Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố kì ảo trong một số tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 115 - 119
115
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA ĐOÀN HỮU NAM
Cao Thị Hảo
*
, Ngô Quốc Tuấn
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đoàn Hữu Nam là một trong những tác giả có đóng góp cho văn học viết về dân tộc và miền núi
đương đại. Ông nổi tiếng với những tiểu thuyết: Thổ phỉ, Tình rừng, Trên đỉnh đèo giông bão…
Trong tiểu thuyết của ông, yếu tố kì ảo được sử dụng khá phổ biến nhằm thể hiện thế giới nghệ
thuật mới mẻ, độc đáo. Việc sử dụng yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam đã mở ra
những không gian nghệ thuật mới, hình tượng nghệ thuật sinh động, hấp dẫn, thế giới tâm linh bí ẩn.
Đây có thể coi là đóng góp riêng của nhà văn Lào Cai này cho văn học viết về dân tộc và miền núi.
Từ khoá: Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam; Văn xuôi viết về dân tộc và miền núi.
Văn học viết về dân tộc và miền núi là khu
vực có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn
học các dân tộc anh em trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào
cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi
vùng miền, văn học dân tộc miền núi đã đem
lại sự phong phú, đa dạng và có một vị trí
nhất định trong dòng chảy văn học Việt Nam
hiện đại. Trong văn học đương đại có khá
nhiều nhà văn tiêu biểu viết về đề tài miền núi
đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc như: Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Cao Duy
Sơn, Đỗ Bích Thuý… Đoàn Hữu Nam là một
cái tên khá mới. Ông có duyên với văn
chương bắt đầu từ thơ, truyện ngắn, nhưng
thành công hơn cả là tiểu thuyết. Tiểu thuyết
của Đoàn Hữu Nam phản ánh khá phong phú
hiện thực miền núi những năm sục sôi cách
mạng giành chính quyền và tiễu phỉ với nhiều
biến cố lịch sử gắn liền với đời sống của cộng
đồng các dân tộc: Hmông, Dao, Giáy… ở các
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là
Lào Cai - mảnh đất đã gắn bó máu thịt trong
quá trình sáng tác của ông. Chúng ta có thể kể
tới những tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Hữu
Nam như: Tình rừng, Trên đỉnh đèo giông
bão và nổi tiếng hơn cả là Thổ phỉ. Tiểu
thuyết Thổ phỉ của nhà văn họ Đoàn đã được
giải A của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số Việt Nam (năm 2010) và được
chuyển thể thành kịch bản phim công chiếu
rộng rãi.*
*
Tel: 0983 832009
Trong các tiểu thuyết của mình, Đoàn Hữu
Nam mô tả khá phong phú những phong tục
tập quán của người miền núi, đưa những
truyền thuyết dân gian vào tác phẩm để tô
đậm thêm màu sắc dân tộc. Đặc biệt yếu tố kì
ảo được sử dụng rất thành công trong tác
phẩm, góp phần quan trọng thể hiện rõ ý đồ
nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu về tiểu
thuyết của Đoàn Hữu Nam, nhiều tác giả
cũng đã chú ý tới yếu tố kì ảo, lạ hoá này.
Sương Nguyệt Minh đã chỉ ra bối cảnh không
gian “rừng rú” kì lạ trong tiểu thuyết Thổ phỉ:
“vừa âm u, hoang dã, cũ kĩ, mòn mỏi, vừa
lung linh, sáng rõ, đẹp huyễn
hoặc…”[1,tr.15]. Đó là không gian ma mị đặc
thù phù hợp với thế giới của thổ phỉ. Có tác
giả còn khẳng định: “những yếu tố lạ hoá và
kì ảo được vận dụng trong Thổ phỉ tỏ ra rất
thích hợp để diễn tả một không gian miền núi
huyền bí từ xa xưa vốn được xem là “ma
thiêng nước độc”[2]. Nhận xét về tiểu thuyết
Trên đỉnh đèo giông bão, Phạm Duy Nghĩa
cũng cho rằng: “Lạ hoá được Đoàn Hữu Nam
sử dụng một cách có ý thức, không phải trực
giác, ngẫu nhiên”, “trong thế giới nghệ thuật
của anh cái gì cũng lạ: thiên nhiên tạo vật
lạ… Hiện tượng sinh nở lạ… Bệnh tật
lạ…”[3]. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ý
kiến nhận xét bước đầu, các tác giả chưa đi
sâu nghiên cứu một cách hệ thống và lí giải
cụ thể về vấn đề này.
Yếu tố kì ảo (fantasticque) (một số tác giả còn
gọi là “lạ hoá”) xuất hiện trong sáng tác văn
chương như là một thủ pháp nghệ thuật độc
đáo, có tác dụng lớn trong việc kiến tạo thế
118Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn