Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
27.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1592

Xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

QUÁCH THỊ GIANG

XỬ LÝ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

XỬ LÝ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Định hướng ứng dụng

Cn: 08380103

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tiến

Học viên : Quách Thị Giang

Lớp : Cao học luật, Phú Yên Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và

nghiên cứu của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của

TS. Nguyễn Văn Tiến. Các thông tin, Bản án được trích dẫn trong Luận văn là

trung thực và chính xác, tác phẩm chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức

nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Quách Thị Giang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015

GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng

THADS Thi hành án Dân sự

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. XỬ LÝ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ BẤT ĐỘNG

SẢN.............................................................................................................................7

1.1. Xử lý tài sản chung của vợ chồng là nhà ở..................................................7

2.2. Xử lý tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất..........................16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................25

CHƯƠNG 2. XỬ LÝ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN ....

...................................................................................................................................26

2.1. Xử lý tài sản chung của vợ chồng là tiền ...................................................26

2.2. Xử lý tài sản chung của vợ chồng là vật ....................................................31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................41

KẾT LUẬN..............................................................................................................42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thi hành án dân sự là hoạt động đưa các bản án, quyết định về dân sự của

Tòa án ra thi hành trên thực tế nhằm hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp pháp của

người được thi hành án đã được xác định trong bản án, quyết định. THADS đóng

vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người dân vào Tòa án và hệ

thống tư pháp nói chung, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền tiếp cận công

lý và quyền được xét xử công bằng. Ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới

hoạt động THADS được xem là một trong những hoạt động quan trọng, thu hút

được sự quan tâm to lớn của người dân, bởi kết quả đạt được của hoạt động

THADS là những tác động mạnh mẽ tích cực mang lại niềm tin cho người dân. Vì

vậy, những quy định liên quan đến luật này luôn có những ảnh hưởng lớn đến đời

sống xã hội của một quốc gia.

Trong rất nhiều vấn đề được ghi nhận trong Luật THADS, thì vấn đề xác

định và xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người

khác để thi hành án dân sự, là một nội dung nhận được sự quan tâm của các chuyên

gia pháp luật, cũng như những người đang làm công tác thực tiễn công tác thi hành

án dân sự. Thực tiễn cho thấy, việc kê biên tài sản để thi hành án thường rất khó

khăn và phức tạp. Đặc biệt đối với việc kê biên tài sản của người phải thi hành án

trong khối tài sản chung với người khác. Trong đó có việc xử lý, kê biên tài sản

chung của vợ chồng để THADS. Hiện nay, khi một bên vợ hoặc chồng tự mình thực

hiện giao dịch không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch

khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng ngày càng nhiều. Nên dẫn đến

việc một bên vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản theo bản án,

quyết định của Tòa án nhưng bản thân họ không có tài sản riêng để đảm bảo nghĩa

vụ thi hành án. Và hầu hết tài sản của người phải thi hành án đều nằm trong khối tài

sản chung của vợ chồng. Để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của bên vợ, chồng, cơ

quan THADS bắt buộc phải xử lý phần tài sản của người phải thi hành án có trong

khối tài sản chung vợ chồng.

Việc xác định phân chia, xử lý tài sản chung, riêng của vợ chồng để thi hành

án trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án rất quan trọng. Đa số tài sản kê biên để

thi hành án là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thuộc sở hữu chung của

2

vợ chồng, nhưng người phải thi hành án chỉ là vợ (hoặc chồng). Trong quá trình

phân chia tài sản chung của vợ chồng để thi hành án, sau khi phân chia một bên vợ

hoặc chồng (người phải thi hành án) lại không đủ tài sản để thi hành án, gây thiệt

thòi cho người được thi hành án.

Các quy định pháp luật về việc xử lý tài sản chung trong THADS được quy

định tại Điều 74 Luật THADS, Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18

tháng 7 năm 2015, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18

tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật THADS. Theo đó, việc xử lý và trách nhiệm của các bên liên quan

trong vấn đề xác định tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thời, quy định về quyền ưu

tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu

chung. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, quá trình xử lý tài sản chung của người

phải thi hành án với người khác để đảm bảo thi hành án còn phát sinh một số vấn đề

khó khăn, vướng mắc, dẫn đến việc chấp hành viên gặp nhiều khó khăn trong việc

thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án, quyết định. Từ đó, làm giảm hiệu lực

các phán quyết của Tòa án, làm giảm niềm tin đối với xã hội và người dân về tính

nhất quán cũng như lẽ công bằng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn

đề có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.

Bởi vậy, việc nghiên cứu về vấn đề xử lý tài sản chung vợ chồng của cơ quan

THADS trong quá trình tổ chức thi hành án dưới góc nhìn của Luật hôn nhân và gia

đình, việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ về tài sản

của vợ chồng sau khi một bên phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo Quyết định,

Bản án của Tòa án có là hết sức cần thiết. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Xử

lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự ” để làm đề tài nghiên cứu cho

luận văn thạc sỹ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến việc xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự có

các công trình đề cập như sau:

- Vũ Thị Hồng Yến (2017), Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo

quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb: Chính trị Quốc gia sự thật. Tác giả

xây dựng chuyên đề rất hay, giải quyết cụ thể, chi tiết từng vấn đề, cũng như đưa ra

3

những đề xuất hay nhưng liên quan đến việc xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi

hành án dân sự vẫn chưa được nhiều.

