Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và ứng dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về các nội dung kiến thức thuộc chủ đề “quần xã sinh vật”, “hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường” - phần sinh thái học - sinh học 12 - thpt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA SINH
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Xây dựng và ứng dụng ngân hàng câu hỏi Trắc nghiệm
khách quan về các nội dung kiến thức thuộc chủ đề
“Quần xã sinh vật”, “ ệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ
môi trƣờng” - phần Sinh thái học - Sinh học 12 - THPT
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Trâm
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trƣờng
Ngƣời hƣớng dẫn : Trƣơng Thị Thanh Mai
à Nẵng, tháng 5/ 2013
LỜ CAM OAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả khóa luận
(Kí và ghi rõ họ tên)
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hƣớng dẫn: Thạc sĩ Trƣơng Thị
Thanh Mai đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Sinh - Môi
trƣờng đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá
trình học tập tại trƣờng và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận em còn nhận đƣợc rất
nhiều sự động viên và giúp đỡ từ phía gia đình, ngƣời thân và tập thể các bạn
trong lớp. Do đó, kết quả cũng nhƣ tính khả dụng của bài luận văn này trong
thực tế là lời cảm ơn sâu sắc nhất em gửi tới mọi ngƣời và là nguồn động lực
để em có thể tự tin vào các kiến thức mình đã thu đƣợc sau tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài........................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài...................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 4
1.1. Tổng quan về cơ sở lí luận của việc KTĐG........................................... 4
1.1.1. Khái niệm KTĐG............................................................................ 4
1.1.2. Vị trí, chức năng của KTĐG........................................................... 5
1.1.3. Bản chất, ý nghĩa của việc KTĐG .................................................. 6
1.1.4. Những nguyên tắc trong KTĐG [11].............................................. 8
1.1.5.Các mức độ về nhận thức áp dụng cho bài KTĐG [9] .................... 9
1.1.6. Quy trình của việc KTĐG [12]..................................................... 13
1.1.7. Các yêu cầu của việc KTĐG [9]................................................... 13
1.2. Tổng quan về cơ sơ lí luận của TNKQ ................................................ 15
1.2.1. Khái niệm về phƣơng pháp trắc nghiệm....................................... 15
1.2.2. Khái niệm về phƣơng pháp TNKQ............................................... 16
1.2.3. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế câu hỏi TNKQ [1]...................... 22
1.2.4. Vai trò của TNKQ trong dạy - học và KTĐG .............................. 23
1.2.6. Cơ sở của việc xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi TNKQ [5].......... 28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 30
2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ..................................................... 30
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 30
2.1.2. Khách thể nghiên cứu.................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 30
2.3.1. Nghiên cứu lí thuyết...................................................................... 30
2.3.2. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia .............................................. 31
2.3.3. Nghiên cứu thực nghiệm............................................................... 31
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lí số liệu......................................... 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..................................................... 34
3.1. Kết quả phân tích chƣơng trình Sinh thái học, xác định mục tiêu của
KTĐG.......................................................................................................... 34
3.1.1. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh thái học - Sinh học 12 -
THPT....................................................................................................... 34
3.1.2. Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức thuộc chủ đề “Quần xã sinh
vật”, “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trƣờng” - phần Sinh thái
học – Sinh học 12 – THPT...................................................................... 35
3.2. Kết quả xây dựng ngân hàng câu hỏi................................................... 38
3.2.1. Trƣớc thực nghiệm sƣ phạm......................................................... 38
3.2.2. Sau khi thực nghiệm sƣ phạm....................................................... 39
3.3. Kết quả thực nghiệm hiệu quả nâng cao khả năng tự học, tự ôn tập của
HS................................................................................................................ 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 54
1. Kết luận ................................................................................................... 54
2. Kiến nghị................................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 56
PHỤ LỤC........................................................................................................ 58
PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 2..................................................................................................... 61
PHỤ LỤC 3................................................................................................... 104
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KTĐG : Kiểm tra đánh giá
MCQ : Multiple choice questions (Câu hỏi Trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn)
PPDH : Phƣơng pháp dạy học
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
TNTL : Trắc nghiệm tự luận
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
1.1. So sánh ƣu nhƣợc điểm của TNKQ và TNTL 25
1.2.
Các trƣờng hợp thích hợp để sử dụng TNTL và
TNKQ trong KTĐG
26
3.1.
