Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bạc Liêu: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Lê Quốc Bảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÓM TẮT
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tín dụng
ngân hàng đƣợc xem nhƣ một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và cho
doanh nghiệp. Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) luôn đứng trƣớc nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất
vốn; giải pháp cần thiết hiện nay cho các NHTM là bắt buộc bên vay phải có tài sản
bảo đảm (TSBĐ) nếu muốn sử dụng vốn vay. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, bên cạnh
những giải pháp khác thì xử lý TSBĐ tiền vay đƣợc xem nhƣ giải pháp sau cùng để
các ngân hàng thu hồi vốn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý TSBĐ,
các ngân hàng gặp không ít khó khăn khiến hiệu quả thu hồi nợ kém, ảnh hƣởng
đến hoạt động chung của các NHTM. Với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động xử
lý TSBĐ, trọng tâm là tài sản thế chấp (TSTC) bảo đảm tiền vay tại các NHTM, tôi
lựa chọn đề tài “XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẠC
LIÊU” để làm tiêu đề nghiên cứu của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra
các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác xử lý TSTC tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu (BIDV Bạc Liêu)
trong thời gian tới dựa trên nền tảng các nghiên cứu có liên quan trƣớc đây và các
số liệu thu thập đƣợc từ năm 2013 – 2017 tại BIDV Bạc Liêu. Phƣơng pháp nghiên
cứu sử dụng trong luận văn này là tổng hợp, so sánh để đánh giá những đổi mới của
quy định pháp luật về xử lý TSBĐ; phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích các
số liệu thu thập đƣợc, từ đó đánh giá những thành quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên
nhân và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý
TSTC tại BIDV Bạc Liêu.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của
tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công
bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2018
Học viên
LỜI CẢM ƠN
Cùng với hơn tất cả các học viên cao học khóa 17, em chân thành cảm ơn Quý
thầy cô, Quý trƣờng. Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng, em luôn
nhận đƣợc sự hỗ trợ nhiệt tình và tận tâm của Quý thầy cô từ việc truyền dạy kiến
thức chuyên môn cho đến việc chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập đến nay, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy
Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp em nhận đƣợc sự
góp ý, chỉnh sửa kịp thời của GVHD là Thầy Ngô Gia Lƣu trong việc hoàn thiện đề
cƣơng và tiến hành nghiên cứu và các Anh, Chị đang làm việc tại BIDV Bạc Liêu
đã tận tình hỗ trợ em trong quá trình thu thập số liệu tại Ngân hàng, giúp em có thể
tiếp cận với vấn đề nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề cụ thể hơn, chi tiết hơn và giúp
em khái quát đƣợc kiến thức đã học tập tại nhà trƣờng.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến toàn bộ tập thể cán bộ
lãnh đạo, tập thể giảng viên và các cán bộ hỗ trợ khác của Trƣờng ĐH Ngân hàng
TP.HCM và BIDV Bạc Liêu, đặc biệt là Thầy Ngô Gia Lƣu. Chúc tất cả các thầy cô
và anh chị thật nhiều sức khỏe và công tác tốt!
Trân trọng.
TP. HCM, ngày tháng năm 2018
Học viên
MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ
CHẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................1
1.1. Tài sản thế chấp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại ....1
1.1.1. Khái niệm về tài sản thế chấp ....................................................................1
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của tài sản thế chấp .......................................................2
1.2. Xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng
mại .........................................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm xử lý tài sản thế chấp................................................................7
1.2.2. Nội dung pháp lý cơ bản của xử lý tài sản thế chấp ..................................8
1.2.2.1. Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp ...........................................................8
1.2.2.2. Căn cứ xử lý tài sản thế chấp..................................................................9
1.2.2.3. Phƣơng thức xử lý tài sản thế chấp.......................................................10
1.2.2.4. Thứ tự ƣu tiên thanh toán......................................................................11
1.2.3. Nội dung công tác xử lý tài sản thế chấp .................................................12
1.2.3.1. Tái thẩm định tài sản thế chấp ..............................................................12
1.2.3.2. Thỏa thuận với bên vay để xử lý tài sản thế chấp.................................12
1.2.3.3. Khởi kiện để xử lý tài sản thế chấp ......................................................13
1.2.3.4. Thi hành án ...........................................................................................14
1.2.3.5. Thu hồi nợ, gốc lãi từ số tiền thu từ xử lý tài sản thế chấp ..................14
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác xử lý tài sản thế chấp................14
1.2.4.1. Số lƣợng tài sản thế chấp đƣợc xử lý....................................................14
1.2.4.2. Thời gian xử lý tài sản thế chấp thành công .........................................15
1.2.4.3. Chi phí xử lý tài sản thế chấp ...............................................................15
1.2.4.4. Tỷ lệ thu hồi vốn sau khi xử lý thành công tài sản thế chấp ................15
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xử lý tài sản thế chấp ....................16
1.2.5.1. Nhân tố chủ quan ..................................................................................16
1.2.5.2. Nhân tố khách quan ..............................................................................17
1.3. Kinh nghiệm xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng thƣơng mại..............................................................................................18
1.3.1. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam...............18
1.3.2. Bài học cho Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bạc Liêu....................................................................................23
TÓM TẮT CHƢƠNG 1............................................................................................24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BẠC LIÊU................................................................................................25
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bạc Liêu.......................................................................................25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lƣới hoạt động ..................................................25
2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động giai đoạn 2013-2017 ..................................26
2.2. Thực trạng xử lý tài sản thế chấp tại BIDV Bạc Liêu ..................................27
2.2.1. Tình hình cho vay có tài sản bảo đảm tại BIDV Bạc Liêu ......................27
2.2.2. Tình hình tài sản thế chấp cần xử lý tại BIDV Bạc Liêu .........................32
2.2.3. Quy trình xử lý tài sản thế chấp tại BIDV Bạc Liêu................................34
2.2.3.1. Cơ sở pháp lý cho công tác xử lý tài sản thế chấp................................34
2.3.2.2. Quy định xử lý tài sản thế chấp tại BIDV Bạc Liêu.............................35
2.2.4. Thực trạng công tác xử lý tài sản thế chấp tại BIDV Bạc Liêu ...............38
2.2.4.1. Công tác tái thẩm định tài sản thế chấp ................................................38
2.2.4.2. Công tác thỏa thuận với khách hàng về xử lý tài sản thế chấp.............40
2.2.4.3. Công tác khởi kiện đối với khách hàng để xử lý TSĐB thu hồi nợ cho
ngân hàng ............................................................................................................43
2.2.4.4. Công tác yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án đã có hiệu lực
của tòa án ............................................................................................................45
2.2.4.5. Công tác thu hồi nợ gốc và lãi cho ngân hàng......................................47
2.2.5. Đánh giá chung công tác xử lý tài sản thế chấp tại BIDV Bạc Liêu .......48
2.2.5.1. Kết quả đạt đƣợc...................................................................................48
2.2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................50
TÓM TẮT CHƢƠNG 2............................................................................................59
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ
LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẠC LIÊU .................................................60
3.1. Định hƣớng phát triển của BIDV đến năm 2020..........................................60
3.1.1. Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2017-2020 .................................................60
