Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng kho tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm powerpoint trong dạy học môn lịch sử lớp 5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------
TRẦN THỊ MẪN
Xây dựng và sử dụng kho tư liệu với sự hỗ trợ
của phần mềm PowerPoint trong dạy học môn
Lịch sử lớp 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM TIỂU HỌC
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc giáo dục toàn diện, góp phần
hình thành nhân cách học sinh. Cùng với các môn học như Tiếng Việt, Địa lý, Đạo
đức, Mỹ thuật… thì môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần
rất lớn vào việc bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước
cho học sinh. Bởi vì tri thức lịch sử là một yếu tố của nền văn hoá chung của loài
người và không thể coi giáo dục con người hoàn thành đầy đủ nếu không trang bị cho
học sinh những hiểu biết cần thiết về lịch sử .
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,
công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng, phổ biến nhất là việc sử dụng phần
mềm Microsoft PowerPoint để hỗ trợ việc xây dựng và trình chiếu bài giảng, kho tư
liệu của tất cả các môn học. Đặc biệt, việc ứng dụng phầm mềm này vào xây dựng kho
tư liệu trong môn lịch sử đã mang lại hiệu quả tích cực. Bởi lịch sử là những chuỗi sự
kiện đã xảy ra trong quá khứ mà học sinh không thể phán đoán, suy luận hay tri giác
trực tiếp được. Vì vậy giáo viên cần phải xây dựng kho tư liệu - một công cụ trực quan
quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint. Sẽ
giúp học sinh có sự hình dung cụ thể về quá khứ, cung cấp thêm kiến thức, tạo được
biểu tượng sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, khắc phục tình trạng " hiện
đại hóa kiến thức lịch sử ".
Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm PowerPoint còn giúp ta khắc phục những hạn
chế của hệ thống kênh hình “tĩnh” trong sách giáo khoa, trình chiếu những hình ảnh
động, đoạn phim lịch sử,... góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, lôi cuốn học
sinh vào bài học, phát huy tính tích cực và năng lực tư duy, tưởng tượng của các em.
Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng kho tư liệu trong môn Lịch sử lớp 5 với sự
hỗ trợ của phần mềm PowerPoint chưa được chú trọng quan tâm. Nhiều giáo viên
chưa đầu tư thời gian, công sức vào việc sưu tầm, xây dựng tư liệu lịch sử, còn thiếu
kiến thức về cách thao tác trên phần mềm này nên gặp nhiều khó khăn khi sử dụng,
hoặc có xây dựng kho tư liệu thì chỉ được thực hiện khi có tiết dự giờ.
3
Từ những nhận thức trên và mong muốn nghiên cứu để xây dựng kho tư liệu
phục vụ việc dạy học Lịch sử lớp 5, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Xây dựng và sử
dụng kho tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint trong dạy học môn
Lịch sử lớp 5”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng kho
tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint trong dạy học môn Lịch sử lớp
5. Từ đó đưa ra kho tư liệu đã sưu tầm, qui trình xây dựng kho tư liệu và cách sử dụng
phần mềm PowerPoint để hỗ trợ việc xây dựng, trình chiếu kho tư liệu nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu những cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài như:
+ Vai trò của kho tư liệu trong dạy học môn Lịch sử lớp 5.
+ Đặc điểm, chương trình của môn học Lịch sử lớp 5.
+ Đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học.
+ Tổng quan về phần mềm PowerPoint.
- Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học môn Lịch sử lớp 5, đặc biệt là việc xây dựng và
sử dụng kho tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint.
- Tiến hành sưu tầm và xây dựng kho tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm
PowerPoint.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc xây dựng và sử
dụng kho tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint trong dạy học môn Lịch sử
lớp 5.
- Đề xuất cách sử dụng phần mềm PowerPoint để hỗ trợ việc xây dựng và trình chiếu
kho tư liệu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 5 ở Tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài trong nội dung chương trình của môn Lịch sử lớp 5, đi sâu
vào tìm hiểu việc xây dựng và sử dụng kho tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm
PowerPoint.