- Tổng cục Thi hành án dân sự (2016) “Tài liệu tập huấn nghiệp vụ thi hành

án dân sự” do Tổng cục thi hành án biên soạn tài liệu này cũng đã khẳng định thời

điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê mà trên đất có

nhà ở và các công trình gắn liền với đất nếu chưa được cấp giấy chứng nhận tài sản

và nhà gắn liền với đất thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa

chính (có minh họa tình huống cụ thể trong thực tiễn). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy

nhiều trường hợp người phải thi hành án đã chuyển nhượng cho người khác và đã

được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng vẫn bị chấp

hành viên kê biên, xử lý tài sản. Do đó, bất cập này cần phải được xem xét lại cho

phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở, luật công chứng.

- Hoàng Thị Thanh Hoa “Bàn về việc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của

người phải thi hành án trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự hiện

hành”. Công trình này, tác giả nghiên cứu về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung

của người phải thi hành án với người khác. Cụ thể, Chấp hành viên phải làm gì khi

chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải

thi hành án trong khối tài sản chung và trường hợp đã xác định được phần sở hữu của

các chủ sở hữu chung. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra hướng giải quyết khi xử lý đối

với tài sản này được thực hiện như thế nào sau khi phân định các loại tài sản. Tác giả

cho rằng thời hạn tối đa để khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản thuộc sở

hữu chung là 45 ngày là quá dài và vấn đề ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung.

- Phạm Thị Đào (2016), “Một số giải pháp khắc phục án dân sự tồn đọng”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề tháng 3/2016), tr.48-51, 55. Bài viết

nêu ra những khó khăn trong công tác THADS dẫn đến án tồn đọng, kéo dài, qua đó

tác giả đã đưa các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

- Lê Doãn Lâm (2017), “Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự và

những bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề số

9/2017, tr.12-13. Bài viết nêu khái quát mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành

án với Ban chỉ đạo THADS, với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Lực

lượng công an trong hoạt động thi hành án nói chung. Rút ra bài học kinh nghiệm,

đưa ra một số kiến nghị nhưng chưa nêu ra được những bất cập, hạn chế cũng như

đi sâu vào trách nhiệm phối hợp trong việc xác minh điều kiện THADS.

4

- Nguyễn Doãn Phương (2016), Một số vướng mắc khi áp dụng các biện

pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số

8(293), tr. 41-45. Trong bài viết, tác giả giới thiệu nội dung quy định tại Điều 71

của Luật THADS về các biện pháp cưỡng chế THADS, chỉ ra những khó khăn,

vướng mắc của từng biện pháp cưỡng chế và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả

áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong THADS.

- Phạm Công Ý (2017), “Áp dụng điều luật nào trong kê biên, xử lý tài sản

của người phải thi hành án trong khối tài sản chung về người khác để thi hành án”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề số 9/2017, tr. 30 - 32. Trong bài viết

này tác giả bình luận về việc áp dụng cơ sở pháp lý của Luật THADS đối với hoạt

động kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với

người khác để thi hành án.

Các công trình nghiên cứu trên, đã trình bày về THADS theo quy định của

pháp luật, chỉ ra một số vướng mắc, bất cập trong quá trình xử lý tài sản chung của

vợ chồng để thi hành án. Tuy nhiên, đi vào chi tiết việc xử lý thì các công trình này

đề cập chưa sâu và cụ thể. Đó cũng là lý do, tác giả chọn đề tài “Xử lý tài sản

chung của vợ chồng để thi hành án dân sự” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

luật học của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

3.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chính của đề tài là tập trung nghiên cứu các quy định về xử lý tài

sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự theo quy định của Luật THADS, thực

tiễn áp dụng pháp luật, từ đó chỉ ra những bất cập, vướng mắc của quy định pháp

luật và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản chung của vợ

chồng để thi hành án dân sự.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản

chung của vợ chồng để thi hành án dân sự, từ đó so sánh với thực tiễn áp dụng pháp

luật nhằm chỉ ra những bất cập, vướng mắc về xử lý tài sản chung của vợ chồng để

thi hành án dân sự.

5

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản chung của vợ

chồng để thi hành án dân sự bằng các nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định

trong Luật THADS và văn bản liên quan.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về xử lý tài sản

chung của vợ chồng để thi hành án dân sự theo quy định của Luật THADS. Luận

văn cũng nghiên cứu về thực tiễn áp dụng, chỉ ra bất cập và đề xuất các giải pháp

hoàn thiện pháp luật.

4.2. Phạm vi không gian

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự

Việt Nam hiện hành theo quy định của Luật THADS và một số quy định của pháp

luật có liên quan về xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự.

4.3. Phạm vi thời gian

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

hiện hành về xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự theo quy định

của Luật THADS có hiệu lực đến nay và một số quy định có liên quan về xử lý tài

sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự.

5. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về về xử lý

tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện

hành. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn, ất cập và đưa ra một số kiến nghị

nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý tài sản chung của vợ chồng để

thi hành án dân sự.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong hai chương

của luận văn để phân tích về quy định của pháp luật, thực tiễn thi hành về về xử lý

tài sản chung của vợ chồng để thi hành án dân sự.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng khi so

sánh các quy định của pháp luật về xử lý tài sản chung của vợ chồng để thi hành án

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!