Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1826

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ

TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 11 CHƯƠNG

TRÌNH CƠ BẢN

Khóa luận tốt nghiệp sư phạm

Sinh viên thực hiện : Trương Thị Loan

Lớp :14SHH

Giáo viên hướng dẫn: TS Ngô Minh Đức

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA HOÁ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Trương Thị Loan Lớp: 14SHH

1. Tên đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần

hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản”.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và điều tra thực trạng việc dạy học hóa học cũng như tình

hình sử dụng BT để hỗ trợ HS tự học.

- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng HTBT gồm:

Nguyên tắc xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học.

Quy trình xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học.

Phương pháp xây dựng BT hỗ trợ HS tự học.

- Tuyển chọn và biên soạn BT mới để xây dựng HTBT phần hóa học vô cơ lớp 11

chương trình cơ bản trường THPT có tác dụng hỗ trợ HS tự học.

- Nghiên cứu các biện pháp sử dụng HTBT hóa học có tác dụng hỗ trợ HS tự học

trong dạy học hóa học ở trường THPT.

3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Minh Đức

4. Ngày giao đề tài: 22/07/2017 Ngày hoàn thành: 20/4/2018

Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ, tên) (Kí và ghi rõ họ, tên)

PGS. TS. Lê Tự Hải TS. Ngô Minh Đức

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày tháng 04 năm 2018

Kết quả điểm đánh giá …………

Ngày tháng năm 2018

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

LỜI CÁM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng

đối với bản thân tôi vì trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi có điều kiện tổng

hợp và củng cố lại những kiến thức đã được học cũng như đúc kết lại một số kinh

nghiệm tôi đã có trong quá trình giảng dạy.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản

thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và người thân.

Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến:

- Tiến sĩ Ngô Minh Đức, thầy đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quý

báu, luôn động viên tôi trước những khó khăn khi thực hiện đề tài và giúp đỡ tôi rất

nhiều trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận.

- Bạn bè đã hỗ trợ tôi về chuyên môn, góp ý cho tôi khi tiến hành giảng dạy và

cả khi tôi gặp khó khăn về thời gian trong quá trình tìm tài liệu tham khảo.

- Xin gửi đến ba mẹ tôi lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, những người luôn ở

bên động viên, khuyến khích giúp tôi có đủ nghị lực vượt qua những khó khăn trong

suốt quá trình làm khóa luận của mình.

Dù đã cố gắng hết sức, nhưng với thời gian và khả năng còn hạn chế, khóa luận

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý từ Quý thầy cô

và bạn bè. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu

sắc.

Trương Thị Loan

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2018

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................1

4. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................1

5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................1

7. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2

8. Điểm mới của đề tài..................................................................................................2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC, NĂNG LỰC

TỰ HỌC VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC ..........................................................................3

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .....................................................................................3

1.1.1. Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới...................................................3

1.1.2. Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam ...................3

1.1.3. Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với môn Hóa học.....................................3

1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học..........................................................................4

1.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học .........................................................4

1.2.2. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học ................................................5

1.3. Vấn đề tự học .........................................................................................................6

1.3.1. Khái niệm “tự học” ............................................................................................6

1.3.2. Khái niệm “năng lực” ........................................................................................6

1.3.3. Năng lực tự học...................................................................................................6

1.3.4. Các năng lực tự học cơ bản................................................................................7

1.3.5. Các hình thức tự học...........................................................................................8

1.3.6. Chu trình tự học ..................................................................................................8

1.3.7. Vai trò của tự học trong quá trình học tập.......................................................11

1.3.8. Những biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh...............................11

1.3.9. Đánh giá năng lực tự học của học sinh ............................................................12

1.3.10. Một số yêu cầu học sinh cần có để tự học tốt.................................................13

1.4. Bài tập hóa học.....................................................................................................13

1.4.1. Khái niệm “bài tập hóa học” ...........................................................................13

1.4.2. Tác dụng của bài tập hóa học...........................................................................13

1.4.3. Phân loại bài tập hóa học.................................................................................14

1.4.4. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học ............................................14

1.4.5. Một số lưu ý khi sử dụng bài tập hóa học.........................................................15

1.4.6. Xu hướng phát triển bài tập hóa học hiện nay .................................................16

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...........................................................................................17

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ

HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 11 CƠ BẢN ............................18

2.1. Tổng quan về phần hóa vô cơ lớp 11 cơ bản .......................................................18

2.1.1. Mục tiêu dạy học...............................................................................................18

2.1.2. Dàn ý nội dung phần hóa học vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản ....................19

2.1.3. Phương pháp dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 ...........................................19

2.2. Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học ......................20

2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học ...............................22

2.4. Hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ

bản trường THPT........................................................................................................23

2.4.1. Hệ thống bài tập hỗ trợ tự học chương “Sự điện li”........................................23

2.4.2. Hệ thống bài tập hỗ trợ tự học chương “ Nitơ - Photpho”..............................49

2.4.3. Hệ thống bài tập hỗ trợ tự học chương “ Cacbon - Silic”...............................76

2.5. Sử dụng bài tập hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học .....................................106

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.........................................................................................111

KẾT LUẬN..............................................................................................................112

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................113

PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

BTHH Bài tập hóa học

BT Bài tập

GV Giáo viên

HS Học sinh

HTBT Hệ thống bài tập

NLTH Năng lực tự học

PPDH Phương pháp dạy học

SBT Sách bài tập

SGK Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông

TCHH Tính chất hóa học

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Chu trình tự học ...........................................................................................9

Hình 1.2. Chu trình dạy học.........................................................................................9

Hình 1.3. Sơ đồ chu trình dạy – tự học ......................................................................10

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, một trong những tiêu chí đánh giá sự lĩnh hội kiến thức

hóa học của HS đó chính là kĩ năng vận dụng có hiệu quả các kiến thức hóa học để

giải BTHH. Giải BTHH là phương pháp HS hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi

kiến thức hóa học của mình. BTHH cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường để

giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Muốn rèn luyện

kĩ năng giải BT thì HS phải tự giải BT thường xuyên, giải BT bằng nhiều cách và có

nội dung được nâng cao dần.

Bên cạnh đó, do thời gian dạy học môn hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời gian

ôn tập, hệ thống hoá lý thuyết và giải BT chưa được nhiều, không phải HS nào cũng

đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà GV truyền thụ ở

trên lớp. Vì vậy việc tự học ở nhà của HS là rất quan trọng và cần thiết. Mặt khác,

trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật với sự bùng nổ thông tin như

hiện nay thì mỗi người muốn làm việc tốt đều phải tích cực tự học và tự học suốt đời.

Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về BTHH và cũng có

nhiều công trình được áp dụng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử

dụng HTBT theo hướng hỗ trợ HS tự học vẫn còn là cái mới. Với mong muốn tìm

hiểu và sử dụng hiệu quả các BTHH nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung học

phổ thông, tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh

tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản”.

2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học phần hóa vô cơ lớp 11 (chương trình cơ bản)

đồng thời nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong giai đoạn hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và điều tra thực trạng việc dạy học hóa học cũng

như tình hình sử dụng BT để hỗ trợ HS tự học.

- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng HTBT gồm:

Nguyên tắc xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học.

Quy trình xây dựng HTBT hỗ trợ HS tự học.

Phương pháp xây dựng BT hỗ trợ HS tự học.

- Tuyển chọn và biên soạn BT mới để xây dựng HTBT phần hóa học vô cơ lớp

11 chương trình cơ bản trường THPT có tác dụng hỗ trợ HS tự học.

- Nghiên cứu các biện pháp sử dụng HTBT hóa học có tác dụng hỗ trợ HS tự

học trong dạy học hóa học ở trường THPT.

4. Đối tượng nghiên cứu

Việc xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ HS tự học phần hóa vô cơ lớp 11

(chương trình cơ bản) trường THPT.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Phần hóa vô cơ lớp 11 (chương trình cơ bản).

- Thời gian: Từ 01/09/2017 đến 20/04/2018.

6. Giả thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học, nếu GV biết lựa chọn, xây dựng được một HTBT đa

dạng, khai thác được mọi khía cạnh của kiến thức cơ bản ở các mức độ nhận thức

khác nhau và sử dụng BTHH một cách hợp lý, hiệu quả theo hướng tự học, phù hợp

2

với từng đối tượng HS thì sẽ có tác dụng tốt trong việc phát huy tính tự học chủ động

và phát triển tư duy cho HS, đồng thời giúp HS rèn luyện kĩ năng giải BTHH, từ đó

nâng cao chất lượng của quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tính tự học và PPDH hóa học liên quan đến đề tài

(trong các tài liệu tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học...), các vấn đề về BTHH,

hoá học đại cương, vô cơ, phân tích.

- Nghiên cứu nội dung chương trình, các chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Hoá

học THPT.

- Tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm về BTHH trong các sách báo

tham khảo và trên mạng internet.

- Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được.

8. Điểm mới của đề tài

- Xây dựng HTBT hóa học vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản được sắp xếp theo

từng chương, bài; trình bày phân dạng theo chủ để, theo trình tự từ cơ bản đến phức

tạp, có nhiều BT tương tự. HTBT có nội dung phủ kín chương trình, các dạng BT

phong phú, phù hợp nhiều đối tượng HS và có sự nhấn mạnh những nội dung trọng

tâm trọng điểm.

- Đây là một HTBT đa dạng, đa cấp, có tính kế thừa, đáp ứng yêu cầu của ba

loại trình độ HS trong một lớp học, rất tiện dụng cho cả GV và HS. HTBT có tác

phục vụ đắc lực cho việc dạy và học.

- Đề xuất cách lựa chọn các dạng BT hỗ trợ việc tự học cho HS trường THPT.

- Giúp HS THPT có phương pháp rèn luyện các kĩ năng giải BTHH góp phần

nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong giai đoạn hiện nay.

3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC, NĂNG LỰC

TỰ HỌC VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới

Vấn đề tự học đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử giáo dục trên thế

giới:

John Dewey (1859-1952) phát biểu: “HS là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi

phương tiện giáo dục”. Một loạt các PPDH theo quan điểm này đã được sử dụng:

“Phương pháp hợp tác”, “Phương pháp nêu vấn đề”, “Phương pháp tích cực”. Nói

chung, đây là các phương pháp mà GV đóng vai trò gợi sự chú ý, kích thích HS tự

hoạt động, tự tìm tòi để lĩnh hội kiến thức.

T. Makiguchi, nhà sư phạm nổi tiếng người Nhật Bản, trong những năm 30 của

thế kỷ XX đã cho rằng: “Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và

đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi HS. Giáo dục xét như là một quá trình hướng

dẫn HS tự học’’.

Gần đây, nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề tự học: “Hiểu biết là sức mạnh của

thành công” do Klas Mellander chủ biên đã đề cập đến bí ẩn của việc học, trong đó

nhấn mạnh vai trò của tự học, hướng dẫn 5 bước cần thực hiện để giúp chúng ta dễ

dàng hơn trong quá trình học hỏi.

Trong cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” (Tựa tiếng Anh: I Am Gifted, So

Are You!) của tác giả Adam Khoo xuất bản năm 2008 chứng minh rằng khả năng trí

tuệ tiềm ẩn và sự thông minh sáng tạo của con người vượt xa hơn những gì chúng ta

nghĩ và thường được nghe tới.

1.1.2. Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, danh nhân

văn hóa thế giới từng nói: “Còn sống thì còn phải học” và “về cách học phải lấy tự

học làm cốt”.

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn một tấm gương sáng về tự học ở nước ta cho rằng:

“học bao giờ cũng gắn liền với tự học, tự rèn luyện, coi trọng việc tự học, nêu cao

những tấm gương tự học thành tài”.

Từ lâu, việc khích lệ phát triển NLTH của HS đã được Đảng, Nhà nước quan

tâm, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng về định hướng chiến lược phát triển

giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ: “Đổi mới mạnh

mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện

thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên

tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian

tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào

tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.

1.1.3. Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với môn Hóa học

Hóa học là một môn khoa học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người học

phải có tư duy thích hợp, đó là năng lực quan sát, phân tích các hiện tượng tự nhiên,

năng lực khái quát, tổng hợp thành quy luật và phải có phong cách học tập độc lập

sáng tạo. Để rèn luyện các năng lực này không thể không kể tới vai trò rất lớn của

4

BTHH. Gần đây, có nhiều tài liệu, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về xây dựng hệ

thống BTHH nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS THPT.

 Theo hướng nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng HTBT hóa học đã có

một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành hóa học như:

1. Đặng Thị Thanh Bình (2006), Tuyển chọn và xây dựng HTBT hóa học bồi dưỡng

học sinh khá giỏi lớp 10 THPT (ban nâng cao), Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP

Hà Nội.

2. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển tư duy cho HS thông qua BTHH, Luận án tiến sĩ,

ĐHSP Hà Nội.

3. Đỗ Mai Luận (2006), Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của

HS qua BTHH vô cơ lớp 11- Ban KHTN, Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Hà Nội.

4. Lê Như Nguyện (2009), Rèn trí thông minh cho học sinh thông qua việc giải bài

tập trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học, ĐHSP Vinh.

5. Vũ Anh Tuấn (2003), Xây dựng HTBT hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc

bồi dưỡng HS giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà

Nội.

 Theo hướng nghiên cứu về việc hỗ trợ HS tự học cũng có một số khoá luận

và luận văn thạc sĩ chuyên ngành hóa học như:

1. Trần Thị Thanh Hà (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun

nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học trường trung học phổ

thông, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Tp.HCM.

2. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun

nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT, Luận văn

Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Tp.HCM.

3. Ths. Nguyễn Thanh Thủy (2016), Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên - nhu

cầu thiết yếu trong đào tạo ngành sư phạm, Tạp chí khoa học - đại học Đồng Nai.

Việc tiếp xúc, tìm hiểu các luận văn có cùng hướng nghiên cứu đã giúp tác giả

có nhiều bài học bổ ích trong quá trình thực hiện khóa luận của mình. Và tác giả

nhận thấy rằng, đề tài tìm hiểu về phát triển NLTH được khá nhiều người quan tâm,

nhất là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu và vận dụng vào dạy

học phần hóa học vô cơ lớp 11 chương trình cơ bản cũng chưa có nhiều tác giả

nghiên cứu. Và đặc biệt, việc nghiên cứu xây dựng HTBT hóa học vô cớ lớp 11

chương trình cơ bản cho phù hợp, kích thích được sự đam mê, hứng thú của các HS

góp phần đổi mới PPDH theo hướng phát triển NLTH ít được các tác giả lựa chọn.

1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học

1.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) đã xác định: “Phải khuyến

khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho

HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật giáo dục điều 24.2: “Phương

pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của

HS; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học;

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại

niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Nhưng cho đến nay sự đổi mới PPDH trong nhà

trường phổ thông theo định hướng này chưa được là bao, phổ biến vẫn là cách dạy

thông báo kiến thức sách vở và cách học thụ động.

5

Nguyên nhân của thực trạng này thì nhiều nhưng căn bản là thiếu động lực học

tập từ phía HS. Trong thanh niên, HS hình thành tâm lí thực dụng: không cần học

giỏi, học cao mà cần có chỗ làm được nhiều tiền, không cần rèn luyện theo mục tiêu

phát triển nhân cách toàn diện mà chỉ cần học những kiến thức tối thiểu, cần thiết

cho mục đích kiếm sống. Mặt khác, nhà trường phổ thông hiện tại chưa đáp ứng

được nhu cầu đa dạng, linh hoạt của người học cả về hệ thống, nội dung, phương

pháp, hình thức tổ chức dạy học nên còn làm HS không mấy hứng thú khi đến trường

học.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự thách thức

trước nguy cơ tụt hậu trên con đường hoà nhập khu vực, thế giới bằng sự cạnh tranh

trí tuệ, sự thích ứng với cơ chế thị trường chắc chắn các gia đình và HS sẽ có những

chuyển biến về mục đích, động cơ và thái độ học tập.

Với đối tượng người học như vậy đòi hỏi nhà trường phải thay đổi nhiều nội

dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn học để có những sản phẩm

đào tạo với chất lượng ngày càng cao, cung cấp cho thị trường lao động luôn biến đổi

của xã hội phát triển. Vì vậy giáo dục đã được xác định phương hướng đổi mới đúng

đắn là tăng cường sử dụng PPDH tích cực để phát huy cao độ tính tích cực, chủ

động, độc lập sáng tạo trong nhận thức người học.

1.2.2. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học

- Hướng 1: Tăng cường tính tích cực, tìm tòi sáng tạo, tiềm năng trí tuệ nói

riêng và nhân cách nói chung ở người học, khả năng thích ứng với thực tiễn cuộc

sống luôn đổi mới.

- Hướng 2: Tăng cường khả năng tự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

luôn biến đổi.

- Hướng 3: Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện

đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hoá cá thể cao độ, tiến lên theo nhịp độ

cá nhân.

Hướng 1, 2, 3 để hoàn thiện chất lượng các PPDH hiện có.

- Hướng 4: Liên kết nhiều PPDH riêng rẽ thành tổ hợp PPDH phức hợp.

- Hướng 5: Liên kết PPDH với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại

(phương tiện nghe nhìn, máy vi tính, …) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kỹ thuật.

- Hướng 6: Chuyển hoá phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn

học.

- Hướng 7: Đa dạng hoá các PPDH, cấp học, bậc học, các loại hình trường và

các môn học.

Hướng 4, 5, 6, 7 để sáng tạo những PPDH mới.

Việc đổi mới PPDH hoá học cũng theo 7 hướng nói chung nhưng trước mắt tập

trung vào 2 hướng:

Hướng 1: PPDH hoá học phải đặt người học vào vị trí chủ thể của hoạt

động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện HS tập giải quyết các

vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và

vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo.

Hướng 2: Hoá học là một môn học thực nghiệm, PPDH hoá học phải tăng

cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình

hoá, giải thích chứng minh các quá trình hoá học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!