4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Lịch sử lớp 5
4.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Việc xây dựng và sử dụng kho tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm
PowerPoint nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử lớp 5.
- Giáo đang giảng dạy khối lớp 5 trường Tiểu học Trần Cao Vân, Lê Lai, Trần
Quang Diệu – Thành phố Đà Nẵng.
- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần Cao Vân – Thành phố Đà Nẵng.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của kho tư liệu trong quá trình
dạy học và biết cách xây dựng, sử dụng chúng với sự hỗ trợ của phần mềm
PowerPoint sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, làm cho bài giảng thêm
sinh động, lôi cuốn học sinh vào bài học, phát huy tính tích cực và năng lực tư duy,
tưởng tượng của các em.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu
Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài, chọn lọc những nội dung quan
trọng làm cơ sở lí luận.
- Phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Tiến hành dự giờ các tiết dạy mẫu của giáo viên trong môn Lịch sử lớp 5, quan
sát tinh thần học tập của học sinh.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu anket
Xây dựng phiếu anket liên quan đến đề tài trên hai đối tượng là GV và HS khối
lớp 5. Mỗi phiếu anket gồm 6-7 câu hỏi, nhằm trưng cầu ý kiến để làm cơ sở thực tiễn
cho đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng trò chuyện
5
Tiến hành trò chuyện, trao đổi ý kiến với một số GV giảng dạy môn Lịch sử lớp
5 về việc lập kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học,… Đặc biệt là việc xây sưu tầm, xây
dựng kho tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Thống kê số lượng chọn các phương án A, B, C, D và điểm số của học sinh làm
phiếu thực nghiệm và tiến hành xử lí các số liệu, tính tỉ lệ % trên các phiếu anket, thực
nghiệm đã phát ra.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng kho tư liệu đã sưu tầm, xây dựng với sự
hỗ trợ của phần mềm PowerPoint và thực dạy ở một lớp 5 trong môn Lịch sử.
- Xây dựng phiếu thực nghiệm, gồm 5-6 câu hỏi có liên quan đến bài học để kiểm
nghiệm hiệu quả dạy học lịch sử khi có sử dụng kho tư liệu. Phiếu thực nghiệm sẽ phát
ở hai lớp: lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, để so sánh, đối chiếu kết quả.
7. Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm 3 phần:
* Phần mở đầu, gồm có các tiểu mục sau:
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học
- Phương pháp nghiên cứu
* Phần nội dung, gồm có 3 chương:
Chương 1: Cở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng kho tư liệu
với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint trong dạy học môn Lịch sử lớp 5.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng kho tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm
PowerPoint trong dạy học môn Lịch sử lớp 5.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
* Phần kết luận và kiến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG VÀ SỬ DỤNG KHO TƯ LIỆU VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM
POWERPOINT TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Tư liệu lịch sử
Có nhiều khái niệm khác nhau về tư liệu lịch sử.
Nhà sử học người Nga Chi-khơmi-rốp cho rằng: “Tư liệu lịch sử là tất cả những
gì còn lại của cuộc sống đã qua”
Rê-bans đã định nghĩa: “ Tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận
thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng
phương diện xã hội ”
Trong phương diện triết học Lapađanhiepxki định nghĩa: “Tư liệu lịch sử là khái
niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể được để thu nhận tri thức của hiện vật
khác ”
Theo phương diện xã hội: “Tư liệu lịch sử là một phương tiện xã hội để bảo tồn
lưu giữ, truyền bá”
Trong Bách khoa toàn thư: “Tư liệu lịch sử là những gì phản ánh trực tiếp quá
khứ ( chỉ là những tư liệu nào ra đời gần với thời gian xảy ra sự kiện ấy, gần với nơi
xảy ra sự kiện đó thì mới được gọi là tư liệu lịch sử. Trước đó và sau đó không được
gọi là tư liệu ) ”
Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể
hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ
xã hội nhất định, có sự tác động của bàn tay con người, các hiện tượng tự nhiên không
được gọi là tư liệu lịch sử.
Trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng, GV
cần xây dựng và sử dụng kho tư liệu để nâng cao chất lượng học tập cho HS. Kho tư
liệu lịch sử bao gồm: kênh chữ, kênh hình, đoạn phim, các mô hình, mẫu vật,… có liên
quan đến nội dung bài học, phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
7
- Phần mềm PowerPoint
PowerPoint là một phần mềm trình diễn mạnh của bộ Microsoft Office-một
phương tiện hữu hiệu, phổ biến của công nghệ thông tin để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học đối với tất cả các môn, đặc biệt là môn Lịch sử. Phần mềm này đã được
cài sẵn ở phần lớn các máy tính, có khả năng tích hợp cao các chức năng nghe-nhìn
của nhiều phương tiện trước đây.
Để giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, tránh tình trạng hiện đại hóa lịch
sử, sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint trên máy tính và đèn chiếu đa chức năng sẽ
cho chúng ta trình chiếu những hình ảnh, hiệu ứng sinh động, những đoạn phim tư liệu
hiện thực,... góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử.
1.1.2. Một số vấn đề về kho tư liệu trong dạy học Lịch sử lớp 5
1.1.2.1. Phân loại kho tư liệu trong dạy học Lịch sử lớp 5.
Có thể phân loại kho tư liệu ra thành 3 loại:
+ Kênh chữ
Là những phần chữ viết bao gồm bài viết chính cho tiết học có trong SGK như
nội dung bài học, hệ thống câu hỏi, bài tập, tóm tắt, chú thích… và những phần khác
mà GV thu thập thêm từ bên ngoài có liên quan đến bài học.
+ Kênh hình
Chỉ tất cả tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ, bản đồ… có trong SGK và những tranh
ảnh, hình vẽ, lược đồ, bản đồ có liên quan, mà GV sưu tầm để phục vụ cho tiết dạy.
+ Đoạn phim ( đoạn video)
Là những đoạn phim tài liệu lịch sử có liên quan đến nội dung bài học.
Ngoài ra còn có các mô hình, vật thật có liên quan đến nội dung bài học cũng
được giáo viên sử dụng vào trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 5.
1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của kho tư liệu trong dạy học Lịch sử lớp 5.
Trước kia môn Lịch sử thường được coi là "môn học khô khan, chán ngắt"
nhưng với sự đổi mới trong phương pháp dạy học, phương tiện trực quan... môn học
này đã trở nên thu hút nhiều HS học tập. Để các em có thể nhanh chóng hiểu bài và
nhớ lâu, khắc sâu kiến thức thì đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp khai thác những nội
dung có trong SGK, đồng thời phải biết xây dựng và sử dụng kho tư liệu lịch sử có
liên quan để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học Lịch sử.
8
Trong tài liệu “ Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở Trường phổ thông”
(năm 2002), có đề cập đến tỷ lệ của kết quả lưu trữ trí nhớ của HS khi sử dụng các
phương pháp dạy học như sau:
Bảng 1.1 – Kết quả lưu trữ trí nhớ của học sinh khi sử dụng các phương
pháp dạy học.
Phương pháp Sau 3 giờ Sau 3 ngày
1 30% Lời nói 10%
2 60% Hình ảnh 20%
3 80% Lời và hình 70%
4 90% Lời, hình và hành động 80%
5 99% Tự phát hiện 90%
Như vậy 3 phương pháp: Lời và hình; Lời, hình & hành động; Tự phát hiện là
những phương pháp đạt kết quả cao giúp HS hiểu kĩ, nhớ lâu các tri thức.
Với những dẫn chứng trên ta có thể khẳng định hệ thống tư liệu có vai trò rất
quan trọng trong quá trình thu nhận tri thức của HS. Chúng có tính trực quan cụ thể rất
cao & luôn chứa một nguồn tri thức lớn. Kho tư liệu là công cụ quan trọng trong quá
trình dạy học của GV và HS, giúp HS nâng cao, mở rộng tầm hiểu biết của mình khi
xem xét, khai thác chúng, góp phần làm cho giờ học thêm hấp dẫn, sinh động. Được
thể hiện cụ thể như sau:
- Đối với giáo viên
Việc sử dụng kho tư liệu trong quá trình giảng dạy sẽ giúp cho GV rất nhiều điều:
+ Tiết kiệm được thời gian lên lớp,
+ Tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS một cách dễ dàng.
+ Giúp GV truyền tải được nguồn kiến thức lớn một cách sinh động.
- Đối với học sinh
Khi được tìm hiểu kiến thức thông qua kho tư liệu sẽ giúp HS hiểu bài nhanh
chóng, nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, thu nhận thông tin về các sự vật, hiện tượng một
cách sinh động, cụ thể, chính xác. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quá
trình, hiện tượng một cách trực quan. Kho tư liệu giúp cụ thể hóa những cái quá trừu
tượng và giúp trừu tượng hóa, đơn giản hóa những kiến thức phức tạp. Trong quá trình
học tập, đôi khi có những sự vật, hiện tượng mà HS không thể hoặc không có khả năng
9
tiếp cận trực tiếp, nhờ có hệ thống tư liệu mà các em có thể thu thập thông tin một
cách rõ ràng, chính xác.
Kho tư liệu góp phần làm sinh động, phong phú nội dung học tập nâng cao hứng
thú học tập cho HS. Ngoài ra nó còn tạo sự chú ý cho HS trong quá trình học tập, góp
phần làm cho giờ học sinh động, đỡ nhàm chán đồng thời làm giảm sự căng thẳng mệt
mỏi của HS trong giờ học.
Kho tư liệu lịch sử đã trở thành phương tiện, công cụ dạy học hữu hiệu giúp HS
tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo. Những hình ảnh, lược đồ, đoạn phim,… đã
giúp các em được ngắm nhìn thực tế một cách sống động cụ thể mà GV khó có thể mô
tả bằng lời. Việc khai thác hệ thống tư liệu giúp phát triển năng lực nhận thức của HS,
đặc biệt là năng lực quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp và góp phần phát triển những
nét tính cách của các em như tính độc lập, tính sáng tạo, tính khám phá khoa học.
Như vậy kho tư liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học của GV và
HS. Người GV cần biết cách xây dựng và sử dụng kho tư liệu lịch sử sẽ tạo ra môi
trường học tập sinh động, luôn cuốn, thu hút sự chú ý của HS, góp phần nâng cao chất
lượng dạy.
1.1.3. Tổng quan về phần mềm PowerPoint
1.1.3.1. Các thao tác cơ bản sử dụng phần mềm PowerPoint
a. Khởi động chương trình PowerPoint và chọn các kiểu trình diễn.
- Việc khởi động chương trình PowerPoint tương tự như các chương trình ứng
dụng khác, nhưng đầu tiên ta phải khởi động máy tính. Chúng ta có thể khởi động
chương trình PowerPoint bằng một trong số các cách sau đây:
Cách 1: Nhấn nút Start trên thanh TaskBar dưới góc trái màn hình, chọn
Programs → Microsoft Office → Microsoft PowerPoint .
10
Cách 2: Nháy kép biểu tượng PowerPoint trên màn hình (nếu trên màn hình đã có
sẵn biểu tượng Microsoft PowerPoint).
- Sau khi đã khởi động PowerPoint, để có đủ các thanh công cụ thiết kế cơ bản
vào, ta vào Menu View vào Toolbars & chọn các chế độ Standard, Formating,
Drawing, Picture và Task Pane. Màn hình PowerPoint sẽ hiển thị như hình dưới. Trên
màn hình chung ta sẽ thấy các thanh công cụ và các nút điều khiển cơ bản:
- Thanh menu: Chứa danh sách các lệnh để thực hiện các chức năng được liệt kê
theo nhóm của PowerPoint. Để chọn một lệnh thực hiện các chức năng, ta chỉ cần
nháy chuột lên nhóm lệnh rồi nháy con trỏ chuột lên tên lệnh và nháy phím chuột trái .
- Thanh công cụ (Tools): Các lệnh thường dùng được gán vào một nút trên thanh
công cụ (mỗi nút tương ứng với một lệnh trên thanh menu). Muốn tìm hiểu các chức
năng của các nút công cụ, ta đặt con trỏ chuột bên cạnh, nó sẽ xuất hiện lời chú giải
ngắn gọn về tính năng của nút này (chú ý không bấm chuột).
- Các nút hiển thị các Slide trên màn hình (Viewbutton): Các nút này cho phép
nhanh chóng chuyển sang các chế độ hiển thị khác nhau của PowerPoint để người thiết
kế có thể xem và điều chỉnh. Tất cả các nút này đều hiển thị ở cuối góc trái của màn
hình, ta chỉ cần đưa con trỏ chuột vào đó (không bấm), nó sẽ hiển thị lên.
+ Slide view: Hiển thị các slide như trình chiếu trên màn hình
+ Outline view: Hiển thị các slide dưới dạng đề cương
+ Slide Sorte view: Hiển thị các Slide trên cùng một màn hình, giúp chúng ta có
thể xem qua toàn bộ, tổng thể các slide trước khi trình chiếu.
+ Slide Show: Trình chiếu các slide trên màn hình.
- Thanh cuộn (Scroll): Để xem nội dung khi chúng ta làm trên màn hình, ta dùng
thanh cuộn màn hình lên hoặc màn hình xuống để xem các trang slide.
11
Ngoài ra, PowerPoint còn cho phép hiển thị số ký hiệu và tiêu đề của từng bản
chiếu khi ta kéo thanh cuộn lên.
b. Thoát khỏi PowerPoint
Để thoát khỏi chương trình PowerPoint chúng ta chỉ cần bấm nút Close (có biểu
tượng dấu X) ở góc phải màn hình như các chương trình khác.
c. Thêm mới và xoá một Slide.
Sau khi đánh đầy đủ nội dung vào một Slide, chúng ta phải cần thêm một số Slide
mới, tuỳ theo bản thiết kế của giáo án điện tử. Việc thêm một slide mới có nhiều cách,
nhưng có thể tiến hành như sau:
- Đưa con trỏ chuột vào một vị trí muốn chèn Slide mới (hoặc chọn Slide cuối
cùng để thêm một Slide mới vào cuối các Slide).
- Mở menu Insert rồi chọn New Slide (cũng có thể nhấn nút New Slide trên thanh
công cụ, hoặc ấn Ctrt + M)
- Hộp hội thoại xuất hiện cho phép chúng ta chọn một mẫu Slide mới ưng ý.
- Bấm OK để hoàn tất việc thêm một slide mới.
Lưu ý: Để đỡ mất thời gian, đồng thời muốn có những slide có cùng mẫu với
slide có sẵn, chúng ta sử dụng copy những slide trước đó, paste vào vị trí cần thêm,
xoá nội dung cũ và đánh nội dung của trang trình chiếu mới vào.
Để loại bỏ một slide nào đó, ta chỉ cần đánh dấu slide cần xoá rồi dùng phím
Delete hay nhấn Ctrl + X. Ngoài ra, cũng có thể xoá bằng cách bấm chuột trái lên biểu
tượng “Slide sorter view” ở góc trái màn hình, chọn slide cần xoá bằng cách nhấn
chuột phải lên slide đó, chọn Delete và nhấn OK.
d. Lưu bản trình diễn vào máy tính (Save).
Sau khi đã nhập các văn bản vào các slide, hoặc sau mỗi lần chỉnh sửa, GV nên
ghi vào máy để tránh sự cố do mất điện hoặc treo máy, . . . Lần đầu tiên ghi bản trình
chiếu vào chương trình PowerPoint được thực hiện như sau:
- Mở File trên thanh Menu, chọn Save (cũng có thể bấm đồng thời Ctrt và S trên
bàn phím, hoặc kích chuột vào nút Save trên thanh công cụ).