Phân phối cấu trúc và nội dung kiến thức thuộc chủ
đề “Quần xã sinh vật”, “Hệ sinh thái, sinh quyển và
bảo vệ môi trƣờng” - phần Sinh thái học - Sinh học
12 – THPT
36
3.2.
Phân phối mục tiêu cần đạt đƣợc về kiến thức giữa
CTCB và CTNC
37
3.3. Bộ câu hỏi TNKQ đã xây dựng đƣợc 39
3.4.
Thống kê chi tiết độ khó (FV) của 80 câu hỏi TNKQ
đã tiến hành thực nghiệm ở trƣờng THPT Hòa Vang
40
3.5.
Thống kê chi tiết độ phân biệt (DI) của 80 câu hỏi
TNKQ đã tiến hành thực nghiệm ở trƣờng THPT
Hòa Vang
41
3.6.
Thống kê chi tiết độ tin cậy của 80 câu hỏi TNKQ đã
tiến hành thực nghiệm ở trƣờng THPT Hòa Vang
42
3.7. Ma trận ngân hàng câu hỏi TNKQ 45
3.8. Ma trận câu hỏi theo trình độ trung bình (15’) 51
3.9. Ma trận câu hỏi theo trình độ khá (15’) 51
3.10. Ma trận câu hỏi theo trình độ trung bình (45’) 52
3.11. Ma trận câu hỏi theo trình độ khá (45’) 52
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
1.1. Sơ đồ vị trí của KTĐG trong quá trình dạy - học 5
1.2. Quy trình của việc KTĐG 13
1.3. Lƣu đồ xây dựng bộ đề thi TNKQ 27
1
MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, giáo dục đƣợc xác định là một động lực thúc đẩy, là điều kiện
cơ bản đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra, ngoài việc
hoàn thiện một khối lƣợng tri thức khoa học, đổi mới nội dung cần phải
không ngừng đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH), đổi mới kiểm tra đánh
giá (KTĐG)…Điều 29, mục II - Luật Giáo dục - 2005 đã nêu rõ: "Chương
trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến
thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả
giáo dục đối với mỗi môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ
thông". Vai trò của KTĐG trong tiến trình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng
cao chất lƣợng đào tạo đã đƣợc khẳng định nhƣ một chiến lƣợc, một chính
sách giáo dục quốc gia. Có thể nói việc KTĐG là bộ phận không thể thiếu của
quá trình dạy học. Thông qua KTĐG trình độ nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo,
phát hiện những sai sót, những lỗ hổng về kiến thức…giáo viên (GV) và học
sinh (HS) tự điều chỉnh hoạt động dạy và học. KTĐG là khâu mở đầu và cũng
là khâu kết thúc của quá trình dạy học này để mở ra một quá trình dạy học
khác cao hơn; đồng thời nó cũng có tác động điều tiết trở lại quá trình đào tạo.
Hƣớng tới yêu cầu KTĐG một cách công bằng, khách quan; ngoài
phƣơng pháp đánh giá bằng quan sát và vấn đáp, còn có hình thức kiểm tra
viết với các hình thức khác nhau nhƣ tự luận, trắc nghiệm khách quan
(TNKQ). Đồng thời, cần chú ý hơn tới việc đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri
thức, quan tâm tới việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
Ngày nay, thi trắc nghiệm đang là một xu thế. Đối với môn Sinh học, kể
từ năm 2007, các kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), tuyển sinh
2
Đại học, Cao đẳng đều 100% sử dụng hình thức trắc nghiệm. Để đạt đƣợc
hiểu quả cao, bên cạnh việc xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm
giúp HS tiếp thu hiệu quả nội dung bài học cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ;
rèn luyện các kĩ năng làm bài...còn cần phải đổi mới PPDH, ôn tập sao cho
phù hợp với hình thức KTĐG này. Các ngân hàng câu hỏi TNKQ về môn
Sinh học 12 đã đƣợc xây dựng nhiều và phổ biến rộng rãi. Tại khoa Sinh –
Môi trƣờng cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc xây dựng ngân
hàng câu hỏi TNKQ nhƣng chủ yếu tập trung ở các nội dung kiến thức về
Tiến hóa, Sinh lí thực vật...còn về nội dung Sinh thái học thì vẫn chƣa đƣợc
nghiên cứu nhiều và kĩ càng.
Ở các trƣờng THPT, việc kiểm tra theo hình thức TNKQ cũng đƣợc phổ
biến nhƣng chủ yếu GV biên soạn câu hỏi một cách tự phát hoặc sƣu tầm.
Các bộ đề này chƣa đƣợc thực nghiệm để đánh giá độ khó, đô phân biệt...;
đồng thời việc phân bố câu hỏi theo các nội dung kiến thức, các mức độ câu
hỏi càng chƣa hợp lí nên hiệu quả KTĐG chƣa cao. Ngoài ra, HS tự ôn luyện
dựa trên các bộ đề cũng đƣợc tiến hành một cách máy móc, nhiều khi HS
không hiểu đƣợc vì sao chọn đáp án A, B C hay D. Vì vậy hiệu quả “học”
thông qua kiểm tra là không cao.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Xây
dựng và ứng dụng ngân hàng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan về các nội
dung kiến thức thuộc chủ đề “Quần xã sinh vật”, “Hệ sinh thái, sinh quyển
và bảo vệ môi trường” - phần Sinh thái học - Sinh học 12 - THPT" nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học, KTĐG và tự học các kiến thức thuộc phần Sinh
thái học".
3
2. Mục tiêu đề tài
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ có gợi ý, hƣớng dẫn trả lời câu hỏi
về các nội dung kiến thức thuộc chủ đề “Quần xã sinh vật”, “Hệ sinh thái,
sinh quyển và bảo vệ môi trƣờng” - phần Sinh thái học - Sinh học 12 - THPT
theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Sinh học 12.
- Xây dựng ma trận câu hỏi nhằm giúp cho GV thuận tiện trong việc
KTĐG.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Khi xây dựng đƣợc ngân hàng câu hỏi TNKQ về các nội dung kiến thức
thuộc chủ đề “Quần xã sinh vật”, “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi
trƣờng” - phần Sinh thái học - Sinh học 12 - THPT sẽ góp phần nâng cao khả
năng tự học, tự KTĐG của HS; đồng thời giúp đỡ GV trong việc ra đề thi, đề
kiểm tra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
4
C ƢƠN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cơ sở lí luận của việc KT
1.1.1. Khái niệm KTĐG
a. Khái niệm kiểm tra [8]
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý định nghĩa kiểm tra là
xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, soát xét
lại công việc, xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần
Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở
cho việc đánh giá.
Nhƣ vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra là
một quá trình nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét lại công việc thực tế
để đánh giá và nhận xét.
Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức nhƣ kiểm tra thƣờng xuyên
(kiểm tra hàng ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chƣơng, hết phần...) và
kiểm tra tổng kết (kiểm tra cuối học kì).
b. Khái niệm đánh giá [8]
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả
công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những
mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải
thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc. Theo
Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý, đánh giá là nhận xét bình phẩm về
giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ
giá trị của một ngƣời hoặc một vật.
Theo Dƣơng Thiệu Tống, đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập,
xử lý kịp thời, có hệ thống các thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục.
Căn cứ vào mục tiêu dạy học, kết quả đánh giá đƣợc sử dụng làm cơ sở cho
những chủ trƣơng, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo. Cũng có
5
thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin
một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục
về phía HS. Đánh giá có thể thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng hay định
tính.
Nhƣ vậy, đánh giá là việc đƣa ra những kết luận nhận định, phán xét về
trình độ HS. Muốn đánh giá kết quả học tập của HS thì việc đầu tiên là phải
kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của HS, sau đó tiến hành đo
lƣờng để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đƣa ra quyết định.
Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS là hai khâu có quan hệ
mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá
thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống
nhất là kiểm tra - đánh giá.
1.1.2. Vị trí, chức năng của KTĐG
a. Vị trí của KTĐG [12]
Việc KTĐG không chỉ diễn ra ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn
giáo dục mà trong cả quá trình. KTĐG ở mỗi thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ
trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn,
chất lƣợng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của KTĐG trong quá trình dạy - học
b. Chức năng của KTĐG [11]
Việc KTĐG nhằm ba chức năng sau:
- Chức năng sư phạm: KTĐG sẽ làm sáng tỏ thực trạng, định hƣớng điều
chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp đạt kết quả tốt hơn.
Mục tiêu
đào tạo
Trình độ xuất
phát của HS
Nghiên cứu
tài liệu mới
KTĐG kết
quả học tập
6
- Chức năng xã hội: KTĐG sẽ giúp cho việc công khai hóa kết quả học
tập của HS trong tập thể lớp, trong trƣờng; báo cáo kết quả học tập giảng dạy
trƣớc phụ huynh HS, trƣớc nhân dân, trƣớc các cấp quản lí giáo dục.
- Chức năng khoa học: KTĐG sẽ giúp cho việc đánh giá, nhận định chính
xác về một mặt nào đó trong hoạt động dạy học, về hiệu quả thực nghiệm một
sáng kiến cải tiến nào đó trong công tác dạy học.
1.1.3. Bản chất, ý nghĩa của việc KTĐG
a. Bản chất của việc KTĐG [12]
Về mặt lý luận dạy học thì kiểm tra thuộc phạm trù phƣơng pháp, nó giữ
vai trò “liên hệ ngƣợc” trong quá trình dạy - học. Từ những thông tin về kết
quả của hoạt động công tác trong quá trình dạy - học mà góp phần quan trọng
quyết định sự điều khiển tối ƣu hoạt động của quá trình (cho cả ngƣời dạy và
ngƣời học).
Trong dạy học, KTĐG là một vấn đề hết sức phức tạp, nếu không cẩn
thận dễ dẫn đến sai lầm. Vì vậy đổi mới PHDH nhất thiết phải đổi mới, cải
cách KTĐG thông qua việc sử dụng sử dụng kỹ thuật tiên tiến, có độ tin cậy
cao; bên cạnh đó còn cần xây dựng công cụ KTĐG cho HS để HS có thể tự
KTĐG kết quả lĩnh hội kiến thức của bản thân mình, từ đó điều chỉnh uốn nắn
việc học tập của bản thân.
Nhƣ vậy, việc KTĐG của ngƣời dạy phải khuyến khích và thúc đẩy đƣợc
sự tự KTĐG của ngƣời học. Hai mặt này phải thống nhất biện chứng với
nhau. KTĐG phải có tác dụng làm cho HS thi đua học tập tốt với chính mình
chứ không phải để ganh đua với ngƣời khác.
b. Ý nghĩa của việc KTĐG [11]
- Đối với học sinh:
Việc KTĐG đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có hệ thống sẽ giúp ích
đƣợc nhiều mặt cho HS:
7
+ Về mặt giáo dƣỡng: Việc KTĐG giúp HS thấy đƣợc: Tiếp thu bài
học ở mức độ nào? Cần phải bổ khuyết những gì? Có cơ hội biết những yêu
cầu của từng phần trong chƣơng trình học tập.
+ Về mặt phát triển: Thông qua việc KTĐG, HS có điều kiện để tiến
hành các hoạt động trí tuệ nhƣ: Ghi nhớ; tái hiện; chính xác hóa; khái quát
hóa; hệ thống hóa; hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức đã học;
phát triển năng lực chú ý; phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo.
Nhƣ vậy, nếu việc KTĐG đƣợc tiến hành tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho HS phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt kiến thức đã
học giải quyết những tình huống thực tế.
+ Về mặt giáo dục: Nếu việc KTĐG đƣợc tổ chức tốt sẽ mang ý nghĩa
giáo dục đáng kể. Việc KTĐG tạo điều kiện thuận lợi cho HS: (1) Hình thành
nhu cầu, thói quen tự KTĐG; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và
ý chí vƣơn tới những kết quả học tập ngày càng cao; đề phòng và khắc phục
tƣ tƣởng sai trái nhƣ “trung bình chủ nghĩa”, tƣ tƣởng đối phó với thi cử; nâng
cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử.
(2) Củng cố đƣợc tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình,
đề phòng và khắc phục đƣợc tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan; phát
huy đƣợc tính độc lập sáng tạo, tránh đƣợc chủ nghĩa hình thức, máy móc
trong kiểm tra.
- Đối với giáo viên:
Việc KTĐG sẽ giúp cho GV có những “thông tin ngƣợc”, từ đó có sự
điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp. Cụ thể nhƣ sau:
+ KTĐG kết hợp theo dõi thƣờng xuyên HS sẽ tạo điều kiện cho
ngƣời GV nắm đƣợc cụ thể và tƣơng đối chính xác trình độ năng lực của từng
HS trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục, từ đó có những biện pháp
giúp đỡ thích hợp, qua đó nâng cao chất lƣợng học tập chung của cả lớp.