Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng Và Thử Nghiệm Chương Trình Giáo Dục Môi Trường Cho Trẻ Mẫu Giáo Ở Lứa Tuổi Từ 4 5 Ở Trường Mầm Non Thái Bình Phường Thái Bình Thành Phố Hòa Bình Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG
-------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI
TRƢỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở LỨA TUỔI TỪ 4 - 5 Ở TRƢỜNG
MẦM NON THÁI BÌNH, PHƢỜNG THÁI BÌNH,
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH
NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ NGÀNH : 306
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Bích Hảo
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thanh Tùng Anh
Mã sinh viên : 1153060290
Lớp : 56A - KHMT
Khóa học : 2011 - 2015
Hà Nội, 2015
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại trƣờng Mầm non Thái Bình,
phƣờng Thái Bình, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các cán bộ, giáo viên tại nơi thực tập.
Đến nay, khoá luận của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng,
các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý môi trƣờng. Đồng thời, tôi xin gửi lời
cảm ơn tới các cán bộ, giáo viên trƣờng Mầm non Thái Bình, đặc biệt là cô
Hiệu trƣởng Hà Thị Kim Oanh và cô Hiệu phó Nguyễn Thị Anh Hải đã giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Cô giáo
Nguyễn Thị Bích Hảo, ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập cũng nhƣ trong thời gian hoàn thiện luận văn.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp
đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian có hạn cùng với kinh nghiệm
bản thân còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hòa Binh, ngày 4 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thanh Tùng Anh
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 2
1.1.Một số khái niệm cơ bản............................................................................. 2
1.1.1. Môi trƣờng .............................................................................................. 2
1.1.2. Giáo dục .................................................................................................. 2
1.1.3. Giáo dục môi trƣờng ............................................................................... 3
1.2.Các cách tiếp cận trong giáo dục môi trƣờng ............................................. 4
1.2.1. Giáo dục về môi trƣờng .......................................................................... 5
1.2.2. Giáo dục vì môi trƣờng........................................................................... 5
1.2.3. Giáo dục trong môi trƣờng...................................................................... 6
1.3.Một số đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi.......................................... 6
1.3.1. Đặc điểm tâm lý ...................................................................................... 6
1.3.2. Đặc điểm nhận thức ................................................................................ 7
1.3.3. Đặc điểm sinh lí ...................................................................................... 8
1.3.4. Đặc điểm thể chất.................................................................................... 9
1.4.Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng mầm non ................................ 10
1.4.1. Vai trò của GDMT trong việc giáo dục trẻ mầm non giải quyết các vấn
đề về môi trƣờng ............................................................................................. 10
1.4.2. Mục tiêu giáo dục môi trƣờng cho trẻ mầm non .................................. 12
1.4.3. Các công trình nghiên cứu khoa học về GDMT cho trẻ lứa tuổi mầm
non ở Việt Nam............................................................................................... 13
1.4.4. Tổng quan về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở độ tuổi mầm non
ở khu vực nghiên cứu...................................................................................... 14
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 16
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 16
4
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu................................................................. 17
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học........................................................... 17
2.4.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp.......................................... 18
2.4.4. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................... 18
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp ..................................................... 20
CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 21
3.1. Địa giới hành chính.................................................................................. 21
3.2. Địa lý tự nhiên.......................................................................................... 21
3.3. Kinh tế ...................................................................................................... 23
3.4. Dân cƣ, dân tộc......................................................................................... 24
3.5. Giáo dục – y tế ......................................................................................... 24
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 25
4.1. Hiện trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng tại trƣờng Mầm non
Thái Bình......................................................................................................... 25
4.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc sử dụng cho việc giáo dục bảo vệ
môi trƣờng....................................................................................................... 25
4.1.2. Hiện trạng tài liệu và phƣơng pháp giảng dạy giáo dục môi trƣờng đang
đƣợc sử dụng trong trƣờng Mầm non Thái Bình ............................................ 26
