã từng
làm nên một dòng truyện đặc sắc nửa đầu thế kỉ XX.
Cái kì ảo không chỉ biểu hiện quan niệm về thế giới đa chiều và con
người tâm linh, sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về chân – thiện – mỹ,
mà còn thể hiện cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lí. Yêu ngôn đã
và đang tiếp tục khẳng định giá trị trong dòng chảy văn học đương đại để làm
rõ những giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của loại “truyện kì ảo”
mà cây bút bậc thầy Nguyễn Tuân đã từng khai phá và sáng tạo. Tìm hiểu
Yếu tố kì ảo trong tập truyện ngắn Yêu ngôn của Nguyễn Tuân chúng tôi
mong muốn góp phần nhìn nhận và đánh giá toàn diện hơn về thế giới nghệ
thuật đặc thù trong sự nghiệp văn chương Nguyễn Tuân, cùng với những
đóng góp to lớn của ông cho nền văn học kì ảo Việt Nam.
2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học đặc biệt đã có rất nhiều
nhà nghiên cứu tìm hiểu về phong cách sáng tác cũng như sự nghiệp của ông.
Riêng với Yêu ngôn đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu như sau:
Trước hết, phải kể đến GS. Nguyễn Đăng Mạnh, ông là một trong số
các nhà nghiên cứu “tâm huyết” với nhà văn Nguyễn Tuân và đã có nhiều
bài viết nghiên cứu về Nguyễn Tuân khá toàn diện và sâu sắc từ thân thế
sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật… Đặc biệt, ông là
người đã thực hiện được điều mong muốn của Nguyễn Tuân khi sưu tầm
các truyện ngắn kì ảo thành một cuốn hoàn chỉnh là Yêu ngôn. Trong Lời giới
thiệu tập truyện, Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã phác họa diện mạo cơ bản của
Yêu ngôn. Ông cho rằng những truyện Yêu ngôn được viết trong thời kỳ sáng
tác bế tắc nhất, khủng hoảng nhất của Nguyễn Tuân. Trong những truyện
quái đản ấy, Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhìn thấy phảng phất những con
người tài hoa tài tử “Và dù là chuyện ma thì cũng là ma tài tử, ma của
Nguyễn Tuân” [21, tr. 8].
Ở bài viết Nguyễn Tuân trong tùy bút, Phong Lê nhận định những
tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân là thể hiện một
“sự thất vọng trước hiện tại, nhà văn đã quay về quá khứ để nhấm nháp
những hình ảnh “vang bóng một thời”, những thú vui được xem là thanh lịch
như ướp hương cuội, thả thơ…thậm chí có những ham muốn dã man, ma quái
như buổi “tiệc đầu lâu”, và cách “chém treo ngành”… Đào bới mãi trong cái
tôi cô đơn, ích kỷ, mặc kệ cuộc đời, đi mãi vào chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc,
thế giới Nguyễn Tuân hoàn toàn cách biệt với cuộc sống nhân dân. Rồi không
tránh khỏi có lúc, nhà văn đi lạc sang một thế giới khác, cái thế giới kinh dị,
ma quái như trong Trên đỉnh non Tản, Báo oán, Loạn âm…và sau này là
Chùa Đàn” [15, tr. 75]. Đi sâu vào thế giới Yêu ngôn Phong Lê còn cho rằng