3.1.2. Định hƣớng ƣu tiên giai đoạn 2017-2020 ................................................60
3.1.3. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính giai đoạn 2017-2020...............61
3.1.4. Các giải pháp trọng tâm giai đoạn 2017-2020 .........................................61
3.2. Chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh của BIDV Bạc Liêu năm 2018 ....................62
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xử lý tài sản thế chấp của BIDV Bạc Liêu.......63
3.3.1. Cơ sở, căn cứ để đề xuất giải pháp...........................................................63
3.3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xử lý tài sản thế chấp ........................................64
3.4. Một số kiến nghị ...........................................................................................74
3.4.1. Đối với các Bộ, Ngành Trung ƣơng.........................................................74
3.4.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc ...................................................................76
3.4.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ..................................................78
3.4.4. Đối với BIDV...........................................................................................79
TÓM TẮT CHƢƠNG 3............................................................................................82
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
1 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
2 NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
3 BIDV Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam
4 BIDV Bạc Liêu Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bạc Liêu
5 MHB Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông
Cửu Long
6 MHB Bạc Liêu Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông
Cửu Long chi nhánh Bạc Liêu
7 TSBĐ Tài sản bảo đảm
8 TSTC Tài sản thế chấp
9 KHCN Khách hàng cá nhân
10 KHDN Khách hàng doanh nghiệp
11 QLRR Quản lý rủi ro
12 QTTD Quản trị tín dụng
13 PGD Phòng giao dịch
14 QLKH Quản lý khách hàng
15 XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
16 BLDS Bộ Luật dân sự
17 HĐTC Hợp đồng thế chấp
18 HĐTD Hợp đồng tín dụng
19 THA Thi hành án
20 ĐKGDBĐ Đăng ký giao dịch bảo đảm
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Bạc Liêu năm 2013-2017 .............26
Bảng 2.2. Tỷ trọng dƣ nợ có TSBĐ tại BIDV Bạc Liêu từ năm 2013-2017 ............28
Bảng 2.3. Quy định tỷ lệ tài sản bảo đảm của chính sách cấp tín dung theo
XHTDNB của BIDV Bạc Liêu .................................................................................29
Bảng 2.4. Hệ số giá trị tài sản, thời hạn định giá lại của một số tài sản thế chấp
thƣờng gặp tại BIDV Bạc Liêu .................................................................................31
Bảng 2.5. Danh mục TSTC phải xử lý đến ngày 31/12/2017...................................33
Bảng 2.6. Kết quả công tác tái thẩm định tài sản cần xử lý tại BIDV Bạc Liêu từ
năm 2013-2017..........................................................................................................39
Bảng 2.7. Kết quả công tác thỏa thuận xử lý tài sản tại BIDV Bạc Liêu từ năm
2013-2017 .................................................................................................................41
Bảng 2.8. Kết quả công tác khởi kiện tại BIDV Bạc Liêu từ năm 2013-2017 .........43
Bảng 2.9. Kết quả công tác thi hành án tại BIDV Bạc Liêu từ năm 2013-2017 ......46
Bảng 2.10. Kết quả công tác xử lý TSTC tại BIDV Bạc Liêu từ năm 2013-2017 ...50
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và mạng lƣới của BIDV Bạc Liêu..........................26
Hình 2.2. Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bạc Liêu từ năm 2013-2017...................32
PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hoạt động cho vay là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của NHTM và là nghiệp
vụ kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng. Tuy nhiên, với đặc
thù kinh doanh hàng hóa “tiền tệ”, các ngân hàng luôn phải đối mặt với những rủi
ro tiềm ẩn, nằm ngoài khả năng phân tích và giám sát của các ngân hàng. Nhằm
giảm thiểu rủi ro, TSBĐ đƣợc xem là “phao cứu sinh” bởi lẽ tuy không phải là điều
kiện tiên quyết khi quyết định cho vay nhƣng TSBĐ có thể hạn chế đƣợc phần nào
rủi ro cho khoản vay đó. Khi bên vay không còn đủ khả năng thanh toán thì chính
TSBĐ đó sẽ là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngoài các yếu tố
nhƣ uy tín, khả năng tài chính, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tƣ,... thì trong
thực tế TSBĐ vẫn luôn đƣợc xem là một trong những điều kiện quan trọng khi
quyết định một khoản vay của các ngân hàng. Sở dĩ nhƣ vậy là do tình trạng bất cân
xứng thông tin khi ngân hàng không thể tiếp cận đƣợc đầy đủ những thông tin cần
thiết và chính xác từ phía bên vay vốn, cũng nhƣ dự án/phƣơng án vay vốn. Tuy
nhiên, dù đã có TSBĐ, nhƣng nếu rủi ro xảy ra, khi ngân hàng buộc phải xử lý
TSBĐ để thu hồi vốn thì công tác này cũng không hề đơn giản. Thực tiễn cho thấy,
việc thực hiện công tác này vẫn tồn tại không ít những khó khăn, vƣớng mắc, từ cả
phía ngân hàng, bên vay vốn lẫn những bất cập từ hệ thống pháp luật gây chậm trễ,
tốn kém khiến công tác thu hồi vốn kém hiệu quả ảnh hƣởng xấu đến hoạt động
chung của các NHTM. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nâng cao hiệu
quả công tác xử lý TSBĐ. Coi đây là công việc quan trọng, thực hiện thƣờng xuyên,
liên tục, đảm bảo chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao. Hạn chế tối đa
những tổn thất có thể xảy ra, tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao uy tín và lợi thế
cạnh tranh của ngân hàng.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Bạc Liêu (BIDV Bạc Liêu) là một trong những tổ chức tín dụng có thị phần lớn