4.2. Xây dựng và thử nghiệm chƣơng trình giáo dục BVMT cho trẻ 4 – 5 tuổi
trong trƣờng Mầm non Thái Bình................................................................... 30
4.2.1. Đánh giá nhận thức của trẻ về bảo vệ môi trƣờng trƣớc khi thực hiện
chƣơng trình .................................................................................................... 30
4.2.2. Xây dựng và thực hiện chƣơng trình thử nghiệm giáo dục BVMT tại
trƣờng Mầm non Thái Bình ............................................................................ 33
4.2.3. Đánh giá chung kết quả đạt đƣợc sau khi thực hiện chƣơng trình ....... 47
4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình giáo dục
BVMT cho trẻ Mầm non................................................................................. 51
5
4.3.1. Giải pháp cho nhà trƣờng...................................................................... 51
4.3.2. Giải pháp đối với giáo viên................................................................... 52
4.3.3. Giải pháp đối với gia đình..................................................................... 53
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ......................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2.Tồn tại ....................................................................................................... 56
5.3.Khuyến nghị.............................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trƣờng
GDMT Giáo dục môi trƣờng
GDMN Giáo dục mầm non
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 4.1 Danh sách cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên 26
Bảng 4.2 Danh sách học sinh các khối lớp 26
Bảng 4.3 Tình trạng tài liệu giáo dục BVMT cho trẻ 27
Bảng 4.4 Bảng tài liệu đang áp dụng cho giáo viên tại trƣờng
Mầm non Thái Bình
28
Bảng 4.5 Kết quả phỏng vấn giáo viên về đánh giá nhận thức
của trẻ về giáo dục BVMT
30
Bảng 4.6 Kết quả phỏng vấn phụ huynh về đánh giá nhận thức
của trẻ về giáo dục BVMT
32
Bảng 4.7 Kế hoạch thời gian lên lớp của từng hoạt động 34
Bảng 4.8 Tóm tắt quá trình thực hiện chủ đề 1 35
Bảng 4.9 Đánh giá cuối chủ đề 1 37
Bảng 4.10 Tóm tắt quá trình thực hiện chủ đề 2 39
Bảng 4.11 Đánh giá cuối chủ đề 2 41
Bảng 4.12 Tóm tắt quá trình thực hiện chủ đề 3 43
Bảng 4.13 Đánh giá cuối chủ đề 3 44
Bảng 4.14 Tóm tắt quá trình thực hiện chủ đề 4 45
Bảng 4.15 Đánh giá cuối chủ đề 4 46
Bảng 4.16 Kết quả phỏng vấn dành cho giáo viên về ý thức
BVMT của trẻ sau khi thực hiện chƣơng trình
48
Bảng 4.17 Kết quả phỏng vấn dành cho phụ huynh về ý thức
BVMT của trẻ sau khi thực hiện
49
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trƣờng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con ngƣời và
sự phát triển kinh tế văn hóa của một đất nƣớc. Nhƣng ngày nay, cùng với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nƣớc thì
môi trƣờng cũng đang bị tàn phá dẫn đến xuống cấp một cách trầm trọng. Để
đảm bảo cho con ngƣời có một môi trƣờng sống an toàn, lành mạnh là việc
không hề dễ dàng vì nguyên nhân cơ bản của ô nhiễm môi trƣờng là do sự
thiếu hiểu biết, vô ý thức, vô trách nhiệm của chính con ngƣời.
Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc hình thành và
rèn luyện từ rất sớm. Có lẽ thích hợp nhất là lứa tuổi mầm non, việc giáo dục
bảo vệ môi trƣờng giúp trẻ biết những khái niệm ban đầu về môi trƣờng sống
của bản thân mình,biết việc tự chăm sóc bản thân, chăm sóc cây cối, con vật
xung quanh mình, biết đến những việc làm tốt – xấu gây ảnh hƣởng đến môi
trƣờng, biết đễn những hiểm họa sẽ phải đối mặt nếu nhƣ không bảo vệ môi
trƣờng…. Từ đó biết cách sống tích cực hơn với môi trƣờng nhằm đảm bảo sự
phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Nhận thức thấy giáo dục mầm non là ngành học có vai trò quan trọng,
đặt nền móng cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách con ngƣời và là
một sinh viên môi trƣờng, với kiến thức đƣợc trang bị trong nhà trƣờng tôi
thấy việc xây dựng một chƣơng trình giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ là
rất cần thiết nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng và thử nghiệm chương
trình giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo ở lứa tuổi từ 4 - 5 ở
trường Mầm non Thái Bình - Phường Thái Bình - Thành phố Hòa Bình -
Tỉnh Hòa Bình”.
2
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Môi trƣờng
Theo Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam, 2005 thì môi trƣờng bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con ngƣời và thiên nhiên.
Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời nhƣ tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…..
Môi trƣờng theo nghĩa hẹp bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực
tiếp liên quan đến chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
Ví dụ: Môi trƣờng của trẻ trong trƣờng mầm non gồm trƣờng học, lớp học,
cô giáo, sân chơi, đồ dùng, đồ chơi, sân trƣờng, vƣờn rau, vƣờn hoa……
Nhƣ vậy, môi trƣờng rất quan trọng bởi nó là tất cả những gì có xung
quanh chúng ta. Nó vừa là điều kiện, vừa là phƣơng tiện cho ta cơ sở để sống
và phát triển đồng thời nó cũng chính là đối tƣợng để con ngƣời nghiên cứu,
tìm hiểu. Từ đó con ngƣời hiểu nó và tự điều chỉnh hành vi, cách sống, cách
ứng xử của mình sao cho hài hòa, thân thiện với môi trƣờng hơn là tìm cách
chinh phục nó. Mặt khác, con ngƣời phải đƣa ra những biện pháp để bảo vệ
môi trƣờng tránh những tác động xấu làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Bởi
nguyên nhân làm biến đổi môi trƣờng nhiều nhất vẫn là do hoạt động của con
ngƣời, dù là hoạt động phá hoại hay bảo vệ môi trƣờng đều xuất phát từ con
ngƣời. Do vậy con ngƣời cần đƣợc giáo dục môi trƣờng để có ảnh hƣởng tốt
đẹp tới môi trƣờng.
1.1.2. Giáo dục
Theo nghĩa rộng, giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân
cách, đƣợc tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt